31/08/1897: Thomas Edison nhận bằng sáng chế cho Kinetograph

Nguồn: Thomas Edison patents the Kinetograph, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, Thomas Edison đã nhận được bằng sáng chế cho chiếc máy quay phim của mình, Kinetograph. Trước đó, Edison đã phát triển máy ảnh và thiết bị xem hình ảnh từ đầu thập niên 1890 và cũng từng tổ chức một số buổi xem thử.

Chiếc máy ảnh này dựa trên các nguyên tắc chụp ảnh mà những nhà tiên phong trong lĩnh vực chụp ảnh tĩnh Joseph Nicephone Niepce và Louis Daguerre của Pháp đề xuất. Năm 1877, nhà phát minh Edward Muybridge đã phát triển hình thức sơ khai của ảnh động sau khi Leland Stanford, thống đốc bang California, đề nghị ông phát triển các nghiên cứu bằng hình ảnh về động vật đang chuyển động. Continue reading “31/08/1897: Thomas Edison nhận bằng sáng chế cho Kinetograph”

30/04/1897: J.J. Thomson tuyên bố phát hiện ra electron

Nguồn: British physicist J.J. Thomson announces the discovery of electrons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, nhà vật lý người Anh J.J. Thomson tuyên bố khám phá rằng nguyên tử được tạo nên từ các thành phần nhỏ hơn. Phát hiện này đã cách mạng hóa cách mà các nhà khoa học nghĩ về nguyên tử, đồng thời tạo ra sự phân nhánh lớn trong ngành vật lý. Mặc dù Thompson gọi chúng là “hạt” (corpuscle), những gì ông tìm thấy ngày nay thường được gọi là điện tử (electron).

Ở thời điểm đó, nhân loại đã phát hiện ra dòng điện và khai thác thành công hiệu quả của nó, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa quan sát được cấu thành nguyên tử. Thomson, một giáo sư uy tín tại Cambridge, đã xác định sự tồn tại của electron thông qua nghiên cứu các tia âm cực. Ông kết luận rằng các hạt tạo thành các tia sáng nhẹ hơn 1.000 lần so với nguyên tử nhẹ nhất, điều đó chứng minh rằng có tồn tại thứ vật chất nhỏ hơn cả nguyên tử. Thomson đã ví thành phần của nguyên tử với món bánh pudding mận, với các “hạt” tích điện âm nằm rải rác trong một trường tích điện dương. Continue reading “30/04/1897: J.J. Thomson tuyên bố phát hiện ra electron”

19/04/1897: Cuộc đua Boston Marathon đầu tiên được tổ chức

Nguồn: First Boston Marathon held, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, John J. McDermott người New York đã giành chiến thắng trong cuộc đua Boston Marathon đầu tiên với thành tích là 2 giờ 55 phút 10 giây.

Boston Marathon là đứa con tinh thần của các thành viên Hiệp hội Điền kinh Boston cùng người quản lý tuyển Olympic Mỹ, John Graham, người được truyền cảm hứng từ cuộc đua marathon tại Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên ở Athens năm 1896. Với sự hỗ trợ của doanh nhân người Boston, Herbert H. Holton, nhiều tuyến đường khác nhau đã được đưa vào xem xét, trước khi một đoạn đường dài 24,5 dặm từ Irvington Oval ở Boston đến Metcalf’s Mill tại Ashland được chọn để tổ chức cuộc đua. Continue reading “19/04/1897: Cuộc đua Boston Marathon đầu tiên được tổ chức”

26/05/1897: Tiểu thuyết Dracula chính thức được bán ở London

Nguồn: Dracula goes on sale in London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, những bản sao đầu tiên của tiểu thuyết ma cà rồng kinh điển Dracula của nhà văn người Ireland, Bram Stoker, đã bắt đầu xuất hiện trong các hiệu sách ở London.

Dù có tuổi thơ ốm yếu, Stoker lớn lên vẫn trở thành một ngôi sao bóng đá tại trường Đại học Trinity, Dublin. Sau khi tốt nghiệp, ông vừa làm nhân viên tại Lâu đài Dublin suốt 10 năm, vừa viết các bài phê bình kịch cho tờ Dublin Mail. Nhờ đó, Stoker đã gặp nam diễn viên nổi tiếng Sir Henry Irving, người đã thuê ông làm quản lý. Stoker tiếp tục làm công việc này ba thập niên tiếp theo, đảm nhiệm việc viết một lượng thư từ rất lớn cho Irving, và đi cùng ông trong các chuyến lưu diễn ở Mỹ. Suốt những năm này, Stoker bắt đầu viết một số truyện kinh dị cho các tạp chí, và vào năm 1890, ông đã xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình, The Snake’s Pass. Continue reading “26/05/1897: Tiểu thuyết Dracula chính thức được bán ở London”