Học giả trăm tuổi Châu Hữu Quang bàn về Trung Quốc (P2)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Phần 1

Hỏi: Về văn hóa thì sao, phải chăng TQ đã tiến sang giai đoạn khoa học?

CHQ: Đặc điểm của thần học là dựa vào “Mệnh trời” [thiên mệnh]. Huyền học thì coi trọng “suy lý”. Khoa học coi trọng “Chứng cớ thực tế” [thực chứng]. Xin nêu một ví dụ: giai đoạn thần học nói mặt trời không chuyển động; về sau thấy mặt trời mọc phía Đông, lặn phía Tây bèn kết luận mặt trời quay xung quanh trái đất – đó là huyền học, không có chứng cớ thực, nhưng vào thời ấy là một tiến bộ lớn. Trong giai đoạn khoa học, người ta đưa ra thuyết trái đất xoay xung quanh mặt trời. Continue reading “Học giả trăm tuổi Châu Hữu Quang bàn về Trung Quốc (P2)”

Học giả trăm tuổi Châu Hữu Quang bàn về Trung Quốc (P1)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành 

Hỏi: Cụ cho rằng Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay đang đứng ở vị trí nào trên ba mặt kinh tế, chính trị, văn hóa?

Châu Hữu Quang (CHQ): Về kinh tế, giai đoạn công nghiệp hóa Trung Quốc (TQ) lạc hậu so với phương Tây. Ngày nay công nghiệp hóa TQ có tiến bộ là nhờ công cuộc cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình. Mặt kinh tế của cải cách mở cửa là tiếp thu biện pháp “Ngoại bao” [Outsourcing: xí nghiệp gia công sản phẩm; nước ngoài bao cung cấp vốn và bao tiêu thụ sản phẩm], nói trắng ra là dùng sức lao động rẻ tiền của chúng ta để phục vụ cho nước ngoài. Chuyện này chẳng có gì vẻ vang cả, nhưng không đi con đường ấy thì chúng ta không thể phát triển. Ấn Độ cũng dùng cách này để phát triển. Chúng ta là “nhà máy của thế giới”, Ấn Độ là “văn phòng làm việc của thế giới”. Nga phê phán TQ, nói ta vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO là chịu sự bóc lột của phương Tây. Là bóc lột, nhưng khác với bóc lột thời xưa. Continue reading “Học giả trăm tuổi Châu Hữu Quang bàn về Trung Quốc (P1)”

Dân chủ hóa ở Vương quốc Bhutan

Tác giả: Châu Hữu Quang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuốn “Triều văn đạo tập” của cụ Châu Hữu Quang[1] có in bài “Dân chủ hóa ở vương quốc Bhutan” cụ viết khi 103 tuổi. Bài này từng đăng trên tạp chí “Quần ngôn” số 5 năm 2008.

Bhutan[2] là một nước nhỏ diện tích chỉ có 47 nghìn kilômet vuông nằm giữa Trung Quốc (TQ) và Ấn Độ, là nước láng giềng của TQ. Trước khi thực hành chế độ dân chủ, Bhutan là một “vương quốc” từ hình thức cho tới nội dung. Nhưng vương quốc nhỏ bé ấy khi đã nói thực hành dân chủ là thực hành dân chủ ngay. Thế mà có những nước tuy nhân dân phấn đấu vì dân chủ cả thế kỷ, các thế hệ phấn đấu đã lần lượt rời khỏi thế giới này rồi mà thế hệ sau của họ cho tới nay vẫn còn sống trong một xã hội trên thực tế là vương quốc, chuyên chế. Continue reading “Dân chủ hóa ở Vương quốc Bhutan”

30 năm nữa Trung Quốc sẽ có dân chủ!

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Mã Quốc Xuyên phỏng vấn học giả nổi tiếng Trung Quốc 105 tuổi Châu Hữu Quang.

Cụ Châu Hữu Quang (周有光), nhà ngôn ngữ học số một Trung Quốc (TQ), người được gọi là “Cha đẻ của Phương án dùng chữ Latin phiên âm Hán ngữ” vừa qua đời ngày 14/01/2017, thọ 111 tuổi.

Năm 2011, vào dịp bước sang tuổi 105, cụ Châu Hữu Quang có ba niềm vui: Tập tạp văn “Triều văn đạo tập” của cụ được Tháng đọc sách Thâm Quyến bình chọn là một trong 10 sách hay năm 2010, bản thân cụ được Hội Xúc tiến Văn hóa Trung Hoa chọn là “Nhân vật văn hóa Trung Hoa năm 2010”, Tuần san Nhân vật phương Nam chọn cụ là “Nhân vật hấp dẫn năm 2010”. Continue reading “30 năm nữa Trung Quốc sẽ có dân chủ!”

Chu Hữu Quang: Cha đẻ bính âm, nhà bất đồng chính kiến

Nguồn: Margalit Fox, “Zhou Youguang, Who Made Writing Chinese as Simple as ABC, Dies at 111,” The New York Times, 14/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ông Chu Hữu Quang (Zhou Youguang), người được biết đến với tư cách là cha đẻ của bính âm Hán ngữ (pinyin) vì đã tạo nên một hệ thống viết chữ Hán bằng bảng chữ cái Latinh vốn trở thành tiêu chuẩn quốc tế kể từ khi được giới thiệu cách đây khoảng 60 năm, đã qua đời hôm thứ Bảy ở Bắc Kinh. Ông thọ 111 tuổi.

Trong những thập niên gần đây, với sự tự tin vì có tuổi thọ trời ban, ông Chu cũng là một người phê bình thẳng thắn chính quyền Trung Quốc.

“Họ làm được gì,” ông hỏi thẳng trong một cuộc phỏng vấn với BBC năm 2012. “Đến bắt tôi đi?” Continue reading “Chu Hữu Quang: Cha đẻ bính âm, nhà bất đồng chính kiến”