Cách giải cứu các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc

china-soe-1

Nguồn: Yao Yang, “SOS for China’s SOEs”, Project Syndicate, 22/09/2016.

Biên dịch: Dương Huy Quang

Sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc cho đến nay đã là đề tài cho vô số cuộc tranh cãi, thảo luận cũng như biết bao bài báo và phân tích. Trong khi các giải pháp được đề xuất có sự khác biệt đáng kể, thì dường như có một sự đồng thuận rộng rãi rằng sự chững lại này là căn bệnh mang tính cấu trúc. Thế nhưng, trong khi những vấn đề về cấu trúc – như lợi suất trên vốn suy giảm hay sự gia tăng về bảo hộ kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu – đúng là những yếu tố đang ngáng đường tăng trưởng, thì một yếu tố khác cho đến nay gần như đã bị bỏ quên: Đó là chu kỳ kinh tế.

Trong nhiều thập niên, nền kinh tế Trung Quốc đã liên tục duy trì tỷ lệ tăng trưởng GDP ở mức hai con số và dường như miễn nhiễm trước tác động của chu kỳ kinh tế. Thực tế không phải vậy: thời kỳ chững lại kéo dài 6 năm mà Trung Quốc trải qua sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 chính xác là triệu chứng của một chu kỳ như vậy. Continue reading “Cách giải cứu các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc”

Tại sao Trung Quốc tăng trưởng mạnh dù tham nhũng tràn lan?

China Railways Corrup_Cham

Nguồn: Yao Yang, “Graft or Growth in China?”, Project Syndicate, 04/05/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hạ bệ được nhiều “con hổ” cấp cao trong chính phủ và được ca ngợi rộng rãi như là một thành phần chủ đạo trong các cải cách cơ cấu sâu rộng mà Trung Quốc cần thực hiện nếu nó muốn xây dựng một nền kinh tế dựa trên thị trường toàn diện và bền vững hơn. Nhưng lại có rất nhiều lo ngại rằng ở một đất nước nơi mà quan chức chính phủ đóng vai trò chủ yếu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, việc nhổ bỏ tận gốc rễ nạn tham nhũng có thể làm suy yếu sự phồn vinh.

Một số đã viện dẫn những khó khăn đáng kể gần đây của các khách sạn và nhà hàng sang trọng (mà ở Trung Quốc được hỗ trợ rất nhiều bởi chi tiêu chính phủ) như một bằng chứng cho thấy chiến dịch chống tham nhũng đang làm nản lòng các hoạt động nâng cao tăng trưởng. Nhưng sự sụt giảm này rất có thể là tạm thời, với các khách hàng mới đang nổi lên sau một thời gian điều chỉnh. Continue reading “Tại sao Trung Quốc tăng trưởng mạnh dù tham nhũng tràn lan?”

Liệu Trung Quốc có thể tránh được giảm phát không?

002564baec4813efb5c90e

Nguồn: Yao Yang, “Can China Avoid Deflation?”, Project Syndicate, 26/01/2015.

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2015 tại Davos, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thừa nhận rằng nền kinh tế của Trung Quốc đang phải đối mặt với những cơn gió ngược chiều mạnh mẽ. Năm 2014, tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc chỉ đạt 7,4% – mức thấp nhất kể từ năm 1990. Tuy nhiên, để ổn định tăng trưởng kinh tế, ông đã cam kết Trung Quốc sẽ “tiếp tục theo đuổi một chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ thận trọng.”

Tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay của Trung Quốc là hậu quả của những chính sách trước đó. Trong hai năm qua, chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ, với hy vọng bù đắp những tác động tiêu cực sau khi triển khai gói kích cầu lớn nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Bài phát biểu của ông Lý tại Davos báo hiệu rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không cho phép tốc độ tăng trưởng trượt dốc hơn nữa. Continue reading “Liệu Trung Quốc có thể tránh được giảm phát không?”