Thế yếu của Mỹ trong Thượng đỉnh Trump – Tập

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Những thế kỷ trước đây, các hoàng đế Trung Hoa sẽ không bao giờ du hành tới một quốc gia khác để gặp các vị tân vương của nước đó. Thay vào đó, tân vương của các nước láng giềng phải thân chinh đến kinh đô Trung Hoa hoặc cử các sứ thần sang để nhận sắc phong từ Thiên Tử.

Vì vậy, việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý đi hàng nghìn dặm để tới gặp tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Miami thay vì đón tiếp ông Trump tại một thành phố của Trung Quốc cho thấy ở một mức độ nào đó Trung Quốc đang chấp nhận thế yếu của mình trong quan hệ với Hoa Kỳ. Nhưng điều đó có thể thay đổi rất nhanh chóng nếu Hoa Kỳ không nỗ lực để duy trì vị thế bá chủ toàn cầu hiện nay của mình. Continue reading “Thế yếu của Mỹ trong Thượng đỉnh Trump – Tập”

Trump trong mắt người Trung Quốc

Nguồn: Jeffrey N. Wasserstorm, “Trump Through Chinese Eyes”, Project Syndicate, 10/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm ngoái, ông ta có rất nhiều người hâm mộ ở Trung Quốc. Nhưng mức ủng hộ dành cho Trump đã tụt dốc nhanh chóng từ sau đó, bởi vì những phát ngôn – thường là thông qua Twitter của ông ta – về một số vấn đề gặp nhiều tranh cãi, như là Đài Loan và Biển Đông. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên mà quan điểm của Trung Quốc về Mỹ đã xấu đi nhanh chóng như thế.

Sự thay đổi nhanh chóng của dư luận Trung Quốc với Trump gợi nhớ tới những gì đã xảy ra đối với Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson sau khi ông tái đắc cử một thế kỷ về trước. Vào lúc đó, nhiều tri thức Trung Quốc, bao gồm một Mao Trạch Đông trẻ tuổi, đã ngưỡng mộ Wilson, một nhà nghiên cứu chính trị và là cựu chủ tịch của Đại học Princeton. Nhưng vào năm 1919, Wilson ủng hộ Hiệp ước Versailles, với điều khoản cho phép chuyển giao những tô giới cũ của Đức ở tỉnh Sơn Đông cho Nhật, chứ không trao trả lại cho Trung Quốc. Wilson nhanh chóng đánh mất ánh hào quang của mình ở Trung Quốc. Continue reading “Trump trong mắt người Trung Quốc”

Kiềm chế Trung Quốc: Nhiệm vụ bất khả thi?

Tác giả: Ngô Di Lân

Những phát biểu thể hiện lập trường cứng rắn trước Trung Quốc của Donald Trump cho thấy rằng vị tổng thống này dù thiếu nhạy bén về ngoại giao nhưng hoàn toàn đủ tỉnh táo để nhận ra rằng hiện nay Trung Quốc chứ không phải Nga, mới là đối thủ chiến lược số một của Mỹ. Do đó, tuy Trump đã “giết chết” Hiệp định TPP  và Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã tuyên bố chấm dứt chiến lược “xoay trục về Châu Á” mà Obama đã khởi xướng nhưng nhiều khả năng chính quyền Trump vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi những đường lối chính được vạch ra trong chiến lược xoay trục bởi những lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ ở Châu Á vẫn chưa hề thay đổi. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc: Nhiệm vụ bất khả thi?”

Tại sao Trump ‘nhượng bộ’ về vấn đề ‘một Trung Quốc’?

Nguồn: Zhang Baohui, “Why Trump backed down on ‘One China’”, CNN, 13/02/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 10/2, thế giới bất ngờ vì một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Một phát ngôn từ Nhà Trắng mô tả cuộc điện đàm “hết sức thân mật.” Quan trọng nhất với Tập là việc Trump đảm bảo cam kết của Mỹ đối với chính sách “một Trung Quốc”.

Cuộc điện đàm này, cộng với một lá thư từ Trump gửi Tập hai ngày trước, trong đó thể hiện Mỹ mong muốn “một mối quan hệ mang tính xây dựng” với Trung Quốc, đã loại bỏ nhiều những lo âu được tạo nên bởi những phát ngôn trước kia của Trump cho rằng nguyên tắc “Một Trung Quốc” có thể được đàm phán lại. Continue reading “Tại sao Trump ‘nhượng bộ’ về vấn đề ‘một Trung Quốc’?”

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ như thế nào?

Nguồn:What might a trade war between America and China look like“, The Economist, 05/02/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump phỉ báng chính phủ Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử, cáo buộc quốc gia này đã thao túng tiền tệ, ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và “lấy đi công việc của chúng ta”. Sự thù địch này không chỉ là chiến lược cho mùa bầu cử. Năm 2012, Trump đã vu cáo Trung Quốc là đã tạo ra khái niệm về sự ấm lên toàn cầu để làm cho sản xuất của Mỹ trở nên kém cạnh tranh. Căng thẳng dâng cao: Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc, đã nhắc nhở giới tinh hoa toàn cầu khi tụ họp tại Davos rằng “sẽ không có quốc gia nào nổi lên như người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại”. Nếu Mỹ nhắm vào thương mại của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ đánh trả lại. Vậy, một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế sẽ có thể diễn ra như thế nào? Continue reading “Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ như thế nào?”