Trung Quốc thắng thế phương Tây ở thị trường các nước phương Nam

Nguồn: “Chinese companies are winning the global south,” The Economist, 01/08/2024.

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Sự bành trướng ra nước ngoài của các công ty Trung Quốc mang đến những bài học quan trọng cho các doanh nghiệp phương Tây.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các tập đoàn lớn của các nước công nghiệp phát triển đã chi phối thương mại toàn cầu. Ngày nay, người tiêu dùng và người lao động tại hầu hết các quốc gia đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ các hoạt động kinh doanh có phạm vi rải khắp thế giới của các tập đoàn đa quốc gia đến từ Mỹ, châu Âu và ở một mức độ thấp hơn là Nhật Bản. Những tập đoàn lớn này hiện đối mặt với nguy cơ bị đe dọa, khi mà các công ty Trung Quốc trong các ngành công nghiệp, từ ô tô cho đến quần áo, đang mở rộng ra nước ngoài với tốc độ đáng kinh ngạc. Một cuộc cạnh tranh thương mại mới đã bắt đầu. Chiến trường không phải là Trung Quốc hay các nước phát triển, mà là các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng ở các nước thuộc phương Nam toàn cầu (Global South). Continue reading “Trung Quốc thắng thế phương Tây ở thị trường các nước phương Nam”

Những hạn chế trong lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc

Nguồn: Hanna Dohmen, Jacob Feldgoise và Charles Kupchan, “The Limits of the China Chip Ban,” Foreign Affairs, 24/07/2024.

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Washington rốt cuộc lại có thể có lợi cho Bắc Kinh

Vào năm 2022, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã triển khai các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận các chất bán dẫn tiên tiến và thiết bị để sản xuất chúng tại Trung Quốc. Mục tiêu công khai của các biện pháp hạn chế này là nhằm ngăn chặn khả năng Trung Quốc phát triển được các công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến có thể sử dụng để hiện đại hóa vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí thông thường khác. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo khẳng định rằng các biện pháp kiểm soát này “tập trung hết sức” vào việc ngăn chặn khả năng phát triển quân sự của Bắc Kinh. Tuy nhiên, những biện pháp này cũng có thể bảo vệ lợi thế công nghệ và kinh tế của Mỹ so với Trung Quốc. Mặc dù việc dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo không được chính thức nêu rõ là một mục tiêu của các biện pháp hạn chế, các quan chức Mỹ, bao gồm cả Raimondo và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, đã thường xuyên khẳng định đây là trọng tâm của lợi thế cạnh tranh kinh tế của quốc gia, từ đó góp phần thúc đẩy an ninh quốc gia của Mỹ. Continue reading “Những hạn chế trong lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc”

Chủ nghĩa dân tộc tư tưởng dưới thời Tập Cận Bình

Nguồn:  “The nationalism of ideas ,” The Economist, 25/07/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Tập Cận Bình muốn hệ thống tri thức của Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi các giá trị phương Tây

Ở Bắc Kinh cách đây một phần tư thế kỷ, chúng tôi đã chứng kiến một sự kiện hiếm hoi: một tòa án hình sự tuyên bố một bị cáo vô tội. Khi đó, hơn 90% các phiên tòa hình sự ở Trung Quốc kết thúc bằng án có tội. Lần này, bị cáo – kẻ bị buộc tội cướp có vũ trang – được trả tự do. Sự thiếu hụt bằng chứng và việc anh ta từ chối trả lời các câu hỏi của cảnh sát đã đóng vai trò quyết định. Luật sư bào chữa của anh ta cũng lập luận rằng tốt hơn là nên tha bổng một người có tội hơn là mạo hiểm giam giữ một người vô tội. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc tư tưởng dưới thời Tập Cận Bình”