14/01/1980: Giá vàng đột ngột tăng vọt

Nguồn: Gold prices soar, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, sau khi không còn bị chính phủ kiểm soát, giá vàng đã bất ngờ tăng mạnh, đạt mức kỷ lục mới, vượt quá 800 USD/ounce.

Vàng nằm rải rác khắp nơi trong vỏ trái đất, và ngay từ thời cổ đại đã được xem là kim loại quý vì tính khan hiếm và ứng dụng trong luyện kim. Trước thế kỷ 19, hầu hết các quốc gia đều duy trì một hệ thống tiền tệ lưỡng kim, thường bao gồm vàng nhưng chủ yếu vẫn là bạc. Kể từ năm 1821, khởi đầu từ Vương quốc Anh, các đơn vị tiền tệ có thể được quy đổi thành một lượng vàng cố định, một sự thay đổi mà Anh hy vọng sẽ giúp ổn định nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của mình. Continue reading “14/01/1980: Giá vàng đột ngột tăng vọt”

Điều gì xảy ra nếu hệ thống Bretton Woods II sụp đổ?

Nguồn: What comes after Bretton Woods II?”, The Economist, 13/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Hoa Kỳ không còn cần phải cạnh tranh với một tay bị trói sau lưng”, Richard Nixon, lúc đó là tổng thống Mỹ, nói với người dân của mình như vậy vào tháng 8 năm 1971. Với bài phát biểu đó, ông đã báo trước sự kết thúc của trật tự kinh tế hậu Thế chiến II, chấm dứt việc chuyển đổi đồng đô la Mỹ sang vàng và tăng thuế đối với hàng nhập khẩu. Sự tồn tại của trật tự ngày hôm nay, vốn xuất hiện sau những hỗn loạn xảy ra sau đó, giờ đây trông ngày càng mong manh hơn. Trong các trường hợp khác, sự sụp đổ của nó có thể không làm người ta thương tiếc. Nhưng với mỗi ngày tháng 8 này trôi qua, triển vọng cho một sự thay đổi tốt đẹp từ một chế độ tiền tệ toàn cầu này sang một chế độ khác trông ngày càng khó khăn hơn. Continue reading “Điều gì xảy ra nếu hệ thống Bretton Woods II sụp đổ?”

05/06/1933: Mỹ từ bỏ bản vị vàng

Nguồn:FDR takes United States off gold standard,” History.com (truy cập ngày 04/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 5 tháng 6 năm 1933, Mỹ ngừng áp dụng chế độ bản vị vàng, một hệ thống tiền tệ mà trong đó tiền tệ được bảo đảm bằng vàng, khi Quốc hội ban hành một nghị quyết chung vô hiệu hóa quyền yêu cầu thanh toán bằng vàng của chủ nợ. Hoa Kỳ đã áp dụng chế độ bản vị vàng từ năm 1879, ngoại trừ một lệnh cấm xuất khẩu vàng trong Thế chiến thứ nhất, nhưng sự thất bại của hệ thống ngân hàng trong thời kỳ Đại Suy thoái những năm 1930 đã khiến công chúng lo sợ và tích trữ vàng, khiến chính sách này không thể đứng vững.

Ít lâu sau khi nhậm chức vào tháng 3 năm 1933, Roosevelt đã tuyên bố tạm ngừng hoạt động các ngân hàng trên toàn quốc để ngăn chặn một cuộc rút tiền gửi đột biến từ những khách hàng thiếu niềm tin vào nền kinh tế. Ông cũng cấm các ngân hàng trả bằng vàng hay xuất khẩu nó. Theo lý thuyết kinh tế của Keynes, một trong những cách tốt nhất để chống lại một cuộc suy thoái kinh tế là tăng cung tiền. Và nếu tăng lượng vàng mà Cục Dự trữ Liên bang nắm giữ thì nó sẽ có khả năng tăng cung tiền cao hơn. Khi phải đối mặt với những áp lực tương tự, Vương quốc Anh đã từ bỏ bản vị vàng trong năm 1931, và Roosevelt đã lưu ý điều đó. Continue reading “05/06/1933: Mỹ từ bỏ bản vị vàng”