Can thiệp từ nhà nước khiến kinh tế Trung Quốc suy giảm như thế nào?

Nguồn: Zhang Jun, “China’s Damaging Policy Disruptions”, Project Syndicate, 30/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ chậm lại chỉ còn hơn 6% trong năm nay và không có khả năng tăng tốc trong  tương lai gần. Trên thực tế, các nhà bình luận kinh tế thường đồng ý rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2019 – vốn ở mức tồi tệ nhất trong gần 30 năm qua – có thể vẫn là tốt nhất nếu so với cả thập niên tới. Điều mà các nhà quan sát không thể đồng ý là việc Trung Quốc nên lo lắng đến mức nào, hoặc các nhà hoạch định chính sách có thể làm gì để cải thiện triển vọng tăng trưởng.

Những người lạc quan chỉ ra rằng nếu xét quy mô của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay, thì mức tăng trưởng GDP hàng năm chỉ 6% thôi cũng đã lớn hơn cả mức tăng trưởng hai con số 25 năm trước. Những người bi quan lưu ý rằng điều đó có thể đúng, nhưng tăng trưởng GDP chậm lại đang cản trở tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người – đây là một tin xấu cho một quốc gia có nguy cơ bị sa lầy trong bẫy thu nhập trung bình – đồng thời làm trầm trọng thêm các rủi ro tài chính xuất phát từ mức nợ cao của các công ty và chính quyền địa phương. Continue reading “Can thiệp từ nhà nước khiến kinh tế Trung Quốc suy giảm như thế nào?”

Ba mối đe dọa đối với nền kinh tế Trung Quốc

china-economy-2

Nguồn: Zhang Jun, Three Threats to China’s Economy, Project Syndicate, 28/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều thập niên “tăng trưởng thần kỳ”, nền kinh tế Trung Quốc gần đây lại trở thành một mối lo. Vài yếu tố đã nhận được rất nhiều sự chú ý, chẳng hạn như những món nợ chồng chất của các tập đoàn, hay công suất dư thừa của khu vực kinh tế nhà nước. Nhưng ba xu hướng ít được bàn luận tới dưới đây sẽ chỉ ra những mối đe dọa khác đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Đầu tiên, bất chấp sự suy giảm của tăng trưởng GDP, tổng tài chính xã hội – và đặc biệt là tín dụng ngân hàng – đã tăng lên. Điều này liên quan trực tiếp đến vấn đề nợ của Trung Quốc: việc các khoản nợ lớn được quay vòng giãn nợ đòi hỏi phải liên tục có thanh khoản, thậm chí ngay cả khi đầu tư thực tế không tăng. Những kiểu “mở rộng tín dụng” như vậy – mà thực sự là chỉ là nợ chồng nợ – là không bền vững. Continue reading “Ba mối đe dọa đối với nền kinh tế Trung Quốc”

Trung Quốc theo đuổi trật tự kinh tế quốc tế mới

china-_WORKERS_IN_BEIJING

Nguồn: Zhang Jun, “China’s Pursuit of a New Economic Order”, Project Syndicate, 02/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các nhà kinh tế học đang ngày càng bất đồng ý kiến về tương lai kinh tế của Trung Quốc. Những người lạc quan đề cao khả năng học hỏi và tích lũy nguồn vốn con người nhanh chóng của đất nước này. Những người bi quan lại tập trung vào sự sụt giảm đáng kể về lợi thế nhân khẩu, tỉ lệ nợ trên GDP cao, sự thu hẹp của các thị trường xuất khẩu, và sự dư thừa công suất công nghiệp của Trung Quốc. Nhưng cả hai nhóm đều bỏ qua một yếu tố quyết định cơ bản hơn đối với những viễn cảnh kinh tế của Trung Quốc: trật tự thế giới.

Câu hỏi rất đơn giản: Liệu Trung Quốc có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao trong giới hạn của trật tự toàn cầu hiện nay, bao gồm cả các nguyên tắc thương mại của nó, hay trật tự thế giới mà Hoa Kỳ đang thống trị cần phải thay đổi đáng kể để có thể thích nghi với sự tăng trưởng kinh tế liên tục của Trung Quốc? Tuy nhiên, câu trả lời vẫn chưa rõ ràng. Continue reading “Trung Quốc theo đuổi trật tự kinh tế quốc tế mới”