Tác giả: Nguyễn Quang Diệu
Kể từ thế hệ giáo sĩ tiên khởi, Alexandre de Rhodes và Joseph Tissanier – những người Pháp đến Đại Việt thế kỷ XVII, đến nay đã hơn bốn thế kỷ mối lương duyên Pháp-Việt chưa bao giờ đứt đoạn.
Cùng với những thương nhân, thừa sai, nho sĩ người Ý, Anh, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, các giáo sĩ người Pháp đã để lại nhiều ghi chép quan trọng về văn hóa – lịch sử nước Việt xưa qua từng thời kỳ. Ban đầu là ghi chép mắt thấy tai nghe, đến những nghiên cứu bước đầu nhằm cung cấp cho người châu Âu những hiểu biết cơ bản về con người và xứ sở Việt Nam cũng như phục vụ cho công cuộc thực dân của người Pháp nửa sau thế kỷ XIX. Đầu thế kỷ XX, khi người Pháp đã áp đặt được sự thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, việc nghiên cứu về một Việt Nam đa diện được thực hiện rộng khắp, từ văn hóa, lịch sử đến luật pháp, thể chế, tang ma, căn tính, phù thuật, tín ngưỡng… Không chỉ ở vùng đồng bằng, người Pháp còn chú trọng đến vấn đề giáo dục và truyền giáo nơi vùng cao, vùng sâu, Tây Nguyên là vùng đất mà họ nhắm tới. Continue reading “Tây Nguyên qua khám phá của các học giả người Pháp”