Tại sao Trung Quốc sẽ không từ bỏ mô hình kinh tế nhiều vấn đề của mình?

Nguồn: Zongyuan Zoe Liu, “Why China Won’t Give Up on a Failing Economic Model,” Foreign Affairs, 31/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gói kích thích mới của Bắc Kinh có thể giúp đạt được các mục tiêu ngắn hạn của Tập Cận Bình, nhưng triển vọng dài hạn vẫn chưa chắc chắn.

Cuối tháng 9, sau nhiều tháng không đạt được mục tiêu tăng trưởng hậu đại dịch, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu triển khai một loạt các biện pháp kích thích kinh tế. Cho đến nay, các biện pháp này bao gồm hỗ trợ thị trường chứng khoán, nới lỏng chính sách tiền tệ, tái cấp vốn cho các ngân hàng nhà nước lớn, và một số biện pháp kích thích tài khóa hạn chế. Tổng số tiền và thông tin chi tiết của các biện pháp kích thích tài khóa sẽ được tiết lộ sau kỳ bầu cử ở Mỹ, sau cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội Trung Quốc) vào đầu tháng 11, nhưng Thứ trưởng Tài chính Liêu Mẫn đã mô tả rằng chúng có “quy mô khá lớn.” Bằng cách công bố các biện pháp này, Bắc Kinh cuối cùng cũng thừa nhận điều mà người dân Trung Quốc và thế giới đã biết từ lâu: nền kinh tế Trung Quốc đang gặp rắc rối lớn. “Trung Hoa mộng” – tầm nhìn của Tập về việc tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế vào năm 2035 và đạt được sự thịnh vượng trên diện rộng – đang dần tan biến. Nhưng liệu các biện pháp kích thích mới này có hiệu quả hay không? Continue reading “Tại sao Trung Quốc sẽ không từ bỏ mô hình kinh tế nhiều vấn đề của mình?”

Đâu mới là cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự của Trung Quốc?

Nguồn: Zongyuan Zoe Liu, “China’s Real Economic Crisis,” Foreign Affairs, 06/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Bắc Kinh không chịu từ bỏ một mô hình thất bại?

Nền kinh tế Trung Quốc đang bế tắc. Sau quyết định của Bắc Kinh – đột ngột chấm dứt chính sách “zero COVID” hà khắc vào cuối năm 2022, nhiều nhà quan sát cho rằng động lực tăng trưởng của Trung Quốc sẽ nhanh chóng quay trở lại. Sau nhiều năm phong tỏa vì đại dịch khiến một số lĩnh vực kinh tế gần như đình trệ, việc đất nước mở cửa trở lại được cho là sẽ châm ngòi cho một sự phục hồi mạnh mẽ. Nhưng thay vào đó, sự phục hồi đã chững lại, với GDP tăng trưởng chậm chạp, niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm, xung đột ngày càng gay gắt với phương Tây, và giá bất động sản lao dốc khiến một số công ty lớn nhất nước vỡ nợ. Vào tháng 7/2024, dữ liệu chính thức của Trung Quốc tiết lộ rằng tăng trưởng GDP đang tụt lại sau mục tiêu của chính phủ, khoảng 5%. Chính phủ cuối cùng đã cho phép người dân Trung Quốc rời khỏi nhà, nhưng họ không thể ra lệnh cho nền kinh tế trở lại sức mạnh trước đây. Continue reading “Đâu mới là cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự của Trung Quốc?”

Châu Âu cần một chính sách Trung Quốc của riêng mình

Nguồn: Liana Fix và Zongyuan Zoe Liu, “Europeans Need to Trump-Proof China Policy,” Foreign Policy, 14/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ là một đồng minh khó đoán – nhưng Bắc Kinh không phải là lựa chọn tốt hơn.

Châu Âu và Trung Quốc đang tận hưởng mùa xuân ngoại giao sau một mùa đông dài vì Trung Quốc ủng hộ cuộc chiến chống Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Vào tháng 4, một phái đoàn doanh nghiệp lớn đã tháp tùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong chuyến đi tới Trung Quốc, chuyến thăm thứ hai của ông kể từ khi nhậm chức, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã tới Paris, Budapest, và Belgrade vào đầu tháng 5. Continue reading “Châu Âu cần một chính sách Trung Quốc của riêng mình”