Lợi và hại của mô hình Đối tác Công – Tư

Nguồn: Ricardo Hausmann, “The PPP Concerto”, Project Syndicate, 30/04/2018.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có câu chuyện xưa kể rằng có một cuộc so tài giữa hai nghệ sĩ dương cầm. Sau khi nghe người nghệ sĩ đầu tiên biểu diễn, ban giám đã khảo trao giải ngay cho người thứ hai. Chẳng cần phải nghe thêm, bởi liệu ai có thể chơi tệ hơn người thứ nhất?

Một logic giống như vậy dường như cũng đang được áp dụng cho mô hình đối tác công – tư (PPP) nhằm cung cấp các cơ sở hạ tầng như đường, điện, nước, sân bay hoặc phát triển các khu du lịch lớn. Trên thực tế, việc lắng nghe cả hai thí sinh, và đánh giá điểm mạnh điểm yếu của họ, là vô cùng cần thiết. Continue reading “Lợi và hại của mô hình Đối tác Công – Tư”

Chỉ số GDP cần được điều chỉnh chứ không phải thay thế

Nguồn: Urs Rohner, “GDP Should Be Corrected, Not Replaced”, Project Syndicate, 17/01/2018.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng từ lâu đã chỉ ra rằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một phương thức đo lường không đầy đủ cho sự phát triển kinh tế và thịnh vượng xã hội, và do đó không nên là mối quan tâm duy nhất của các nhà làm chính sách. Tuy vậy chúng ta vẫn chưa tìm được một phương thức khả thi khác thay thế cho chỉ số GDP.

Một điểm thiếu sót khá rõ ràng của GDP là việc chỉ số này không tính đến giá trị của các công việc nội trợ, bao gồm chăm sóc trẻ nhỏ và người lớn tuổi trong gia đình. Quan trọng hơn nữa, việc gán một giá trị tiền tệ cho những hoạt động trên sẽ không giải quyết được một điểm yếu sâu sắc hơn của GDP: sự thiếu khả năng phản ánh đầy đủ trải nghiệm sống của từng thành viên trong xã hội. Tính thêm yếu tố công việc nội trợ sẽ làm GDP phình to, trong khi đó lại không tạo được khác biệt thực sự nào về mặt tiêu chuẩn sống. Và những phụ nữ cấu thành một phần đáng kể trong nhóm những người làm các công việc nội trợ sẽ tiếp tục được coi là những “tình nguyện viên”, thay vì là những nhân tố đóng góp thực sự cho nền kinh tế. Continue reading “Chỉ số GDP cần được điều chỉnh chứ không phải thay thế”

Quyền dân tộc tự quyết: Ai, ở đâu và khi nào?

Nguồn: Joseph S. Nye, “The who, where and when of secessionProject Syndicate, 29/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, người Kurd ở miền bắc Iraq đã bỏ phiếu với tỉ áp đảo ủng hộ việc giành độc lập cho Khu vực người Kurd ở nước này. Với khoảng 30 triệu người Kurd sống rải rác trên bốn quốc gia (Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iran), các nhà dân tộc chủ nghĩa lập luận rằng họ xứng đáng nhận được sự công nhận của thế giới. Tại Tây Ban Nha, khoảng 7,5 triệu người Catalonia cũng nêu lên vấn đề tương tự.

Việc các cuộc trưng cầu cho thấy không giống như người Kurds, người Catalonia chịu sự chia rẽ sâu sắc trong vấn đề này có quan trọng không? Việc những nước sát khu vực người Kurd sinh sống ở Iraq có thể dùng vũ lực để chống lại phong trào ly khai có ý nghĩa gì không? Continue reading “Quyền dân tộc tự quyết: Ai, ở đâu và khi nào?”

Lý giải sự sa sút của đồng Nhân dân tệ

Nguồn: Benn Steil & Emma Smith, “The Retreat of the RenminbiProject Syndicate, 22/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Sự toàn cầu hóa của đồng Nhân dân tệ dường như chắc chắn và không gì có thể ngăn cản được,” trích lời tạp chí The Economist tháng 4 năm 2014. Trên thực tế, lưu lượng sử dụng đồng Nhân dân tệ (RMB) trong hệ thống thanh toán quốc tế tăng gấp đôi từ thời điểm đó đến tháng 8 năm 2015, lên mức 2,8% trong tổng giao dịch toàn cầu, biến đồng tiền của Trung Quốc thành loại tiền tệ được sử dụng nhiều thứ tư trên thế giới.

Tuy nhiên, kể từ đó, sự tăng trưởng này gần như bị đảo ngược hoàn toàn. Tỷ trọng của đồng RMB trong tổng thanh toán toàn cầu đã giảm xuống còn 1,6%, đẩy thứ hạng của đồng tiền xuống thứ 7. Tỷ lệ sử dụng đồng RMB trên thị trường trái phiếu toàn cầu giảm 45% kể từ sau đỉnh thiết lập năm 2015. Các khoản tiền gửi bằng RMB tại các ngân hàng Hong Kong cũng giảm một nửa. Và trong khi 35% thương mại với nước ngoài của Trung Quốc được thanh toán bằng đồng RMB vào năm 2015 (phần lớn số còn lại bằng đồng đô la Mỹ), tỷ trọng này giờ đã giảm xuống còn khoảng 12%. Continue reading “Lý giải sự sa sút của đồng Nhân dân tệ”

Thực hư về sự suy giảm việc làm ngành chế tạo của Mỹ

Nguồn: J. Bradford Delong, “Where US Manufacturing Jobs Really Went,” Project Syndicate, 03/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên từ năm 1979 tới năm 1999, số việc làm trong ngành chế tạo tại Mỹ đã giảm nhẹ từ 19 triệu xuống còn 17 triệu việc làm. Nhưng trong một thập niên sau đó, từ năm 1999 tới năm 2009, con số này đã lao dốc xuống chỉ còn 12 triệu việc làm. Sự sụt giảm đáng báo động đó đã làm dấy lên suy nghĩ rằng nền kinh tế Mỹ đã đột nhiên ngừng hoạt động vào thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ – ít nhất là với nhóm nam công nhân cổ cồn xanh.

Nhưng nói ngành chế tạo hoàn toàn suôn sẻ trước năm 1999 là sai lầm. Việc làm trong ngành chế tạo thực ra cũng đã bị phá hủy từ những thập niên trước đó. Nhưng công việc mất đi ở một vùng hay một lĩnh vực thường được thay thế bởi công việc mới ở một vùng hoặc một lĩnh vực khác – theo số lượng tuyệt đối, nếu không phải là theo tỷ lệ trong lực lượng lao động. Continue reading “Thực hư về sự suy giảm việc làm ngành chế tạo của Mỹ”

Hãy thay đổi cách tiếp cận đối với chính sách tiền tệ

Nguồn: Michael Heise, “Rewriting the Monetary-Policy Script,” Project Syndicate, 02/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Các ngân hàng trung ương lớn sẽ còn tiếp tục mù quáng dựa vào những luật lệ cứng nhắc để kiểm soát lạm phát và kích thích tăng trưởng trong bao lâu nữa? Với những lợi ích rõ ràng của chính sách tiền tệ linh hoạt, các nhà điều hành ngân hàng trung ương cần nhìn vào những cơ hội mà sự linh hoạt có thể mang lại.

Từ lâu, quy tắc vàng của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ là nếu lạm phát xuống dưới khoảng mục tiêu chính thức, lãi suất ngắn hạn sẽ được điều chỉnh xuống một mức có thể thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư. Cách tiếp cận này có nghĩa là một khi lãi suất ngân hàng xuống gần đến hoặc đến mức 0%, các ngân hàng trung ương sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kích hoạt các chương trình mua tài sản lớn với nhiệm vụ kích cầu. Khi tình huống này xảy ra, các nhà hoạch định chính sách tự động đi theo các kịch bản định trước của các mô hình kinh tế tân Keynes. Continue reading “Hãy thay đổi cách tiếp cận đối với chính sách tiền tệ”

ASEAN và cuộc khủng hoảng người Rohingya

Nguồn: Syed Munir Khasru, “ASEAN and the Rohingya Crisis,” Project Syndicate, 01/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Cảnh ngộ ngày càng tồi tệ của các cộng đồng người Hồi giáo Rohingya tại tiểu bang Rakhine của Myanmar có thể sẽ sớm làm tổn hại chính phủ nước này, cũng như danh tiếng của nhà lãnh đạo, người đoạt giải Nobel Hòa bình, bà Aung San Suu Kyi. Cuộc khủng hoảng leo thang từ tháng 10/2016, khi quân đội Myanmar tấn công làm chết 130 người Rohingya, và đốt cháy hàng chục căn nhà của họ. Vào thời điểm đó, các nhà lãnh đạo quân đội nói rằng cuộc tấn công là một phần trong nỗ lực nhằm định vị các nhóm phiến loạn chưa xác định, được cho là gây ra vụ giết hại chín cảnh sát vào ngày 9 tháng 10 năm ngoái tại ba trạm biên giới thuộc quận Maungdaw. Continue reading “ASEAN và cuộc khủng hoảng người Rohingya”

Trump sẽ làm đảo lộn quan hệ Mỹ – Trung?

Nguồn: Yasheng Huang, “A bull named Trump in a shop called China,” Project Syndicate, 03/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong số những công kích nguy hiểm nhất của tổng thống đắc cử Donald Trump thì có một số là nhằm vào Trung Quốc. Ông cáo buộc nước này đã “cưỡng hiếp” Hoa Kỳ bằng các chính sách thương mại của mình, bịa ra sự ấm lên toàn cầu như một “trò lừa bịp” nhằm làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Mỹ. Vậy thì tại sao nhiều cố vấn chính sách và nhà bình luận của Trung Quốc lại rất lạc quan về tương lai của quan hệ Trung-Mỹ?

Lý giải dường như nằm ở việc Trump là một doanh nhân, và diễn đạt theo ý của Tổng thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge thì việc kinh doanh với Trung Quốc chính là việc kinh doanh của Mỹ. Theo lối suy nghĩ này, Trung Quốc có thể dễ dàng hợp tác với một người làm ăn bốc đồng như Trump hơn so với một người được cho là thiên về “ý thức hệ” như Hilary Clinton. Continue reading “Trump sẽ làm đảo lộn quan hệ Mỹ – Trung?”

Thảm họa đổi tiền của Ấn Độ

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s Demonetization Disaster,” Project Syndicate, 06/12/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 8 tháng 11, lúc nửa đêm, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi tuyên bố các tờ tiền mệnh giá 500 và 1000 rupee với tổng trị giá khoảng 14 nghìn tỷ rupee – tương đương 86% lượng tiền lưu thông – sẽ không còn giá trị pháp lý. Cùng với đó, nền kinh tế Ấn Độ rơi vào hỗn loạn.

Mục đích mà ông Modi tuyên bố là giữ lời hứa trong chiến dịch tranh cử là chống lại “tiền đen”: các khoản thu bất chính – thường được giữ dưới dạng tiền mặt – ví dụ như tiền trốn thuế, phạm tội, và tham nhũng. Ông cũng hy vọng vô hiệu hóa những tờ tiền giả được cho là do phía Pakistan in nhằm ủng hộ khủng bố chống Ấn Độ. Tuy nhiên, gần một tháng sau, tất cả những gì mà động thái phi tiền tệ hóa (demonetize – tức rút tiền mặt khỏi lưu thông) này đạt được là sự rối loạn kinh tế trầm trọng. Quyết định của Modi không phải một quyết định lỗi lạc, mà dường như là một tính toán sai trầm trọng. Continue reading “Thảm họa đổi tiền của Ấn Độ”

Điều kỳ diệu mang tên tự do thương mại

Nguồn: Bjørn Lomborg, “The Free-Trade Miracle,” Project Syndicate, 21/10/2016

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thương mại tự do toàn cầu mang đến cơ hội lớn nhất để cải thiện phúc lợi của con người trong một thập niên rưỡi tới đây. Nó đã giúp hơn một tỷ người thoát nghèo trong một phần tư thế kỷ qua. Việc hạ thấp hơn nữa các rào cản thương mại thậm chí còn có thể làm tăng gấp đôi thu nhập trung bình tại những khu vực nghèo nhất trên thế giới trong 15 năm tới.

Đúng là có những cái giá phải trả cho tự do thương mại cần phải được giải quyết tốt hơn; nhưng những lợi ích đạt được vượt xa những cái giá này. Tuy vậy, ở những quốc gia giàu có ngày nay, mọi người lại có thái độ quay lưng với thương mại tự do. Đây quả là một bi kịch. Continue reading “Điều kỳ diệu mang tên tự do thương mại”

Hợp tác năng lượng Nga – Trung liệu có đứt đoạn?

chinarussiaen

Nguồn: Wang Tao, “China-Russia energy ties won’t short-out”, East Asia Forum, 30/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc đã từng gọi nước Nga là “anh trai” của mình. Nhưng kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô thì nước này không còn bao giờ gọi như vậy nữa. Trong một nỗ lực nhằm thể hiện vị thế ít quyền lực hơn của mình nhưng rõ ràng vẫn là người hàng xóm lớn hơn, các quan chức Nga gần đây đã bắt đầu gọi đất nước mình là “chị gái” của Trung Quốc. Cụm từ mới này tỏ ra không phổ biến tại Trung Quốc.

Dù các quốc gia này cuối cùng lựa chọn từ chỉ mối quan hệ gia đình nào thì đối với các nhà làm chính sách và các nhà phân tích, càng ngày càng rõ ràng rằng mối quan hệ ấm dần lên giữa Moskva và Bắc Kinh là một trong những xu hướng quan trọng nhất trong chính trị quốc tế kể từ năm 2014. Quan hệ thắt chặt giữa hai cường quốc này có tiềm năng xoay chuyển đáng kể chiều hướng địa chính trị tại khu vực Bắc và Đông Bắc Á. Continue reading “Hợp tác năng lượng Nga – Trung liệu có đứt đoạn?”

Ba người chi phối quá trình rời EU của Anh

brexiteers

Nguồn: Robert Harvey, “Theresa May and the Three Brexiteers”, Project Syndicate, 25/08/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Brexit có nghĩa là Brexit,” Thủ tướng mới của nước Anh, bà Theresa May, đã tuyên bố như vậy. Vậy hẳn là: những mong ước của cử tri, thể hiện bởi sự chênh lệnh trong cuộc bỏ phiếu dù có nhỏ như thế nào đi nữa, cũng phải được tôn trọng, mặc dù các cuộc trưng cầu dân ý không có chỗ trong bản hiến pháp bất văn bản của nước Anh mà lại, rất sáng suốt, được dựa trên nền dân chủ nghị viện mang tính đại diện.

Nguyên Thủ tướng David Cameron, người kêu gọi cuộc trưng cầu dân ý này nhằm ngăn chặn một cuộc nổi loạn trong Đảng Bảo thủ của ông, đã tính toán sai đến mức chính phủ của ông không lên kế hoạch cho trường hợp kết quả cuộc bỏ phiếu ủng hộ rời Liên minh châu Âu. Hai tháng sau, sương mù tan dần và một lối thoát cho mê cung Brexit có thể được nhìn thấy. Continue reading “Ba người chi phối quá trình rời EU của Anh”

Tranh cãi về chính sách quản lý ngành tài chính ở Mỹ

wallst_2024297b

Nguồn: Simon Johnson, “The Republican Bankruptcy Illusion”, Project Syndicate, 31/07/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giờ đây đã có sự đồng thuận gần như tuyệt đối rằng đạo luật cải tổ tài chính Dodd-Frank của Mỹ, được thông qua năm 2010, đã không chấm dứt được các vấn đề liên quan đến một số ngân hàng “quá lớn để sụp đổ”. Tuy nhiên, khi nói tới những giải pháp được đề xuất thì lại không tồn tại bất kỳ sự đồng thuận nào như vậy. Ngược lại, điều tiết ngành tài chính đã trở thành một vấn đề chủ chốt trong các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống vào tháng 11 này.

Vậy ai là người có kế hoạch khả thi và tốt hơn nhằm giảm thiểu các rủi ro liên quan tới các công ty tài chính khổng lồ? Những người thuộc Đảng Dân chủ đã có một chiến lược được chấp thuận và có thể thực hiện được, điều sẽ đem lại một sự cải thiện rõ ràng so với tình thế hiện tại. Nhưng không may là đề xuất của Đảng Cộng hòa lại là một công thức cho thảm họa lớn hơn những gì mà nước Mỹ (và cả thế giới) đã trải qua năm 2008. Continue reading “Tranh cãi về chính sách quản lý ngành tài chính ở Mỹ”

Dối trá và lãnh đạo

lies

Nguồn: Joseph S.Nye, “Lying and Leadership”, Project Syndicate, 06/07/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa bầu cử năm nay đã được đánh dấu bởi những cáo buộc thường xuyên về sự thiếu trung thực. Trong suốt cuộc tranh luận về sự kiện Brexit của nước Anh, mỗi bên buộc tội phía còn lại là đã bóp méo sự thật, mặc dù tốc độ mà bên ủng hộ “Ra đi” đang chối bỏ những lời hứa trong chiến dịch của họ, và những tuyên bố của bên “Ở lại” đã trở thành sự thật đủ để cho thấy bên nào nói đúng bản chất sự việc. Trong chiến dịch bầu cử tổng thống của Hoa Kỳ, Donald Trump, ứng cử viên sẽ đại diện Đảng Cộng hòa, hiếm khi nhắc tới đối thủ lớn nhất của mình (Ted Cruz) trong các cuộc bầu cử sơ bộ mà không gọi ông ta là “Ted nói phét.” Continue reading “Dối trá và lãnh đạo”

Đánh giá lại về “nguyên tắc Robin Hood”

aid

Nguồn: Angus Deaton, “Rethinking Robin Hood”, Project Syndicate, 13/06/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Viện trợ phát triển quốc tế được dựa trên nguyên tắc Robin Hood: lấy từ người giàu và trao cho người nghèo. Các cơ quan phát triển quốc gia, các tổ chức đa phương, và các tổ chức phi chính phủ hiện đang chuyển giao hơn 135 tỷ đô la mỗi năm từ các nước giàu sang các nước nghèo với suy nghĩ này.

Thuật ngữ trang trọng hơn cho nguyên tắc Robin Hood là “chủ nghĩa ưu tiên đại đồng” (“cosmopolitan prioritarianism”), nguyên tắc đạo đức cho rằng chúng ta nên nghĩ đến mọi người trên thế giới theo cùng một cách giống nhau, bất kể họ sống ở đâu, và sau đó tập trung sự giúp đỡ vào nơi mà nó phát huy nhiều tác dụng nhất. Những người nghèo hơn được ưu tiên hơn những người khá hơn. Triết lý này định hướng một cách âm thầm hoặc rõ ràng cho viện trợ phát triển kinh tế, viện trợ y tế, và viện trợ nhân đạo khẩn cấp. Continue reading “Đánh giá lại về “nguyên tắc Robin Hood””

Các nhà kinh tế và nền dân chủ

economists

Nguồn: Dani Rodrik, “Economists and Democracy”, Project Syndicate, 11/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần đây tôi đang giới thiệu cuốn sách mới của mình với tựa đề The Globalization Paradox (Nghịch lý của toàn cầu hóa) tới nhiều nhóm khác nhau. Cho đến giờ, tôi đã quen với tất cả các kiểu bình luận từ phía độc giả. Nhưng tại một sự kiện ra mắt sách gần đây, nhà kinh tế học được giao nhiệm vụ thảo luận về cuốn sách làm tôi ngạc nhiên với một lời chỉ trích bất ngờ. “Rodrik muốn làm cho thế giới an toàn cho các chính trị gia,” ông ta gắt lên.

Để thông điệp không bị cuốn đi mất, ông ta sau đó đã minh họa cho quan điểm của mình bằng cách gợi các khán giả nhớ về “nguyên bộ trưởng nông nghiệp Nhật Bản, người đã tranh luận rằng Nhật Bản không thể nhập khẩu thịt bò vì ruột người Nhật dài hơn ruột người nước khác.” Continue reading “Các nhà kinh tế và nền dân chủ”

Tương lai mù mịt của nước Nga

Russia

Nguồn: Anders Åslund & Simon Commander, “Russia’s gloomy prospects”, Project Syndicate, 09/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Triển vọng kinh tế của nước Nga đang ngày càng trở nên u ám. Năm ngoái, giá năng lượng lao dốc và các lệnh cấm vận quốc tế đóng góp vào mức giảm 3,7% GDP của nước này. Tiền lương thực tế đã giảm khoảng 10%. Năm nay, xu hướng tiêu cực được cho là sẽ tiếp tục. Trong năm 2016, chi tiêu công cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe được dự kiến sẽ giảm 8%.

Những nỗ lực rời rạc của điện Kremlin nhằm đa dạng hóa nền kinh tế nước Nga hầu như đều thất bại. Năng suất lao động tiếp tục ở mức thấp kinh niên, và đầu tư – bao gồm cả nội địa và nước ngoài – đều cạn kiệt. Đáng buồn là, khả năng thay đổi dường như sẽ không xảy ra. Trong những điều kiện hiện nay, yếu tố giá năng lượng cao hơn hay gỡ bỏ các lệnh cấm vận sẽ khó mà đủ để làm hồi sinh nền kinh tế đang hấp hối này. Continue reading “Tương lai mù mịt của nước Nga”

Làn sóng thánh chiến thứ tư

PX*3924134

Nguồn: Carl Bildt, “The Fourth Jihadist wave”, Project Syndicate, 22/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các ngôn từ mạnh mẽ đã xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc tranh luận về việc làm thế nào để chống lại mối đe dọa khủng bố thánh chiến. Những người dẫn các chương trình tọa đàm trên truyền hình dự đoán về thời điểm giành lại quyền kiểm soát Raqqa thuộc Syria hay Mosul thuộc Iraq từ tay Nhà nước Hồi giáo (ISIS), hàm ý rằng việc giải phóng những thành phố này ít nhất là sẽ đánh dấu sự bắt đầu chấm dứt vấn đề. Và vào tháng 12, Ted Cruz, một ứng viên Cộng hòa trong cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ, còn đi xa tới mức nói về những cuộc tấn công hạt nhân (nhằm vào ISIS) như sau: “Tôi không biết liệu cát có thể phát sáng trong bóng tối không, nhưng chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời cho điều đó,” ông nói. Continue reading “Làn sóng thánh chiến thứ tư”

Tâm trạng của nước Mỹ trước bầu cử

vote-buttons

Nguồn: Richard N. Haass, “The State of the United States”, Project Syndicate, 24/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vẫn còn hơn một nửa năm nữa mới tới, và không thể biết chắc ai sẽ được đề cử để đại diện cho hai đảng lớn, và càng không thể biết chắc ai sẽ là vị chủ nhân thứ 45 của Nhà Trắng. Nhưng cũng không phải quá sớm để đánh giá tâm trạng của hơn 320 triệu người dân nước này và ý nghĩa của nó đối với người sẽ chiến thắng cuối cùng trong cuộc bầu cử mà hẳn đối với đại đa số mọi người trên thế giới chính là một bộ phim truyền hình chính trị không hồi kết.

Tâm trạng đa số tại nước Mỹ thời gian này là sự lo lắng bao trùm, nếu không muốn nói là sự tức giận tuyệt đối. Tờ Washington Post gần đây đã xuất bản một chuỗi các bài báo gồm 4 phần, cho thấy sự giận dữ của người dân nhắm tới Phố Wall, người Hồi Giáo, các hiệp định thương mại, Washington, các vụ bắn súng của cảnh sát, Tổng thống Barack Obama, Đảng Cộng hòa, người nhập cư và các mục tiêu khác. Continue reading “Tâm trạng của nước Mỹ trước bầu cử”

Brexit sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ?

20160305_fnp502

Nguồn: Harold James,”Will Brexit break the pound?”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuyên bố gần đây của chính phủ Anh rằng một cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Anh trong Liên minh châu Âu sẽ được tổ chức vào ngày 23/6 đã nhanh chóng gây ra sự sụt giảm đáng kể giá trị đồng bảng Anh. Biến động tỷ giá đồng bảng sẽ tiếp tục diễn ra cho đến trước cuộc trưng cầu dân ý, và càng mạnh mẽ hơn tại những thời điểm khi việc bỏ phiếu ủng hộ “Brexit” (Anh ra khỏi EU) có nhiều khả năng xảy ra. Kết quả có thể là một lời tiên đoán tự trở thành hiện thực mà trong đó bất ổn thị trường và chính trị càng khiến các cử tri Anh muốn từ bỏ EU – một kết quả cực kỳ nguy hiểm cho họ và cả những người dân châu Âu khác.

Những tác động chính trị này gợi nhớ tới trải nghiệm của thế kỷ 20, khi giá trị ngoại tệ của đồng bảng là nỗi ám ảnh quốc gia tại Anh và các cuộc khủng hoảng tiền tệ thường phá hủy uy tín của các chính phủ và gây tổn hại chính trị. Continue reading “Brexit sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ?”