Các điểm nhấn trong cuộc tranh luận tổng thống Trump – Harris

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Kamala Harris đã có một màn trình diễn tự tin đáng ngạc nhiên trong cuộc tranh luận Tổng thống với Donald Trump, khiến ông phải phòng thủ và bỏ lỡ nhiều cơ hội phản công. Tuy nhiên, quyết định của cử tri sẽ không dựa vào ai đã tranh luận tốt hơn.

Trong khi Hà Nội đang mưa xối xả sau cơn bão Yagi, thì cả thế giới đang dõi một trong những sự kiện quan trọng nhất trên chính trường Mỹ: màn tranh luận giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris trên kênh truyền hình ABC (tối 10/9 giờ Mỹ). Continue reading “Các điểm nhấn trong cuộc tranh luận tổng thống Trump – Harris”

Thực hư về sức mạnh làn sóng cực hữu tại châu Âu

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Bất chấp dự đoán của những nhà quan sát, các đảng cực hữu đã không đạt được chiến thắng lớn như mong đợi trong cuộc bầu cử châu Âu. Tuy nhiên, phe cực hữu vẫn gặt hái được nhiều thành công, đặc biệt là tại Pháp.

Bầu cử châu Âu hoạt động thế nào?

Từ ngày 6 đến 9/6, hơn 180 triệu người châu Âu đã bỏ phiếu bầu chọn 720 đại biểu mới của Nghị viện châu Âu (EP). Trụ sở EP toạ lạc tại Strasbourg, Pháp và Brussels, Bỉ. Đây là cơ quan lập pháp của Liên minh châu Âu (EU) với quyền lực đáng kể trong việc đưa ra các quyết định chung cho các quốc gia thành viên EU. Continue reading “Thực hư về sức mạnh làn sóng cực hữu tại châu Âu”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Malaysia

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Cuộc di cư bán dẫn

Đi qua khu công nghệ cao Kulim, ít ai có thể bỏ lỡ cảnh tượng các nhà máy khổng lồ mới xuất hiện hay đang được xây dựng. Nằm cách Penang 30km về phía đông, nơi từng được mệnh danh là “Thung lũng Silicon của phương Đông” trong những năm 1970, người dân ở đây gần như không còn ngạc nhiên khi mỗi năm lại có 2 hay 3 nhà máy mới được khánh thành. Đem lại hàng nghìn công ăn việc làm cho 1,7 triệu người sinh sống tại bang này, cùng với làn sóng kỹ sư từ khắp Malaysia đổ về, không ai phàn nàn về những thay đổi nhanh chóng đang diễn ra trước mắt họ. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Malaysia”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Trung Quốc

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Bước sang thế kỷ 21, ngành bán dẫn toàn cầu đang được định hình bởi cuộc cạnh tranh công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Với vị thế là người đứng đầu ngành truyền thống, Mỹ đang sử dụng mọi vũ khí thương mại trong tầm tay để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc trong ngành. Trong bối cảnh này, Trung Quốc đang phản ứng như nào?

Một chiến trường mới

Hồi tháng 5/2022, khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng năng lực công nghệ sẽ là vấn đề số một trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung, ít ai nhận ra chính quyền Biden sẽ đi xa đến thế nào để đảm bảo vị trí dẫn đầu của Mỹ. Chỉ một vài tháng sau đó, các quan chức “diều hâu” của chính quyền Biden như Cố vấn an ninh Quốc gia Jake Sullivan và Thứ trưởng Thương mại Alan Estevez đã chia sẻ cách Mỹ đối phó với năng lực bán dẫn ngày càng mạnh của Trung Quốc. Ngay sau đó, Biden đưa chính sách của Mỹ đi theo “học thuyết công nghệ Sullivan”, khẳng định tầm quan trọng của việc Mỹ có vị trí dẫn đầu tuyệt đối trước Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ chủ chốt. Sullivan sớm trở thành tiếng nói có quyền lực nhất trong ngành thương mại Mỹ, và ông khẳng định rằng Mỹ sẽ bắt đầu áp dụng phương thức “sân nhỏ và hàng rào cao” trong chính sách Trung Quốc. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Trung Quốc”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Đài Loan

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Sự thành công của TSMC không những khẳng định hòn đảo này đã trở thành “ngôi sao bán dẫn” trong 40 năm qua, mà còn góp phần thay đổi bộ mặt của ngành bán dẫn toàn cầu.

 Phát hiện tương lai nằm ở châu Á

Năm 1955, trong khi đang học tại MIT, một sinh viên trẻ từ Trung Quốc quyết định từ bỏ hy vọng lấy được bằng tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí sau khi trượt kỳ thi hai lần,  anh quyết định thử cơ hội trong thị trường lao động Mỹ, và nhận được nhiều lời mời làm việc. Hai cơ hội tốt nhất đến từ Ford và Sylvania, một công ty linh kiện điện tử nhỏ. Ford đề nghị trả 479 USD mỗi tháng cho một công việc tại trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của tập đoàn này tại Detroit. Mặc dù các nhà tuyển dụng của Ford đưa ra những điều kiện làm việc hấp dẫn, anh vẫn ngạc nhiên khi thấy mức lương này thấp hơn 1 USD so với mức 480 USD/tháng mà Sylvania đưa ra. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Đài Loan”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Hàn Quốc

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Trong khi Nhật Bản hứng chịu “đòn” thương mại từ Mỹ, Hàn Quốc đã nắm bắt cơ hội để vươn lên thành cường quốc hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chip nhớ (memory chip).

Từ kỹ sư phòng thí nghiệm IBM đến “giám đốc điều hành MIC Inc”

Là một kỹ sư trẻ làm việc trong phòng thí nghiệm chất bán dẫn của IBM, Chin Dae-Je đã được tiếp cận và làm quen với các công nghệ tiên tiến nhất của tập đoàn. Do vậy, ông tin rằng IBM sẽ không quá hài lòng khi ông quyết định rời khỏi công ty sau 7 năm làm việc, và trở về Hàn Quốc để giúp phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong nước. Nhưng IBM đã tiễn Chin với những lời động viên và chúc may mắn, cùng với một khoản tiền thưởng trị giá hai tháng lương. “Họ nói với tôi rằng họ cần có một đối thủ mạnh mẽ để phá vỡ thế độc quyền của Nhật Bản trong lĩnh vực chip nhớ,” Chin chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn sau này. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Hàn Quốc”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Nhật Bản

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Sự suy thoái của Nhật Bản từ một cường quốc bán dẫn thành một quốc gia đi sau cho thấy bản chất địa chính trị của ngành công nghệ chủ chốt này ngay từ những năm 1980.

Chuẩn bị phải đối mặt với nguy cơ một quốc gia châu Á vượt qua Mỹ để trở thành nhà sản xuất công nghệ bán dẫn hàng đầu thế giới, Tổng thống Mỹ đã quyết định dựa vào tinh thần chủ nghĩa dân tộc. Ông nói: “Sức khoẻ và sức sống của ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ là điều cần thiết cho khả năng cạnh tranh trong tương lai của Hoa Kỳ. Chúng ta không thể cho phép điều này bị đe doạ bởi các hành vi thương mại không công bằng”. Ngay sau đó, Tổng thống đã công bố các mức thuế rất cao đối với các mặt hàng bán dẫn từ quốc gia châu Á bán vào thị trường Mỹ, và bắt đầu đưa ra một loạt khoản trợ cấp lớn cho các nhà sản xuất vi mạch trong nước. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Nhật Bản”

Javier Milei và tương lai khó đoán của Argentina

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Từ một nhà kinh tế học cấp tiến thành nhân vật chính trong lễ nhậm chức Tổng thống tại Cung Quốc hội Argentina hôm 10/12/2023, sự trỗi dậy nhanh chóng của Javier Milei mở ra một kỷ nguyên mới của  nền chính trị Argentina. Khi ông tuyên bố tham gia chính trường vào năm 2020 với cam kết cải cách toàn bộ hệ thống chính trị, ít ai có thể dự đoán rằng ba năm sau, nhà kinh tế với mái tóc bù xù và cựu bình luận viên truyền hình này có thể trở thành Tổng thống. Continue reading “Javier Milei và tương lai khó đoán của Argentina”

Cuộc chiến của Israel tại các trường đại học Mỹ

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Trong nhiều năm qua, khả năng theo đuổi kiến thức mở và quyền tự do bày tỏ các quan điểm đa dạng của sinh viên đã trở thành một đặc điểm nổi bật của các trường đại học tại Mỹ. Tuy nhiên, một xu hướng đáng lo ngại đang xuất hiện tại các trường đại học danh giá nhất ở đây, có nguy cơ đe doạ các giá trị cốt lõi của quyền tự do học thuật và tự do ngôn luận tại các trường như Harvard, Columbia, hay MIT. Khi xung đột Israel-Hamas đang tiếp diễn, sinh viên khắp nước Mỹ đã có rất nhiều hoạt động ủng hộ Palestine và phản đối chiến dịch quân sự của Israel. Nhưng những sinh viên tham gia vào các tổ chức và các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine liên tục bị đe doạ bởi các nhóm Do Thái và chính trường đại học của họ qua nhiều cách khác nhau, nhằm dập tắt sự ủng hộ Palestine trong khuôn viên các trường Đại học. Continue reading “Cuộc chiến của Israel tại các trường đại học Mỹ”

Henry Kissinger: Hiện thân tiêu biểu của chủ nghĩa Machiavelli

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Kể từ khi Henry Kissinger mất vào tuần trước, đã có rất nhiều bài bình luận về di sản của ông như một trong những nhà ngoại giao, chính khách có ảnh hưởng và gây tranh cãi nhất trong thế kỷ 20. Có người cho rằng Kissinger là một chính khách thành công, đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy lợi ích của Mỹ trong thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh. Một số người khác gọi ông là tội phạm chiến tranh, người đã để lại một di sản đẫm máu với các chính sách dẫn đến chết chóc, đau khổ cho vô số thường dân vô tội, và bất ổn trên khắp thế giới. Và sẽ có những người đứng ở giữa, không hoàn toàn đồng ý với bên nào. Bất chấp quan điểm thế nào, ít ai có thể phủ nhận rằng Kissinger là một trong những nhân vật có ảnh hưởng đặc biệt lớn trong nền chính trị hiện đại, góp phần lớn trong việc định hình chính sách đối ngoại Mỹ trong thời đại cạnh tranh nước lớn. Continue reading “Henry Kissinger: Hiện thân tiêu biểu của chủ nghĩa Machiavelli”

Nakba: Hướng tới khung pháp lý để xóa bỏ ‘thảm họa’ của người Palestine

Tác giả: Rabea Eghbariah | Biên dịch: Phạm Vũ Thiều Quang

Lời giới thiệu của người dịch: Bài viết này được đăng trên The Nation, một tạp chí chính trị và văn hoá hàng đầu của Mỹ vào ngày 21/11, trước khi có thoả thuận tạm ngừng bắn giữa Israel và Hamas. Tác giả là Rabea Eghbariah, một luật sư nhân quyền người Palestine và là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường luật Harvard. Bài viết này về nạn diệt chủng ở Gaza được dự kiến xuất bản trên Tạp chí Luật Harvard (Harvard Law Review, HLR), nhưng bị từ chối vào phút cuối.

Quyết định này, được một biên tập viên nói là chưa từng có trong lịch sử của Tạp chí, xuất phát từ lo ngại của Tạp chí về khả năng tác giả và biên tập viên của HLR bị phản đối, xúc phạm, hoặc quấy rối do đăng tải bài viết. Hành động này đã khiến 25 biên tập viên HLR bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng của chiến dịch đe doạ công khai bởi các nhóm ủng hộ Israel đối với quá trình ra quyết định của HLR. The Nation sau đó đã xuất bản bài viết. Continue reading “Nakba: Hướng tới khung pháp lý để xóa bỏ ‘thảm họa’ của người Palestine”

Triển vọng đen tối của Gaza sau chiến tranh

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Khi tiếng súng im bặt, tên lửa không còn rơi xuống nhà của thường dân, và cuộc chiến kết thúc, bước tiếp theo sẽ là gì? Ai sẽ tiếp quản Gaza, chịu trách nhiệm khôi phục những tàn tích, và giúp hơn 2 triệu dân tại đây vượt qua những đau thương của chiến tranh? Nghĩ về “ngày sau” trong thời chiến là một hành động vô ích khi các bên phải đối mặt với các thử thách ngay trước mắt và mức độ tàn phá vẫn chưa rõ ràng. Nhưng điều này lại cần thiết để các bên tham chiến có thể xác định chiến lược lâu dài của mình và kết cục tốt nhất sẽ là gì – đối với dân thường Gaza, Israel, Mỹ, các quốc gia Ả Rập láng giềng. Chỉ khi đó, họ mới có thể vẽ ra con đường khả thi hướng tới một tương lai dựa trên tầm nhìn này. Continue reading “Triển vọng đen tối của Gaza sau chiến tranh”

Triển vọng giai đoạn tiếp theo của Sáng kiến Vành đai và Con đường

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Hơn một tuần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tập hợp các nhà lãnh đạo thế giới tại một hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh để khởi đầu giai đoạn tiếp theo của Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative, BRI) – một trong những chính sách chủ chốt của chính quyền Tập. Nhưng trong nội dung bài phát biểu khai mạc đầy tham vọng của Tập Cận Bình và các diễn biến của hội nghị, những trở ngại đối với chương trình chính sách đối ngoại sâu rộng này đã trở nên rõ ràng. Continue reading “Triển vọng giai đoạn tiếp theo của Sáng kiến Vành đai và Con đường”

Tác động từ sự trỗi dậy của Phương Nam toàn cầu

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Cuộc chiến tại Ukraine đã phục vụ như một lời nhắc nhở đối với các nhà quan sát phương Tây rằng có một thế giới rộng lớn tồn tại bên ngoài các cường quốc và đồng minh cốt lõi của họ. Thế giới này, chủ yếu bao gồm các quốc gia Châu Phi, Trung Đông, Châu Á, và Mỹ Latinh, đã tránh chọn phe rõ ràng trong cuộc xung đột này. Từ đó, cuộc chiến này đã có một hậu quả bất ngờ – làm nổi bật Phương Nam toàn cầu (Global South) như một nhân tố chính trong bối cảnh địa chính trị thế kỷ 21. Bối cảnh địa chính trị ngày nay không chỉ được xác định bởi những căng thẳng giữa Mỹ và hai cường quốc đối thủ chính là Trung Quốc và Nga, mà còn bởi những quyết định của các cường quốc bậc trung như Việt Nam và Argentina, hay các tiểu cường như Serbia và Kenya. Continue reading “Tác động từ sự trỗi dậy của Phương Nam toàn cầu”