Góc khuất của Hiệp định TPP

ustr_tppministers_maui900

Nguồn: Joseph E. Stiglitz & Adam S. Hersh, “The Trans-Pacific Free-Trade Charade”, Project Syndicate, 02/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi các nhà đàm phán và bộ trưởng từ Mỹ và 11 quốc gia dọc vành đai Thái Bình Dương gặp nhau tại Atlanta để nỗ lực hoàn thiện nội dung của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì chúng ta cần phải đưa ra một số phân tích tỉnh táo. Dường như hiệp định thương mại và đầu tư lớn nhất trong lịch sử khu vực này không giống như những điều chúng ta đã nghĩ.

Bạn sẽ nghe nói nhiều về tầm quan trọng của TPP đối với “thương mại tự do”. Thực tế, đây là một thỏa thuận để quản lý các mối quan hệ thương mại và đầu tư của các nước thành viên dựa trên vận động hành lang của các tập đoàn kinh doanh hùng mạnh nhất trong mỗi quốc gia. Có thể thấy rõ ràng ngay từ những vấn đề chính mà các nhà đàm phán vẫn còn đang mặc cả rằng TPP không phải là về thương mại “tự do”. Continue reading “Góc khuất của Hiệp định TPP”

Ảnh hưởng của các công ty lên các hiệp định thương mại

628x-1

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The Secret Corporate Takeover,” Project Syndicate, 13/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hoa Kỳ và cả thế giới đang tham gia vào một cuộc tranh luận lớn về các thỏa thuận thương mại mới. Các hiệp định như vậy thường được gọi là “hiệp định thương mại tự do”; trên thực tế, chúng là các hiệp định thương mại được quản trị, được thiết kế cho phù hợp với lợi ích của các công ty, chủ yếu tại Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Ngày nay, các thỏa thuận như vậy thường được gọi là “quan hệ đối tác,” như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng chúng không phải là quan hệ đối tác bình đẳng: Hoa Kỳ trên thực tế là bên định ra các điều khoản. May mắn là “các đối tác” của Hoa Kỳ đang ngày càng trở nên không muốn chỉ là bên chấp nhận. Continue reading “Ảnh hưởng của các công ty lên các hiệp định thương mại”

Tại sao Hiệp định TPP lại quan trọng với Hoa Kỳ?

TPP-Latintelligence

Nguồn: Roger C. Altman & Richard N. Haass, “Why the Trans-Pacific Partnership Matters”, The New York Times, 03/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau năm năm, các cuộc đàm phán do Mỹ dẫn dắt về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một thỏa thuận tự do thương mại với 11 quốc gia khác vốn chiếm 40% nền kinh tế thế giới – gần như đã hoàn tất. Bước tiếp theo là Quốc hội cần cho phép  quyền bỏ phiếu đồng ý hay bác bỏ trọn gói đối với thỏa thuận này – quy trình từng được áp dụng cho các hiệp định thương mại gần đây, bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1993 và Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ-Hàn Quốc (KORUS FTA) năm 2011.

Nhưng triển vọng của quốc hội đối với cách tiếp cận này – được gọi là Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA) hay quyền đàm phán nhanh vì nó không cho phép sửa đổi hoặc cản trở thông qua hiệp định ở quốc hội – đã bị làm mờ đi. Nếu không có nó, hiệp định này sẽ sụp đổ, trở thành nạn nhân của các sửa đổi bất tận. Do đó, cuộc bỏ phiếu sắp tới (của Quốc hội Mỹ về TPA – NHĐ) là tương đương với cuộc bỏ phiếu cho chính TPP. Nếu như không thành công, tác động bất lợi đến an ninh quốc gia của Mỹ sẽ vô cùng lớn. Continue reading “Tại sao Hiệp định TPP lại quan trọng với Hoa Kỳ?”

Vì sao chính khách Mỹ phản đối TPP?

CocC_Banner_Straighton_4-25-2014

Tác giả: Nguyễn Vạn Phú

Chuyện một số chính khách Mỹ phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không có gì mới nhưng bài viết của Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren trên tờWashington Post vào tuần trước đáng chú ý vì nêu rõ một nguyên nhân cụ thể của thái độ phản đối này.

Trong bài viết này bà Warren chỉ đề cập đến một điểm duy nhất – đó là cơ chế “Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước” gọi tắt là ISDS. Điều thú vị là lẽ ra người phản đối các điều khoản ISDS này phải là chính phủ các nước nhỏ, doanh nghiệp các nước đang phát triển trước nguy cơ bị các tập đoàn đa quốc gia lấn lướt. Chính phủ các nước mạnh như Mỹ có gì phải ngại cái cơ chế đẻ ra để bảo vệ các nhà đầu tư đem vốn ra nước ngoài làm ăn. Continue reading “Vì sao chính khách Mỹ phản đối TPP?”

Chống thao túng tiền tệ: Phần còn thiếu của TPP

yuan_dollar001_16x9

Tác giả: Simon Johnson | Biên dịch: Nguyễn Quang Dũng

Nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang tìm cách thúc đẩy một hiệp định thương mại tự do khu vực quy mô lớn với tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, liệu nước Mỹ có đang đi đúng hướng trong quá trình này hay không?

Phạm vi ban đầu của TPP khá khiêm tốn, bao gồm Mỹ và một số đối tác thương mại (Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt Nam). Nhưng nay Nhật Bản đã tham gia và Hàn Quốc cũng đang theo dõi rất sát hiệp định. Có khả năng Trung Quốc cũng sẽ can dự thông qua hiệp định này hoặc một khuôn khổ tương tự trong tương lai không xa. Continue reading “Chống thao túng tiền tệ: Phần còn thiếu của TPP”

TPP, Trung Quốc và tương lai trật tự thương mại toàn cầu

TPP_map-680x365

Tác giả: Shuaihua Cheng | Biên dịch: Trần Tuấn Minh

Việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu (gọi tắt là TPP) thiếu vắng sự hiện diện của Trung Quốc đã gợi lên nhiều câu hỏi: Liệu TPP có phải là một câu lạc bộ “ai cũng được trừ Trung Quốc”, được thiết lập nhằm kiềm chế quốc gia này hay không? Liệu Trung Quốc có phản ứng lại bằng các khối thương mại cạnh tranh tương tự, từ đó gia tăng sự thù địch trên lĩnh vực kinh tế đối với Hoa Kỳ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với tương lai của trật tự thương mại toàn cầu? Continue reading “TPP, Trung Quốc và tương lai trật tự thương mại toàn cầu”