Có phải Einstein là người chống phân biệt chủng tộc?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1922 nhà khoa học người Đức Albert Einstein được trao giải Nobel Vật lý. Cũng năm đó ông cùng vợ là bà Elsa làm một chuyến du lịch dài tới 5 tháng rưỡi để khám phá vùng Viễn Đông và Trung Đông.

Trong chuyến đi này ông bà từng được Hoàng hậu Nhật Bản tiếp và mời cơm, được yết kiến Vua Tây Ban Nha. Einstein đã ghi chép chuyến du lịch ấy trong cuốn nhật ký của mình, trong đó đôi khi ông dùng những từ ngữ có tính chất phân biệt chủng tộc khá nặng nề để ghi lại ấn tượng của mình về người dân ở Hong Kong, Singapore, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ và Pakistan, là những nơi ông có dừng lại thăm. Continue reading “Có phải Einstein là người chống phân biệt chủng tộc?”

14/12/1900: Sự ra đời của thuyết lượng tử

Nguồn: The birth of quantum theory, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1900, nhà vật lý học người Đức Max Planck công bố nghiên cứu đột phá của ông về ảnh hưởng của bức xạ đối với một vật đen (blackbody), và thuyết lượng tử của vật lý hiện đại đã ra đời.

Thông qua các thí nghiệm vật lý, Planck đã chứng minh rằng năng lượng, trong một số tình huống nhất định, có thể thể hiện các đặc tính của vật chất. Theo các lý thuyết của vật lý cổ điển, năng lượng chỉ là một hiện tượng giống như sóng liên tục, không phụ thuộc vào đặc tính của vật chất. Lý thuyết Planck, cho rằng năng lượng bức xạ được tạo thành từ các thành phần giống như hạt, được gọi là quanta. Continue reading “14/12/1900: Sự ra đời của thuyết lượng tử”

14/03/1879: Ngày sinh Albert Einstein

Nguồn: Albert Einstein born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1879, Albert Einstein – con trai của một kỹ sư điện người Do Thái sinh sống ở Ulm, Đức – đã ra đời. Lý thuyết tương đối (thuyết tương đối rộng và thuyết tương đối hẹp) của Einstein đã làm thay đổi quan điểm của con người về vũ trụ, đồng thời công trình về lý thuyết hạt và năng lượng của ông đã làm nền tảng cho cơ học lượng tử, và sau này là bom nguyên tử.

Sau quãng đời thơ ấu ở Đức và Ý, Einstein đến theo học vật lý và toán học tại Học viện Bách khoa Liên bang tại Zurich, Thụy Sĩ. Ông trở thành một công dân Thụy Sĩ và đã được nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Zurich trong khi làm việc tại Cục Bằng Sáng chế Thụy Sĩ ở Bern vào năm 1905. Đây cũng là năm mà các nhà sử học nghiên cứu sự nghiệp của Einstein gọi là annus mirabilis – “Năm Kỳ diệu” – khi ông cho xuất bản năm nghiên cứu lý thuyết vốn có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của ngành vật lý hiện đại. Continue reading “14/03/1879: Ngày sinh Albert Einstein”

Tại sao Einstein nổi tiếng?

albert_einstein_6-wallpaper-1366x768

Nguồn: Andrew Robinson, “Why is Einstein Famous?”, Project Syndicate, 25/11/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Albert Einstein công bố thành tựu lớn nhất của ông, thuyết tương đối rộng, ở Berlin một thế kỷ trước, vào ngày 25/11/1915. Trong nhiều năm, hầu như không có bất kỳ nhà vật lý nào có thể hiểu được lý thuyết này. Nhưng, kể từ những năm 1960, sau nhiều thập niên tranh cãi, hầu hết các nhà vũ trụ học đã xem thuyết tương đối rộng là lời giải thích tốt nhất hiện có, nếu không muốn nói là bản mô tả hoàn thiện, về các cấu trúc được quan sát thấy của vũ trụ, bao gồm cả lỗ đen.

Tuy nhiên, ngay cả cho đến ngày nay, hầu như không ai ngoài các chuyên gia có thể hiểu được thuyết tương đối rộng – không giống như thuyết chọn lọc tự nhiên, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, và lưỡng tính sóng – hạt trong lý thuyết lượng tử chẳng hạn. Vậy tại sao Einstein lại là nhà khoa học nổi tiếng nhất và được trích dẫn (và trích dẫn sai) nhiều nhất trên thế giới – vượt xa cả Isaac Newton hay Stephen Hawking – cũng như là một điển hình cho thiên tài? Continue reading “Tại sao Einstein nổi tiếng?”