05/06/1947: George Marshall kêu gọi viện trợ cho châu Âu

Nguồn: George Marshall calls for aid to Europe, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, trong một trong những bài phát biểu quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh, Ngoại trưởng George C. Marshall đã kêu gọi Mỹ hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế của Châu Âu sau chiến tranh. Bài phát biểu của ông đã cung cấp động lực cho cái được gọi là Kế hoạch Marshall, theo đó Mỹ gửi hàng tỷ USD đến Tây Âu để xây dựng lại những quốc gia bị chiến tranh tàn phá.

Trong năm 1946 sang năm 1947, thảm họa kinh tế đã bao trùm Tây Âu. Thế chiến II đã gây ra thiệt hại to lớn. Nền kinh tế tê liệt của Anh và Pháp không đủ sức gầy dựng lại hoạt động kinh tế của khu vực. Đức, đất nước từng là động lực công nghiệp của Tây Âu, nay đã nằm trong đống đổ nát. Tình trạng thất nghiệp, vô gia cư, và thậm chí là nạn đói trở nên rất phổ biến. Continue reading “05/06/1947: George Marshall kêu gọi viện trợ cho châu Âu”

25/11/1947: Hội đồng Ngoại trưởng London họp về nước Đức

25

Nguồn: London Council of Foreign Ministers meeting begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, trong bối cảnh mà một tờ báo gọi là “bầu không khí u ám hoàn toàn”, đại diện của Mỹ, Pháp, Anh, và Liên Xô đã nhóm họp để thảo luận về số phận của châu Âu thời hậu chiến, với trọng tâm là tương lai của nước Đức.

Bầu không khí thực sự rất ảm đạm và đến tháng 12, cuộc họp đã kết thúc trong mâu thuẫn và chống đối lẫn nhau. Vấn đề xác định tương lai nước Đức – vốn đã bị chia thành nhiều phần khác nhau và bị lực lượng từ bốn nước chiếm đóng kể từ khi Thế chiến kết thúc vào năm 1945 – là chìa khóa để hiểu sự thất bại của cuộc họp này. Continue reading “25/11/1947: Hội đồng Ngoại trưởng London họp về nước Đức”

Ernest Bevin – Nhà ngoại giao thời hậu chiến

???????????????????

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Từ thập niên 1920 đến thập niên 1950, Ernest Bevin (1881-1951) là một nhân vật trung tâm trong phong trào lao động Anh và trong chính sách đối ngoại nước này. Ông giữ chức Ngoại trưởng Anh những năm cuối thập niên 1940.

Bevin sinh ngày 9 tháng 3 năm 1881 tại Somerset. Ông hầu như không được đi học ở trường và trở thành trẻ mồ côi khi mới lên 8 tuổi. Năm 11 tuổi, Bevin bắt đầu làm việc tại các xưởng đóng tàu ở Bristol, nhưng rồi ông sớm bộc lộ khả năng quản lý tổ chức xuất sắc. Ông tham gia vào Hiệp hội những người khuân vác ở bến tàu (Dockers’ Union) và đóng vai trò lớn trong sự thành lập Hiệp hội Công nhân vận tải và Người lao động (Transport and General Workers Union), đồng thời trở thành Tổng thư ký đầu tiên của Hiệp hội năm 1922. Đây là một thành tựu to lớn nếu xét đến những nỗ lực để đưa tất cả mọi người đang lao động trong rất nhiều ngành nghề xích lại gần nhau, và đoàn kết với nhau trong một hệ thống hiệp hội thống nhất. Continue reading “Ernest Bevin – Nhà ngoại giao thời hậu chiến”