Vì sao Nga đình chỉ tham gia Hiệp ước New START?

Tác giả: Đinh Lê Hồng Giang

Trong Thông điệp Liên bang ngày 21 tháng Hai năm 2023, Tổng thống V. Putin đã ra tuyên bố Nga tạm thời ngưng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược New START. Sự kiện này ngay lập tức trở thành vấn đề chính trị nóng nhất của nghị sự quốc tế. Trong bối cảnh đối đầu chiến lược gay gắt với Mỹ và phương Tây, hành động của Tổng thống Nga hoàn toàn lô-gíc song lại làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới, đe doạ an ninh toàn cầu.

Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược New START được ký hồi tháng Tư năm 2010 là thoả thuận song phương giữa Nga và Mỹ về kiểm soát số lượng vũ khí hạt nhân và phương tiện vận chuyển chúng. Theo đó, mỗi bên cắt giảm đầu đạn hạt nhân đã triển khai xuống 1550 đơn vị; đồng thời giới hạn tối đa 700 đơn vị đối với các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và oanh tạc cơ hạng nặng. New START là nỗ lực chung của cả Nga và Mỹ trong nhiều năm nhằm duy trì lòng tin chiến lược giữa hai siêu cường quân sự. Hiệp ước này tiếp tục được gia hạn thêm 5 năm từ tháng Một năm 2021. Continue reading “Vì sao Nga đình chỉ tham gia Hiệp ước New START?”

Xung đột Ukraina: Phân tích quan điểm của Nga qua Chủ nghĩa kiến tạo

Tác giả: Gofman Artem & Đinh Hồng Giang

“Chiến dịch quân sự đặc biệt” mà chính quyền Nga đang tiến hành trên lãnh thổ của Ukraina đã làm bùng nổ trong cộng đồng quốc tế những tranh cãi về bản chất của cuộc xung đột và các phương án khả thi để chấm dứt khủng hoảng này. Khi giao tranh đang tiếp diễn, sẽ là quá sớm để xác định kết quả giữa các bên, nhưng chúng ta hoàn toàn có khả năng làm sáng tỏ nguồn gốc cho cuộc đụng độ ở Ukraina thông qua lý thuyết quan hệ quốc tế.

Trong bài viết này, các tác giả cố gắng làm rõ quan điểm của Nga khi áp dụng biện pháp quân sự đối với Ukraina. Mục tiêu này được thúc đẩy bởi hai lý do sau. Thứ nhất, hiện có quá nhiều xuất bản về quan điểm của Nga, song chiến tranh thông tin đã để lại rất ít hoặc đã xoá bỏ hoàn toàn không gian cho các nghiên cứu công bằng, chưa kể tới những ảnh hưởng của “chứng sợ Nga” (Russophobia) đang tăng lên trên quy mô toàn cầu. Thứ hai, Nga là một trong những chủ thể chính trong cuộc khủng hoảng này, do vậy việc thấu hiểu quan điểm của Nga là điều kiện cần thiết để đạt được hoà bình trong tương lai gần. Continue reading “Xung đột Ukraina: Phân tích quan điểm của Nga qua Chủ nghĩa kiến tạo”

Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Tác giả: Đinh Lê Hồng Giang

Quan hệ Việt-Nga hiện nay đang có những bước phát triển tích cực với việc thiết lập mô hình đối tác chiến lược toàn diện và thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU). Trong nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa liên kết kinh tế và thương mại song phương, lãnh đạo hai nước đã đặt mục tiêu cuối năm 2020 phải đưa kim ngạch thương mại Việt-Nga đạt 10 tỷ USD. Tuy nhiên, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã khiến cho mục tiêu này khó có thể trở thành hiện thực. Continue reading “Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga trong bối cảnh đại dịch Covid-19”

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới quan hệ Nga-Trung

Tác giả: Đinh Lê Hồng Giang

Đại dịch coronavirus về cơ bản sẽ không làm thay đổi cấu trúc trục chiến lược Moskva và Bắc Kinh song sẽ tạo ra những tổn thương cho mối quan hệ vốn không hề đơn giản này. Nước Nga sẽ càng trở nên phụ thuộc hơn vào Trung Quốc trong bối cảnh bất ổn giá dầu và suy thoái kinh tế toàn cầu sau đại dịch.

Ngay khi dịch bệnh mới chỉ bắt đầu phát triển tại Trung Quốc, Moskva đã có phản ứng hết sức quyết liệt, gây khó hiểu cho phía Bắc Kinh. Vào thời điểm ấy, mặc dù chưa có ca nhiễm nào trong nước, chính phủ Nga đã ngay lập tức hạn chế rồi đình chỉ các chuyến bay, phong toả đường biên giới, ngắt kết nối các tuyến vận chuyển đường sắt. Sau đó Nga ra chỉ thị cấm nhập cảnh tạm thời công dân Trung Quốc, chú trọng kiểm tra thân nhiệt người gốc Á ở toàn bộ hệ thống giao thông công cộng. Nga cũng đã trục xuất cả trăm Hoa kiều do vi phạm luật cách ly. Continue reading “Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới quan hệ Nga-Trung”

Việt Nam và chiến lược Đại Á-Âu của Liên bang Nga

Tác giả: Đinh Lê Hồng Giang

Quan hệ Nga-Việt đang ở giai đoạn nồng ấm nhất kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô. Trong các thông cáo báo chí, lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên nhấn mạnh về tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp và bày tỏ mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ song phương. Năm 2019 đánh dấu các sự kiện quan trọng trong lịch sử bang giao hai nước: kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Nga-Việt (1994-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950-2020). Đồng thời, năm nay cũng được ấn định là “năm chéo”, năm Nga tại Việt Nam và năm Việt Nam tại Nga.

Việt Nam là một trong số ít đối tác chiến lược toàn diện của Nga ở khu vực Á-Âu. Việc phát triển quan hệ Nga-Việt đóng vai trò như thế nào trong chiến lược xoay trục về phía Đông của Liên bang Nga hiện nay? Continue reading “Việt Nam và chiến lược Đại Á-Âu của Liên bang Nga”