Vụ án ‘kim cương xanh’ và sóng gió ngoại giao Thái Lan – Saudi Arabia

Tác giả: Phúc Long

Một vụ trộm cách đây 30 năm trong hoàng cung Saudi Arabia đã châm ngòi hàng loạt vụ giết người bí ẩn và cuộc khủng hoảng ngoại giao Thái Lan – Saudi đến tận ngày nay.

Một buổi chiều năm 1989, tên trộm quyết định ra tay trong lúc vợ chồng hoàng tử Faisal của Vương quốc Saudi Arabia vắng nhà để đi nghỉ mát.

Kriangkrai Techamong làm công việc quét dọn trong tòa dinh thự, anh ta biết có 3 trong 4 két sắt chứa nữ trang, đá quý của ông chủ thường xuyên không khóa. Continue reading “Vụ án ‘kim cương xanh’ và sóng gió ngoại giao Thái Lan – Saudi Arabia”

Thế giới hôm nay: 02/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Rắc rối bùng lên ở Hồng Kông khi Trung Quốc kỷ niệm 70 năm quốc khánh bằng cuộc duyệt binh với 15.000 binh sĩ và tên lửa tầm xa trên đường phố Bắc Kinh. Người biểu tình tham gia vào cuộc tuần hành lớn mà họ gọi là “quốc tang” vốn đã bị cấm bởi chính quyền. Các cuộc đụng độ bạo lực đã nổ ra ở một số nơi, không chỉ xung quanh tòa nhà Lập pháp. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và bắn đạn thật lần đầu tiên sau nhiều tháng. Một người biểu tình đã bị bắn vào ngực ở cự ly gần và đang trong tình trạng nguy kịch. Câu hỏi đáng sợ là: lúc nào thì Bắc Kinh sẽ quyết định rằng bạo lực trở nên không thể dung thứ được và bắt đầu đưa quân vào Hồng Kong?

Khủng hoảng chính trị Peru ngày càng sâu sắc khi Tổng thống Martín Vizcarra giải tán quốc hội do phe đối lập lãnh đạo. Phe đối lập đã cản trở tổng thống cố gắng thông qua luật chống tham nhũng trong năm qua. Hỗn loạn xảy đến khi các nghị sĩ lập tức bỏ phiếu đình chỉ ông Vizcarra và đưa phó tổng thống lên thay. Chính phủ nói động thái này không có giá trị vì nó được đưa ra sau khi cơ quan lập pháp đã bị giải tán. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/10/2019”

Tại sao khối Ả Rập ngày càng chia rẽ?

Nguồn: Jasmine M. El-Gamal, “Is Arab Unity Dead?”, Project Syndicate, 12/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong lịch sử, nhiệm vụ thúc đẩy chủ nghĩa đa phương ở Trung Đông thuộc về hai tổ chức: Liên đoàn Ả Rập, một liên minh hợp tác rộng rãi về các vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa, và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), chủ yếu liên quan đến vấn đề kinh tế. Bất chấp sự khác biệt về lịch sử, trọng tâm và thành phần tham gia, cả hai cơ quan này đều có ý định trở thành phương tiện đảm bảo sự thống nhất của khối Ả Rập trong các vấn đề quan trọng – như chống lại Israel – và tránh xung đột giữa các quốc gia thành viên.

Trong nhiều thập niên, cuộc xung đột giữa Israel và Palestine đã giúp tập hợp các quốc gia Ả Rập xung quanh một mục tiêu chung là ủng hộ tư cách nhà nước của Palestine. Nhưng kể từ cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập năm 2011, ba vấn đề gây chia rẽ hơn đã xuất hiện: nhận thức về mối đe dọa từ Iran, sự lây lan của khủng bố khu vực, và sự trỗi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo chính trị. Continue reading “Tại sao khối Ả Rập ngày càng chia rẽ?”

Thế giới hôm nay: 16/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Phiến quân Houthi tại Yemen tuyên bố nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào hai cơ sở thuộc sở hữu Saudi Aramco, công ty dầu mỏ quốc doanh của Ả Rập Saudi. Các vụ tấn công đã làm gián đoạn hơn một nửa tổng năng lực sản xuất dầu của nước này, tương đương 6% sản lượng toàn cầu. Hai vụ tấn công này sẽ tạo bất ổn trên thị trường dầu mỏ và sẽ làm leo thang căng thẳng giữa Iran và Mỹ, nước đổ lỗi cho Tehran về các cuộc tấn công.

Lễ tang cựu tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe đã diễn ra tại sân vận động thể thao quốc gia Harare. Người tham dự chưa đầy một nửa khán đài; hầu hết người dân Zimbabwe quá bận rộn đối phó với tình trạng thiếu nhiên liệu và nước uống nên chẳng có thời giờ thương tiếc sự ra đi của ông. Kế hoạch chôn cất ban đầu dự kiến vào Chủ nhật đã bị hoãn lại vì gia đình ông Mugabe muốn lăng của ông phải được xây dựng xong từ trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/09/2019”

02/07/1990: Đợt hành hương khiến 1.400 người thiệt mạng

Nguồn: Pilgrim stampede kills 1,400, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, một vụ giẫm đạp giữa những người hành hương trong một đường hầm dành cho người đi bộ ở Thánh địa Mecca đã khiến hơn 1.400 người thiệt mạng. Đây là tai nạn nghiêm trọng nhất trong một loạt các sự cố suốt 20 năm, ảnh hưởng mạnh đến việc người Hồi giáo thực hiện chuyến hành hương đến Mecca.

Đối với người Hồi giáo, việc hành hương đến Mecca ở Saudi Arabia được gọi là nghi lễ Hajj. Cuộc hành hương là một trong năm trụ cột của tôn giáo và phải được thực hiện ít nhất một lần trong đời tín đồ, nếu hoàn cảnh cá nhân cho phép họ làm như vậy. Có hơn 2 triệu người thực hiện Haji mỗi năm. Thông thường, những người hành hương tổ chức lễ Al-Adha và ghé thăm nhiều địa điểm linh thiêng trong thời gian lưu trú ở khu Thánh địa. Continue reading “02/07/1990: Đợt hành hương khiến 1.400 người thiệt mạng”

Vụ sát hại Khashoggi và quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Ảrập Xêút

Nguồn: How the killing of Jamal Khashoggi affects Turkish-Saudi relations“, The Economist, 01/11/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Muhammad bin Salman, thái tử Ảrập Xêút, cho biết vào ngày 24/10 rằng không ai có thể chia rẽ vương quốc của ông và Thổ Nhĩ Kỳ, đã có các đồn đoán cho rằng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đồng ý bảo vệ ông khỏi bất kỳ cáo buộc nào liên quan đến vụ ám sát Jamal Khashoggi, một nhà báo Ảrập Xêút. Những gì xảy ra sau đó cho thấy điều ngược lại. Vài ngày sau phát biểu của vị thái tử, một số hãng tin báo cáo rằng các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã cho giám đốc CIA, Gina Haspel, nghe bản thu âm những khoảnh khắc cuối cùng của Khashoggi. Ngay sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu dẫn độ 18 người bị nghi ngờ tra tấn và giết hại Khashoggi bên trong lãnh sự quán của Ảrập Xêút vào ngày 02/10. Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 31/10, công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách vụ việc nói rằng Khashoggi đã bị giết ngay khi ông vào lãnh sự quán, và xác của ông đã bị cắt nhỏ và tiêu hủy. Ảrập Xêút muốn mọi việc chìm xuồng. Erdogan dường như muốn điều ngược lại. Điều này sẽ diễn ra ra sao và động cơ của các bên là gì? Continue reading “Vụ sát hại Khashoggi và quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Ảrập Xêút”

Kỷ nguyên bất định của vấn đề vũ khí hạt nhân

Nguồn: Javier Solana, “A New Era of Nuclear Uncertainty”, Project Syndicate, 11/05/2018

Biên dịch: Phan Nguyên

Với quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran – được gọi chính thức là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) – chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chứng minh một lần nữa quyết tâm hủy bỏ các cấu trúc và thỏa thuận toàn cầu quan trọng. Quyết định này sẽ là một tổn thất lớn đối với thỏa thuận năm 2015, khiến cả thế giới đối mặt với rủi ro.

Giờ đây, các công ty và ngân hàng từ các quốc gia tuân thủ các cam kết theo quy định của JCPOA sẽ bị ảnh hưởng đáng kể do chính mối quan hệ làm ăn hợp pháp của họ với Iran. Nói cách khác, đất nước đang phá vỡ lời hứa của mình đã quyết định trừng phạt những người đã giữ các lời hứa đó. Continue reading “Kỷ nguyên bất định của vấn đề vũ khí hạt nhân”

Iran: Bá chủ không móng vuốt

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Iran, the Hollow Hegemon”, Project Syndicate, 24/01/2018.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các lãnh đạo Israel và Ả Rập đã cảnh báo về sự trỗi dậy của một đế chế Hồi Giáo Shia do Iran lãnh đạo bao trùm phần lớn Trung Đông trong nhiều năm qua. Giờ đây, khi Iran được kết nối với Địa Trung Hải nhờ một hành lang xuyên qua Iraq, Syria, và Lebanon, nhiều lãnh đạo trong số đó đã cho rằng mình đúng. Nhưng những mối lo ngại về một Iran làm bá chủ khu vực thực ra đã bị thồi phồng quá mức.

Không thể phủ nhận rằng Trung Đông là nơi đầy rẫy những xung đột cục bộ, thường bị thúc đẩy bởi những xung khích giữa các lãnh đạo phiến quân. Nhưng một cuộc xung đột lớn không phải là điều có lợi cho bất kỳ một phe phái nào trong khu vực. Điều này đặc biệt đúng với Iran, vì họ không đủ năng lực triển khai sức mạnh quân sự ra ngoài biên giới. Continue reading “Iran: Bá chủ không móng vuốt”

Địa chính trị Trung Đông và việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Nguồn: Joschka Fischer,The New Fulcrum of the Middle East”, Project Syndicate, 23/12/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên chuyển dịch địa chính trị. Nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay thế Mỹ làm cường quốc dẫn đầu thế giới, hay ít nhất là trở thành đối tác trong vai trò lãnh đạo toàn cầu, xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý. Nhưng những động lực vĩ mô từ lâu đã định hình khu vực Trung Đông cũng đang thay đổi, và kể cả ở đây, ảnh hưởng của Mỹ có lẽ cũng đang suy giảm.

Chỉ mới một 100 năm trước, Mật ước Sykes-Picot đã phân chia khu vực Trung Đông giữa Pháp và Anh, và thiết lập những ranh giới quốc gia vẫn còn cho tới ngày nay. Nhưng bây giờ trật tự khu vực đang thay đổi. Continue reading “Địa chính trị Trung Đông và việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel”

Lý giải việc Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Nguồn: Richard N. Haass, “Trump’s Jerusalem Rationale and its Consequences”, Project Syndicate, 13/12/2017.

Biên dịch: Đinh Tỵ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã 50 năm trôi qua kể từ khi kết thúc Chiến tranh 6 ngày – tháng 6/1967, một cuộc xung đột mà đã cùng nhiều diễn tiến đáng kể khác tiếp tục định  hình nên tình trạng bế tắc giữa Israel và Palestine. Sau cuộc chiến, Israel đã giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Bờ Tây, dải Gaza và Jerusalem cộng thêm Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan.

Lúc đó, cộng đồng thế giới xem kết quả quân sự của cuộc chiến chỉ mang tính chất tạm thời. Nghị quyết số 242 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tiền đề cho tiến trình tiến tới một giải pháp ngoại giao cho vấn đề người Palestine vô tổ quốc, được thông qua 5 tháng sau khi cuộc chiến chấm dứt (ngày 22/11/1967 – ND). Tuy nhiên theo lệ thường, những gì được coi là tạm thời đã kéo dài vô tận. Continue reading “Lý giải việc Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel”

Cám dỗ dân tuý tại Ả rập Xê-út

Nguồn: Ishac Diwan, “Saudi Arabia’s Populist Temptation”, Project Syndicate, 15/11/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hầu hết những nỗ lực tìm hiểu xung lực đằng sau cơn địa chấn chính trị đang diễn ra tại Ả rập Xê-út đều tập trung vào phân tích tâm lý của vị Thái tử trẻ tuổi, Mohammed bin Salman. Nhưng cũng có một vài lý do về mặt cấu trúc (xã hội) hình thành nên tư tưởng dân tuý của Thái tử Mohammed. Việc hiểu được các lý do đó là chìa khoá để tìm ra một hướng đi tốt hơn.

Trong quá khứ, sự ổn định chính trị tại Ả rập Xê-út dựa trên 3 thoả hiệp riêng rẽ: giữa nội bộ Hoàng gia; giữa Hoàng gia và giới quý tộc truyền thống; và giữa chính quyền và người dân. Continue reading “Cám dỗ dân tuý tại Ả rập Xê-út”

Trò chơi chiến tranh nguy hiểm của Thái tử Saudi

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, The Saudi Prince’s Dangerous War Games”, Project Syndicate, 17/11/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàng loạt các diễn biến bất ngờ về chính trị khởi nguồn từ Ả-rập Saudi đang làm tệ hơn tình hình bất ổn tại Trung Đông. Phải chăng một trận đại chiến mới sắp xảy ra?

Mohammed bin Salman (thường được gọi tắt là MBS), vị Thái tử 32 tuổi đầy tham vọng của Ả-rập Saudi, người đang giám sát quá trình chuyển đổi kinh tế mang tính lịch sử (và gây bất ổn) của Vương quốc này, đã ra lệnh bắt giữ một loạt các hoàng tử và quan chức có quyền lực cao nhất của nước này. Dù có vỏ bọc là đấu tranh chống tham nhũng, động thái đó rõ ràng nhằm củng cố quyền lực cho vị thái tử. Continue reading “Trò chơi chiến tranh nguy hiểm của Thái tử Saudi”

Muhammad bin Salman làm thay đổi chính trị Saudi Arabia ra sao?

Nguồn:The rise of Muhammad bin Salman”, The Economist, 14/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Saudi Arabia đã bắt giữ rất nhiều quan chức hàng đầu, đến mức mà khách sạn Ritz-Carlton nơi được dùng để giam giữ họ đã không còn phòng trống. Từ ngày 04/11/2017, hơn 200 người bao gồm các hoàng tử, bộ trưởng và doanh nhân đã bị bắt giữ. Khách sạn Marriott ít sang trọng hơn đã được trưng dụng để giam giữ số lượng bị quá tải. Được tuyên bố là một chiến dịch chống tham nhũng nhưng việc giam giữ cũng mang lại cảm giác không thể nhầm lẫn đó là một cuộc thanh trừng các kẻ thù chính trị. Những thay đổi ngoạn mục khác cũng đang được tiến hành khi đất nước này đẩy mạnh cải cách kinh tế và văn hoá. Phụ nữ sẽ được phép lái xe từ mùa hè năm sau. Các rạp chiếu phim có thể sớm được mở cửa lần đầu tiên sau hàng thập niên, tương tự là các cơ sở du lịch mới. Saudi Arabia muốn xây dựng một khu kinh tế trị giá 500 tỷ đô la trên bờ biển tây bắc đất nước. Trung tâm của tất cả những thay đổi này là Muhammad bin Salman (còn được biết đến rộng rãi với tên viết tắt MBS), vị thái tử trẻ đã sẵn sàng trở thành nhà cai trị nhiều quyền lực nhất của Saudi Arabia trong nhiều thập kỷ. Làm thế nào ông lại tích lũy được nhiều ảnh hưởng đến vậy? Continue reading “Muhammad bin Salman làm thay đổi chính trị Saudi Arabia ra sao?”

Bẫy chuyên quyền trong thế giới Ả-rập

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Arab Autocracy Trap”, Project Syndicate, 08/09/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc cách mạng “Mùa xuân Ả-rập” đã diễn ra hơn sáu năm nhưng hầu hết người dân Ả-rập đang sống khổ sở hơn trước khi nó bắt đầu vào năm 2011. Nạn thất nghiệp tràn lan khắp Trung Đông và Bắc Phi, nơi có 2/3 dân số trong độ tuổi từ 15 đến 29. Chính quyền đóng cửa các kênh truyền thông bày tỏ chính kiến chính trị, và đáp trả các cuộc biểu tình của người dân ngày một tàn bạo hơn trên toàn khu vực.

Điển hình cho sự bất lực không thể thoát khỏi cạm bẫy chuyên chuyền gồm các chính phủ Ai Cập, Ả-rập Saudi, và trong chừng mực nào đó là Ma-rốc, ngay cả khi mà các tình cảnh hiện nay cho thấy một đợt thức tỉnh khác của người dân đang sắp xảy ra. Continue reading “Bẫy chuyên quyền trong thế giới Ả-rập”

‘Trò chơi vương quyền’ của Ả Rập Saudi

Nguồn: Bernard Haykel, “Saudi Arabia’s Game of Thrones,” Project Syndicate, 24/06/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Quốc vương Salman của Ả Rập Saudi vừa thay thế Muhammad bin Nayif, 57 tuổi, bằng người con trai 31 tuổi của ông, Mohammed bin Salman, làm thái tử, hoàn tất một quá trình tập trung hóa quyền lực bắt đầu với việc Quốc vương Salman lên ngôi vào tháng 1 năm 2015.

Thái tử Mohammed, thường được gọi là MBS trong giới phương Tây, là con cưng của Quốc vương. Với việc phong Mohammed làm thái tử, Salman, người hiện 81 tuổi, đã tỏ ý cắt đứt một truyền thống kéo dài hàng thập niên là xây dựng sự đồng thuận giữa những người con trai đứng đầu của người sáng lập nhà nước Ả Rập Saudi, cố Quốc vương Abdulaziz Ibn Saud. Continue reading “‘Trò chơi vương quyền’ của Ả Rập Saudi”

Tại sao Ả-rập Xê-út và đồng minh tẩy chay Qatar?

Biên dịch: Linh Anh

Ả rập Xê út và 3 nước đồng minh đồng loạt tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, động thái thể hiện sự cứng rắn với những gì họ gọi là “thái độ khoan dung với Iran và Tổ chức Anh em Hồi giáo” của Qatar.

Nguyên nhân của vết rạn ngoại giao?

Chủ yếu là vì Iran nhưng không phải tất cả. Giọt nước làm tràn ly là báo cáo của Hãng thông tấn Qatar cho thấy Vua Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani chỉ trích việc chống Iran đang gia tăng. Phía Qatar nhanh chóng xóa bình luận, đổ lỗi cho tin tặc và kêu gọi sự bình tĩnh. Tuy nhiên, khi vua Sheikh Tamim điện đàm với Tổng thống Iran Hassan Rouhani cuối tuần trước, truyền thông Ả rập Xê út và Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đã làm ầm vụ việc. Continue reading “Tại sao Ả-rập Xê-út và đồng minh tẩy chay Qatar?”

Trump tự bắn vào chân mình trong chính sách với Iran?

Nguồn: Mohamad Bazzi, “Could shooting off his mouth be shooting himself in the foot?”, Reuters, 13/02/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump phê phán chính quyền Obama vì đã “quá nhẹ nhàng” với Iran và đã cho phép Iran tăng cường sức mạnh ở Trung Đông.

Trump hứa sẽ “xoá bỏ” thoả thuận tháng 7 năm 2015 giữa Iran với Mỹ và năm cường quốc khác, theo đó Iran phải hạn chế chương trình hạt nhân, đổi lại phía Mỹ và các cường quốc sẽ gỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.

Trong những tuần đầu tiên trong cương vị Tổng thống, Donald Trump nhiệt tình thể hiện rằng ông sẽ có một cách tiếp cận quyết liệt hơn với Iran, nước mà Trump gọi là “quốc gia khủng bố số một thế giới” trong một cuộc phỏng vấn. Continue reading “Trump tự bắn vào chân mình trong chính sách với Iran?”

Saudi Arabia đã giết chết OPEC như thế nào?

opec-1024x640

Nguồn: Anas Alhajji, “The Death of OPEC”, Project Syndcate, 26/07/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đã chết. Saudi Arabia đã giết nó. Hiện tại, OPEC chỉ là một cái xác sống vô hại, thu hút sự chú ý, nhưng không có bất cứ ảnh hưởng nào đến thế giới thực.

Chỉ một số ít nhận ra cái chết của OPEC bởi một lý do đơn giản: nó chưa bao giờ thật sự sở hữu tầm ảnh hưởng lớn lao như người ta hằng tưởng. Nó chưa bao giờ là một cartel sở hữu quyền lực thị trường độc quyền đúng nghĩa. Bất kỳ ai có suy nghĩ ngược lại đều đã nhầm lẫn gán cho nó thứ quyền lực thị trường thực ra của Saudi Arabia. Continue reading “Saudi Arabia đã giết chết OPEC như thế nào?”

Ai đang thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh Trung Đông?

saudi-iran-630x350

Nguồn: Robert Harvey, “Who’s Winning the Middle’s East Cold War?”, Project Syndicate, 21/06/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc chiến tranh lạnh đang diễn ra tại vùng chảo lửa của thế giới. Địa chính trị là nhân tố chủ chốt trong cuộc ganh đua phe phái giữa Hồi giáo dòng Shia và dòng Sunni tại Trung Đông, khi Iran đối đầu với Ả Rập Saudi và các đồng minh vùng Vịnh của nước này trong cuộc chiến giành vị thế thống trị khu vực.

Như cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ, trong cuộc xung đột này, hai đối thủ chính không hề giao tranh quân sự trực tiếp, ít nhất là cho tới lúc này. Tuy nhiên cả hai bên đã đối đầu về ngoại giao, ý thức hệ và kinh tế – đặc biệt là trên thị trường dầu mỏ – và thông qua các cuộc chiến tranh ủy nhiệm, chẳng hạn như các cuộc xung đột tại Syria và Yemen. Ít có vấn đề nào tại khu vực Trung Đông mà không thể truy ngược nguồn gốc tới sự cạnh tranh quyền lực giữa Ả Rập Saudi và Iran. Continue reading “Ai đang thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh Trung Đông?”

Trách nhiệm của Ả-rập Xê-út với chủ nghĩa cực đoan

rtr4bew2

Nguồn: Christopher Hill, “The Kingdom and the Power”, Project Syndicate, 27/04/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho là đã “giải quyết xong bất đồng” với Nhà vua Ả-rập Xê-út Salman trước cuộc họp gần đây nhất của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh tại thủ đô Riyadh của nước này. Nếu xét mức độ căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai bên – vốn đã kéo dài trong nhiều năm – thì đây có lẽ là kết quả tích cực nhất mà người ta có thể trông đợi. Nhưng như thế là chưa đủ.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Ả-rập Xê-út dựa trên phương thức tiếp cận cho-và-nhận thực dụng, nhằm mục đích thúc đẩy các lợi ích chung, trong đó quan trọng nhất là duy trì hòa bình và an ninh tương đối tại khu vực bất ổn nhưng có tầm quan trọng sống còn đối với nền kinh tế toàn cầu này. Song, phương thức này nhanh chóng trở nên lỗi thời. Quả thực, chúng ta đã bước vào một thời đại tư tưởng mới mà ở đó, việc dựa trên chủ nghĩa thực dụng, thay vì các giá trị chung, ngày càng khó khăn hơn. Continue reading “Trách nhiệm của Ả-rập Xê-út với chủ nghĩa cực đoan”