Vì sao Trung Quốc trải thảm đỏ đón Thống đốc Okinawa?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Why China rolled out the red carpet for Okinawa governor,” Nikkei Asia, 13/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình đang dùng các hòn đảo của Nhật Bản để dễ bề giải quyết vấn đề Đài Loan.

Ngày 5/7 vừa qua, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã gặp một phái đoàn từ Nhật Bản do Yohei Kono, cựu Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản, người cũng từng là Ngoại trưởng nước này, dẫn đầu.

Nhưng Thống đốc Okinawa Denny Tamaki mới là người được trao vị trí danh dự trong khi chụp ảnh. Tamaki được xếp đứng bên trái Lý Cường, trong khi Kono đứng bên phải. Cách sắp xếp này tiết lộ nhiều điều về ý định của Trung Quốc. Continue reading “Vì sao Trung Quốc trải thảm đỏ đón Thống đốc Okinawa?”

Tập Cận Bình gây sóng gió khi nhắc đến Lưu Cầu Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi throws Okinawa into East Asia geopolitical cocktail,” Nikkei Asia, 15/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập đã nói về lịch sử của Ryukyu (Lưu Cầu Quốc), trong đó nhấn mạnh quan hệ với Trung Quốc.

Ngày 4/6 vừa qua, một bài viết gây tranh cãi đã xuất hiện trên trang nhất tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trong bài viết này, đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói về lịch sử của Quần đảo Ryukyu (Lưu Cầu), mà ngày nay là Okinawa, tỉnh cực nam của Nhật Bản. Continue reading “Tập Cận Bình gây sóng gió khi nhắc đến Lưu Cầu Quốc”

Quan hệ thương mại Ryukyu – Đông Nam Á TK 15-16

ryukyu

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Kim

1. Người ta từng biết Ryukyu là một “Vương quốc biển” (1), sớm có quan hệ thương mại với nhiều quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Trong vòng gần hai thế kỷ, từ năm 1372 đến 1570, Ryukyu đã dự nhập mạnh mẽ vào hoạt động buôn bán châu Á và đã góp phần làm nên sự phồn thịnh của nền kinh tế khu vực. Trong khoảng thời gian đó, hàng trăm thuyền buôn từ Ryukyu đã đến các thương cảng Đông Nam Á như: Ayutthaya, Patani, Malacca, Sumatra, Java… Đồng thời, vương quốc này cũng cử nhiều đoàn thuyền đến giao thương với Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản.

Tuy nhiên, những nguồn tư liệu viết về quan hệ quốc tế cũng như thương mại của Ryukyu hiện còn không nhiều và khá tản mạn. Trong số đó, những tài liệu văn bản bằng Hán ngữ, Nhật ngữ và Hàn ngữ là phong phú hơn cả. Continue reading “Quan hệ thương mại Ryukyu – Đông Nam Á TK 15-16”