Những sai lầm và hệ lụy của cuộc xâm lược Iraq

iraqw

Nguồn: Robert Harvey, “The World the Iraq war made”, Project Syndicate, 04/08/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bối cảnh mảnh đất của vùng Lưỡng Hà, Iraq và Syria, bây giờ là vùng đất hoang tàn của đau thương và đổ nát, báo cáo điều tra về Iraq, thường được gọi là Bản báo cáo Chilcot (theo tên của Chủ tịch Uỷ ban điều tra, Sir John Chilcot), có mục đích giúp giải thích việc chúng ta đã gặp phải kết cục này như thế nào. Do hiện bản báo cáo đã chi tiết hoá mức độ sai phạm của chính phủ Anh trong cuộc tấn công vào Iraq do Mỹ dẫn đầu năm 2003, những người có dính líu đến những phát hiện trong báo cáo đang sử dụng hai lập luận để bác bỏ nó.

Lập luận đầu tiên, được đưa ra bởi cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, là thế giới sẽ tồi tệ hơn hiện nay nếu Tổng thống Iraq Saddam Husein vẫn còn đang nắm quyền. Lập luận thứ hai là cuộc tấn công vào Iraq có thể thành công, nhưng vì thiếu vắng một kế hoạch hậu chiến, nên những hỗn loạn đã xảy ra sau đó. Continue reading “Những sai lầm và hệ lụy của cuộc xâm lược Iraq”

Ai đang thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh Trung Đông?

saudi-iran-630x350

Nguồn: Robert Harvey, “Who’s Winning the Middle’s East Cold War?”, Project Syndicate, 21/06/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc chiến tranh lạnh đang diễn ra tại vùng chảo lửa của thế giới. Địa chính trị là nhân tố chủ chốt trong cuộc ganh đua phe phái giữa Hồi giáo dòng Shia và dòng Sunni tại Trung Đông, khi Iran đối đầu với Ả Rập Saudi và các đồng minh vùng Vịnh của nước này trong cuộc chiến giành vị thế thống trị khu vực.

Như cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ, trong cuộc xung đột này, hai đối thủ chính không hề giao tranh quân sự trực tiếp, ít nhất là cho tới lúc này. Tuy nhiên cả hai bên đã đối đầu về ngoại giao, ý thức hệ và kinh tế – đặc biệt là trên thị trường dầu mỏ – và thông qua các cuộc chiến tranh ủy nhiệm, chẳng hạn như các cuộc xung đột tại Syria và Yemen. Ít có vấn đề nào tại khu vực Trung Đông mà không thể truy ngược nguồn gốc tới sự cạnh tranh quyền lực giữa Ả Rập Saudi và Iran. Continue reading “Ai đang thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh Trung Đông?”