23/09/1933: Các nhà địa chất học của Standard Oil đến Ả Rập Saudi

Nguồn: Standard Oil geologists arrive in Saudi Arabia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, một nhóm các nhà địa chất người Mỹ đã đến cảng Jubail ở Vịnh Ba Tư thuộc Ả Rập Saudi và bắt đầu hành trình tiến vào sa mạc. Tháng 7 năm đó, với việc phát hiện ra một mỏ dầu khổng lồ ở Ghawar, Quốc vương Ả Rập Saudi Abdel Aziz đã cấp cho công ty Standard Oil của California một thư nhượng quyền cho phép “thăm dò, tìm kiếm, khoan, chiết xuất, sản xuất và vận chuyển” dầu mỏ và “vật chất bitumen tương tự” ở Miền Đông rộng lớn của nước ông. Về phần mình, Standard Oil ngay lập tức cử các nhà khoa học đến xác định vị trí có lợi nhất để bắt đầu khai thác. Continue reading “23/09/1933: Các nhà địa chất học của Standard Oil đến Ả Rập Saudi”

12/03/1933: Roosevelt phát sóng chương trình “trò chuyện bên bếp lửa” đầu tiên

Nguồn: FDR broadcasts first “fireside chat” during the Great Depression, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, tám ngày sau khi nhậm chức, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã có bài phát biểu đầu tiên trên đài phát thanh quốc gia – còn được gọi là cuộc “trò chuyện bên bếp lửa” (fireside chat) – được phát sóng trực tiếp từ Nhà Trắng.

Roosevelt bắt đầu bài phát biểu thật đơn giản: “Tôi muốn dành vài phút nói chuyện với người dân Mỹ về ngân hàng.” Tiếp đến, tổng thống giải thích quyết định gần đây của mình là đóng cửa các ngân hàng quốc gia để ngăn chặn tình trạng rút tiền ồ ạt, do các nhà đầu tư hoảng sợ về khả năng ngân hàng sụp đổ. Roosevelt cho biết, các ngân hàng sẽ mở cửa trở lại vào ngày hôm sau, và ông cảm ơn công chúng vì đã “kiên nhẫn và bình tĩnh” trong “kỳ nghỉ ngân hàng”. Continue reading “12/03/1933: Roosevelt phát sóng chương trình “trò chuyện bên bếp lửa” đầu tiên”

15/02/1933: Tổng thống F.D. Roosevelt thoát mưu sát ở Miami

Nguồn: FDR escapes assassination attempt in Miami, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, một thợ làm gạch – khi ấy đang loạn trí và thất nghiệp – tên là Giuseppe Zangara đã hét lên “Có quá nhiều người đang chết đói!” và nã súng vào tổng thống Mỹ vừa đắc cử, Franklin D. Roosevelt.

Trên ghế sau của chiếc xe mui trần trong chuyến công du của mình, Roosevelt chỉ vừa mới kết thúc bài phát biểu ở Bayfront Park, Miami, thì Zangara đã nổ súng bắn ra sáu phát đạn. Đã có tổng cộng năm người trúng đạn. Tổng thống may mắn không gặp chấn thương, nhưng Thị trưởng Chicago, Anton Cermak, người cũng có mặt lúc đó, đã bị đạn găm vào bụng. Continue reading “15/02/1933: Tổng thống F.D. Roosevelt thoát mưu sát ở Miami”

05/01/1933: Khởi công xây dựng Cầu Cổng Vàng

Nguồn: Golden Gate Bridge is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, Cầu Cổng Vàng chính thức bắt đầu xây dựng, khi các công nhân bắt đầu đào 302 nghìn mét khối đất để chuẩn bị cho công trình cầu treo khổng lồ.

Sau Cơn sốt Vàng bùng nổ vào năm 1849, các nhà đầu cơ nhận ra vùng đất phía bắc vịnh San Francisco sẽ tăng giá trị nếu khả năng tiếp cận thành phố được cải thiện. Chẳng mấy chốc, một kế hoạch đã được ấp ủ để xây dựng một cây cầu bắc qua Cổng Vàng (Golden Gate), một eo biển hẹp sâu 122m, đóng vai trò là cửa vịnh San Francisco, để kết nối bán đảo San Francisco với cực nam của Hạt Marin. Continue reading “05/01/1933: Khởi công xây dựng Cầu Cổng Vàng”

05/12/1933: Thời kỳ cấm rượu ở Mỹ chấm dứt

Nguồn: Prohibition ends, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1933, bản Tu chính án 21 của Hiến pháp Hoa Kỳ được phê chuẩn, bãi bỏ Tu chính án 18 và chấm dứt kỷ nguyên cấm rượu toàn quốc ở Mỹ. Vào lúc 05 giờ 32 phút chiều, Utah đã trở thành tiểu bang thứ 36 phê chuẩn bản tu chính án, giúp đạt được tỷ lệ đa số cần thiết ba phần tư các bang phê chuẩn. Pennsylvania và Ohio đã phê chuẩn trước đó cùng ngày.

Phong trào cấm uống rượu bắt đầu vào đầu thế kỷ 19, khi những người Mỹ lo ngại về các tác động bất lợi của việc uống rượu đã bắt đầu hình thành các cộng đồng không uống rượu. Vào cuối thế kỷ 19, các nhóm này đã trở thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ, thực hiện vận động ở cấp tiểu bang và kêu gọi cấm rượu trên phạm vi toàn quốc. Một số bang đã cấm sản xuất hoặc bán rượu trong phạm vi biên giới của mình. Continue reading “05/12/1933: Thời kỳ cấm rượu ở Mỹ chấm dứt”

05/06/1933: Mỹ từ bỏ bản vị vàng

Nguồn:FDR takes United States off gold standard,” History.com (truy cập ngày 04/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 5 tháng 6 năm 1933, Mỹ ngừng áp dụng chế độ bản vị vàng, một hệ thống tiền tệ mà trong đó tiền tệ được bảo đảm bằng vàng, khi Quốc hội ban hành một nghị quyết chung vô hiệu hóa quyền yêu cầu thanh toán bằng vàng của chủ nợ. Hoa Kỳ đã áp dụng chế độ bản vị vàng từ năm 1879, ngoại trừ một lệnh cấm xuất khẩu vàng trong Thế chiến thứ nhất, nhưng sự thất bại của hệ thống ngân hàng trong thời kỳ Đại Suy thoái những năm 1930 đã khiến công chúng lo sợ và tích trữ vàng, khiến chính sách này không thể đứng vững.

Ít lâu sau khi nhậm chức vào tháng 3 năm 1933, Roosevelt đã tuyên bố tạm ngừng hoạt động các ngân hàng trên toàn quốc để ngăn chặn một cuộc rút tiền gửi đột biến từ những khách hàng thiếu niềm tin vào nền kinh tế. Ông cũng cấm các ngân hàng trả bằng vàng hay xuất khẩu nó. Theo lý thuyết kinh tế của Keynes, một trong những cách tốt nhất để chống lại một cuộc suy thoái kinh tế là tăng cung tiền. Và nếu tăng lượng vàng mà Cục Dự trữ Liên bang nắm giữ thì nó sẽ có khả năng tăng cung tiền cao hơn. Khi phải đối mặt với những áp lực tương tự, Vương quốc Anh đã từ bỏ bản vị vàng trong năm 1931, và Roosevelt đã lưu ý điều đó. Continue reading “05/06/1933: Mỹ từ bỏ bản vị vàng”