14/03/1967: Thi hài JFK được chuyển đến nơi an nghỉ cuối cùng

Nguồn: JFK’s body moved to permanent gravesite, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, thi hài của Tổng thống John F. Kennedy được di dời đến một vị trí cách nơi chôn cất ban đầu tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington chỉ vài mét. Vị tổng thống đã qua đời hơn ba năm trước đó, vào ngày 22/11/1963, do bị ám sát.

Dù JFK chưa bao giờ nói rõ ông muốn được chôn cất ở đâu, nhưng hầu hết các thành viên trong gia đình và bạn bè của ông đều cho rằng ông sẽ chọn một khu đất ở quê hương Massachusetts. Vì là cựu binh Thế chiến II, JFK đủ điều kiện để được chôn cất tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, nhưng ông cũng xứng đáng có một nơi chôn cất đặc biệt, phù hợp với vị thế tổng thống của mình. Continue reading “14/03/1967: Thi hài JFK được chuyển đến nơi an nghỉ cuối cùng”

29/07/1967: Hoả hoạn trên tàu sân bay USS Forrestal

Nguồn: Rocket causes deadly fire on aircraft carrier, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, vụ hỏa hoạn trên USS Forrestal, một tàu sân bay của Hải quân Mỹ đang neo ngoài khơi bờ biển Việt Nam, đã giết chết 134 quân nhân. Vụ hỏa hoạn chết người này bắt đầu do một vụ phóng tên lửa vô tình.

Trong Chiến tranh Việt Nam, USS Forrestal thường neo ngoài khơi bờ biển miền Bắc Việt Nam, tiến hành các hoạt động tác chiến. Sáng ngày 29/7, con tàu đang chuẩn bị làm nhiệm vụ thì một tên lửa từ một trong những máy bay chiến đấu phản lực F-4 Phantom trên tàu đã vô tình được phóng đi. Tên lửa đã lao qua boong tàu và trúng vào một máy bay phản lực A-4 Skyhawk đang đậu. Chiếc Skyhawk, đang chờ cất cánh, được lái bởi John McCain, thượng nghị sĩ tương lai của Arizona. Continue reading “29/07/1967: Hoả hoạn trên tàu sân bay USS Forrestal”

08/06/1967: Israel tấn công tàu USS Liberty của Mỹ

Nguồn: Israel attacks USS Liberty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, trong Chiến tranh Sáu ngày, máy bay và tàu phóng ngư lôi của Israel đã tấn công tàu USS Liberty ở vùng biển quốc tế ngoài khơi Dải Gaza của Ai Cập. Con tàu tình báo, rõ ràng đang treo cờ Mỹ và chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ, đã bị máy bay Israel tấn công bằng bom napalm và tên lửa. Liberty đã cố gắng kêu gọi hỗ trợ qua sóng liên lạc, nhưng máy bay Israel đã chặn đường truyền. Cuối cùng, con tàu đã có thể liên lạc với tàu sân bay Saratoga của Mỹ, và 12 máy bay chiến đấu cùng 4 máy bay chở dầu đã được điều động để bảo vệ Liberty. Tuy nhiên, khi tin tức về việc triển khai máy bay của Saratoga đến được Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara đã ra lệnh triệu hồi máy bay trở lại tàu sân bay, và những chiếc máy bay này đã không bao giờ đến được Liberty. Hiện vẫn chưa rõ lý tại sao chúng lại bị triệu hồi. Continue reading “08/06/1967: Israel tấn công tàu USS Liberty của Mỹ”

05/05/1967: “Trăm năm cô đơn” xuất bản lần đầu tiên

Nguồn: “One Hundred Years of Solitude” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1967, Cien años de soledad (Trăm năm cô đơn) của Gabriel Garcia Márquez đã được xuất bản lần đầu tiên. Thường được coi là một tác phẩm tiêu biểu của văn học Mỹ Latinh, cuốn sách đã đưa Márquez trở thành ứng viên hàng đầu cho Giải Nobel Văn học, mà sau này ông đã được trao tặng vào năm 1982.

Trăm năm cô đơn viết về bảy thế hệ nhà Buendía, những người sáng lập hư cấu của thị trấn hư cấu Macondo ở Colombia, quê hương của Márquez. Trong phần lớn tiểu thuyết, thị trấn và dòng họ này gần như hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài, thế nhưng những công nghệ mới, những biến động chính trị, và các công ty nước ngoài (Công ty American Fruit trong cuốn sách rõ ràng đang ám chỉ đến Tập đoàn United Fruit ngoài đời thực) đã chen vào cuộc sống của họ và định hình nên cốt truyện. Continue reading “05/05/1967: “Trăm năm cô đơn” xuất bản lần đầu tiên”

24/04/1967: Phi hành gia Liên Xô Vladimir Komarov thiệt mạng vì sự cố dù

Nguồn: Soviet cosmonaut Vladimir Komarov killed when parachute fails to deploy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, phi hành gia người Liên Xô Vladimir Komarov đã thiệt mạng khi chiếc dù của ông không thể bung ra trong quá trình tàu vũ trụ hạ cánh.

Komarov khi ấy đang tham gia thử nghiệm tàu Soyuz I trong cuộc chạy đua không gian giữa Mỹ và Liên Xô. Trước đó vào năm 1967, chương trình không gian của Mỹ cũng đã trải qua thảm kịch. Gus Grissom, Edward White, và Roger Chafee, ba phi hành gia NASA trong chương trình Apollo, đã thiệt mạng trong một vụ hỏa hoạn khi đang tiến hành thử nghiệm trên mặt đất. Continue reading “24/04/1967: Phi hành gia Liên Xô Vladimir Komarov thiệt mạng vì sự cố dù”

27/01/1967: Ba phi hành gia thiệt mạng vì nổ bệ phóng

Nguồn: Astronauts die in launch pad fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, một vụ cháy nổ bệ phóng trong loạt thử nghiệm của Chương trình Apollo tại mũi Canaveral, Florida đã giết chết các phi hành gia Virgil “Gus” Grissom, Edward H. White II và Roger B. Chaffee. Cuộc điều tra sau đó kết luận rằng một dây dẫn điện bị lỗi bên trong module chỉ huy của Apollo 1 nhiều khả năng chính là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn. Ba phi hành gia, những người Mỹ đầu tiên chết trên tàu vũ trụ, đang tham gia mô phỏng vụ phóng tàu Apollo 1 dự kiến sẽ diễn ra trong tháng tới. Continue reading “27/01/1967: Ba phi hành gia thiệt mạng vì nổ bệ phóng”

30/05/1967: Cộng hòa Biafra tuyên bố độc lập

Nguồn: Republic of Biafra proclaimed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, sau nhiều năm chịu đựng sự đàn áp của chính quyền quân sự Nigeria, nhà nước ly khai Biafra đã tuyên bố độc lập khỏi Nigeria.

Năm 1960, Nigeria giành được độc lập từ Anh. Sáu năm sau, người Hồi giáo Hausas ở miền bắc Nigeria bắt đầu tàn sát người Thiên Chúa giáo Igbos ở khu vực này, khiến hàng chục ngàn người Igbos phải chạy trốn về phía đông, nơi sắc tộc của họ là nhóm sắc tộc thống trị. Người Igbos nghi ngờ rằng chính phủ quân sự Nigeria sẽ không cho phép họ phát triển, hoặc thậm chí là sống sót, vì vậy vào ngày 30/05/1967, Trung tá Odumegwu Ojukwu và một số đại diện không phải người Igbo khác của khu vực đã thành lập nước Cộng hòa Biafra, bao gồm một số bang của Nigeria. Continue reading “30/05/1967: Cộng hòa Biafra tuyên bố độc lập”

22/02/1967: Suharto lên nắm quyền ở Indonesia

Nguồn: Suharto takes full power in Indonesia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1967, Tổng thống Indonesia lúc bấy giờ là Sukarno đã chính thức chuyển giao mọi quyền hành pháp cho nhà độc tài quân sự, Tướng Haji Mohammad Suharto, còn bản thân chỉ giữ lại vị trí Tổng thống trên danh nghĩa. Continue reading “22/02/1967: Suharto lên nắm quyền ở Indonesia”

10/01/1967: Johnson yêu cầu thêm ngân sách cho Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Johnson asks for more funding for Vietnam War, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã yêu cầu Quốc hội cung cấp thêm tiền để hỗ trợ cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Cuộc chiến vốn bắt đầu dưới thời Tổng thống John F. Kenney tới khi ấy vẫn không mang lại kết quả gì. Tới đầu năm 1967, Bắc Việt đã sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích khiến khoảng 14.000 lính Mỹ thiệt mạng. Hàng trăm máy bay Mỹ đã bị bắn hạ, khiến các phi công bị bắt làm tù binh. Dù phía Việt Nam cũng chịu thương vong nặng nề, song không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ bỏ cuộc. Continue reading “10/01/1967: Johnson yêu cầu thêm ngân sách cho Chiến tranh Việt Nam”

03/12/1967: Ca ghép tim người đầu tiên

Nguồn: First human heart transplant, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Louis Washkansky, 53 tuổi, đã trở thành bệnh nhân được ghép tim đầu tiên tại Bệnh viện Groote Schuur ở Cape Town, Nam Phi.

Washkansky, người đàn ông trung niên bán tạp hóa đang chết dần vì căn bệnh tim mãn tính, đã nhận được quả tim hiến tạng từ Denise Darvall, cô gái 25 tuổi đã tử vong trong một tai nạn xe hơi. Bác sĩ phẫu thuật Christiaan Barnard, người được đào tạo tại Đại học Cape Town và tại Mỹ, đã thực hiện ca phẫu thuật y học mang tính cách mạng này. Kỹ thuật mà Barnard sử dụng ban đầu được phát triển bởi một nhóm các nhà nghiên cứu người Mỹ vào thập niên 1950. Bác sĩ phẫu thuật người Mỹ Norman Shumway đã thực hiện ca ghép tim thành công đầu tiên, trên một con chó, tại Đại học Stanford ở California vào năm 1958. Continue reading “03/12/1967: Ca ghép tim người đầu tiên”

21/10/1967: Hàng nghìn người biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Thousands protest the war in Vietnam, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1967, tại Washington, D.C., gần 100.000 người đã tụ tập để phản đối nỗ lực chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Hơn 50.000 người biểu tình đã tuần hành đến Lầu Năm Góc để yêu cầu chấm dứt cuộc xung đột. Cuộc biểu tình là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy sự ủng hộ yếu ớt của người Mỹ đối với cuộc chiến tranh tại Việt Nam của Tổng thống Lyndon Johnson. Các cuộc thăm dò được thực hiện vào mùa hè năm 1967 cho thấy lần đầu tiên sự ủng hộ của người Mỹ đối với cuộc chiến đã xuống dưới 50%. Continue reading “21/10/1967: Hàng nghìn người biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam”

08/10/1967: Che Guevara bị quân đội Bolivia bắt giữ

Nguồn: Che Guevara captured by Bolivian army, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, lực lượng du kích Bolivia do nhà cách mạng Marxist Che Guevara lãnh đạo đã bị đánh bại trong cuộc giao tranh với một biệt đội của quân đội Bolivia. Guevara đã bị thương, bị bắt và bị xử tử ngay ngày hôm sau. Continue reading “08/10/1967: Che Guevara bị quân đội Bolivia bắt giữ”

30/08/1967: Thurgood Marshall trở thành thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ

Nguồn: Thurgood Marshall confirmed as Supreme Court justice, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1967, Thurgood Marshall trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bổ nhiệm làm thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Ông sẽ làm việc tại Tòa án Tối cao trong 24 năm trước khi nghỉ hưu vì lý do sức khỏe, để lại một di sản về việc duy trì các quyền của cá nhân theo quy định của Hiến pháp Hoa Kỳ.

Từ khi còn trẻ, Marshall dường như đã được tiên định sẽ giữ một vị trí trong hệ thống tư pháp Hoa Kỳ. Cha mẹ ông đã giúp ông hiểu rõ tầm quan trọng của Hiến pháp, một cảm giác được củng cố bởi các giáo viên của ông, những người đã buộc ông phải đọc tài liệu này như là hình phạt cho các hành vi nghịch ngợm của ông. Continue reading “30/08/1967: Thurgood Marshall trở thành thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ”

23/07/1967: Cuộc nổi loạn ở Detroit bắt đầu

Nguồn: Detroit Riots Begin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, cuộc Nổi loạn Detroit – một trong những cuộc bạo loạn đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ – đã bắt đầu. Cuộc nổi loạn xảy ra trong giai đoạn lịch sử quan trọng của Detroit khi thành phố giàu có một thời nay gặp phải khó khăn về kinh tế, và tình trạng quan hệ chủng tộc trên khắp nước Mỹ đang ở mức thấp nhất mọi thời đại.

Đội phòng chống tệ nạn xã hội (vice squad) của Sở Cảnh sát Detroit thường xuyên đột kích các cơ sở kinh doanh rượu bất hợp pháp trong thành phố, những khu dân cư nghèo khó. Vào lúc 3:35 sáng Chủ nhật, ngày 23/07, họ đã đánh úp một câu lạc bộ – nơi đang tổ chức một bữa tiệc cho các cựu chiến binh trở về từ chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch của cảnh sát vào sáng sớm đã thu hút một đám đông người xem giận dữ, và tình hình nhanh chóng xấu đi. Continue reading “23/07/1967: Cuộc nổi loạn ở Detroit bắt đầu”

05/06/1967: Chiến tranh Sáu ngày bắt đầu

Nguồn: Six-Day War begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1967, Israel đáp trả sự tập hợp đáng ngại của các lực lượng Ả Rập dọc biên giới bằng cách tiến hành các cuộc tấn công đồng thời chống lại Ai Cập và Syria. Jordan sau đó bước vào cuộc xung đột, nhưng liên minh Ả Rập không thể sánh được với các lực lượng vũ trang chuyên nghiệp của Israel. Trong sáu ngày chiến đấu, Israel đã chiếm đóng Dải Gaza và Bán đảo Sinai của Ai Cập, Cao nguyên Golan của Syria, cùng Bờ Tây và khu vực của người Ả Rập thuộc Đông Jerusalem, cả hai khu vực trước đây đều nằm dưới sự cai quản của Jordan. Continue reading “05/06/1967: Chiến tranh Sáu ngày bắt đầu”