24/11/1947: “Mười người Hollywood” bị tuyên mắc tội khinh thường Quốc hội

Nguồn: “Hollywood Ten″ cited for contempt of Congress, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 346-17 để phê duyệt việc áp dụng tội khinh thường đối với 10 nhà biên kịch, đạo diễn, và nhà sản xuất phim Hollywood. Những người này đã từ chối hợp tác tại các phiên điều trần liên quan đến chủ nghĩa cộng sản trong ngành công nghiệp điện ảnh, được tổ chức bởi Ủy ban Hạ viện Kiểm tra Hành động chống Mỹ (House Un-American Activities Committee, HUAC). “Mười người Hollywood” (Hollywood Ten), như tên gọi sau này của nhóm, đã bị kết án một năm tù. Tối cao Pháp viện sau đó đã duy trì các cáo buộc khinh thường. Continue reading “24/11/1947: “Mười người Hollywood” bị tuyên mắc tội khinh thường Quốc hội”

18/07/1947: Harry S. Truman ký Đạo luật Kế vị Tổng thống thứ hai

Nguồn: Harry S. Truman signs second Presidential Succession Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Tổng thống Harry S. Truman đã ký Đạo luật Kế vị Tổng thống. Đạo luật này là bản sửa đổi đạo luật kế vị cũ được thông qua vào năm 1792, trong nhiệm kỳ đầu tiên của George Washington.

Đạo luật Kế vị ban đầu chỉ định Chủ tịch Thượng viện tạm quyền là hàng kế vị đầu tiên của Tổng thống nếu ông và Phó Tổng thống đột ngột qua đời khi đang đương chức. Nếu vì lý do nào đó Chủ tịch Thượng viện tạm quyền không thể đảm nhận nhiệm vụ, thì Chủ tịch Hạ viện sẽ là người kế vị tiếp theo. Năm 1886, dưới thời chính quyền Grover Cleveland, Quốc hội đã loại bỏ cả Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện khỏi danh sách kế vị. Continue reading “18/07/1947: Harry S. Truman ký Đạo luật Kế vị Tổng thống thứ hai”

14/10/1947: Chuck Yeager bay vượt tốc độ âm thanh

Nguồn: Chuck Yeager breaks the sound barrier, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Đại úy Không quân người Mỹ Chuck Yeager đã trở thành người đầu tiên bay nhanh hơn tốc độ âm thanh.

Yeager sinh ra ở Myra, Tây Virginia, vào năm 1923. Ông trở thành phi công lái máy bay chiến đấu trong Thế chiến II và đã thực hiện 64 nhiệm vụ trên khắp châu Âu. Ông đã bắn rơi 13 máy bay Đức và bản thân cũng từng bị bắn rơi trên đất Pháp, nhưng đã thoát khỏi giam cầm nhờ sự hỗ trợ của Lực lượng Kháng chiến ngầm của Pháp (French Underground). Sau chiến tranh, ông là một trong số những tình nguyện viên được chọn bay thử máy bay động cơ tên lửa X-1 do Công ty Máy bay Bell chế tạo, để khám phá khả năng bay siêu thanh. Continue reading “14/10/1947: Chuck Yeager bay vượt tốc độ âm thanh”

09/07/1947: Florence Blanchfield trở thành nữ sĩ quan đầu tiên trong quân đội Mỹ

Nguồn: First female army officer is appointed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, trong một buổi lễ được tổ chức tại Lầu Năm Góc ở Arlington, Virginia, Tướng Dwight D. Eisenhower đã bổ nhiệm Florence Blanchfield làm trung tá trong Quân đội Mỹ, khiến bà trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ giữ quân hàm vĩnh viễn. Continue reading “09/07/1947: Florence Blanchfield trở thành nữ sĩ quan đầu tiên trong quân đội Mỹ”

20/06/1947: Ông trùm Bugsy Siegel bị ám sát

Nguồn: Bugsy Siegel, organized crime leader, is killed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Benjamin “Bugsy” Siegel, kẻ đã đưa tội phạm có tổ chức đến vùng Bờ Tây nước Mỹ, đã bị bắn chết tại nhà của cô tình nhân Virginia Hill ở Beverly Hills, California. Siegel khi đó đang nói chuyện với cộng sự của mình là Allen Smiley thì ba viên đạn bất ngờ xuyên qua cửa sổ và găm vào đầu hắn ta, khiến Siegel chết ngay lập tức. Continue reading “20/06/1947: Ông trùm Bugsy Siegel bị ám sát”

16/04/1947: Nổ phân bón khiến 581 người thiệt mạng ở Texas

Nguồn: Fertilizer explosion kills 581 in Texas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra trong quá trình chất phân bón lên tàu chở hàng Grandcamp tại một bến tàu ở Thành phố Texas, bang Texas. Gần 600 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương, còn con tàu bị nổ tung thành từng mảnh.

Ammonium nitrate đã được Quân đội Mỹ sử dụng làm chất nổ trong Thế chiến II và sau khi chiến tranh kết thúc, người ta vẫn tiếp tục sản xuất loại hóa chất này vì nó được phép dùng làm phân bón. Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa trong quá trình vận chuyển hóa chất đã trở nên lỏng lẻo hơn rất nhiều trong những năm sau chiến tranh. Continue reading “16/04/1947: Nổ phân bón khiến 581 người thiệt mạng ở Texas”

22/03/1947: Truman ra lệnh ‘kiểm tra lòng trung thành’ của công chức liên bang

Nguồn: President Truman orders loyalty checks of federal employees, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, trước những lo ngại của công chúng và các cuộc điều tra của Quốc hội về chủ nghĩa cộng sản ở Mỹ, Tổng thống Harry S. Truman đã ban hành một sắc lệnh hành pháp cho phép mở một cuộc điều tra sâu rộng về ‘lòng trung thành’ của các nhân viên liên bang.

Khi Chiến tranh Lạnh bùng phát sau Thế chiến II, những lo ngại về hoạt động của chủ nghĩa cộng sản ở Mỹ, đặc biệt là trong chính phủ liên bang, cũng bắt đầu gia tăng. Quốc hội đã mở các cuộc điều tra về ảnh hưởng của cộng sản ở Hollywood, và luật cấm đảng viên cộng sản đảm nhận chức vụ giảng dạy đã được ban hành ở một số tiểu bang. Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất đối với chính quyền Truman là những cáo buộc dai dẳng rằng các thành viên cộng sản đang hoạt động trong các cơ quan liên bang. Continue reading “22/03/1947: Truman ra lệnh ‘kiểm tra lòng trung thành’ của công chức liên bang”

17/02/1947: Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phát sóng đến Liên Xô

Nguồn: Voice of America begins broadcasts to Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, với câu nói “Xin chào! Đây là New York đang gọi” (Hello! This is New York calling), Đài tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America, VOA) đã chính thức bắt đầu các buổi phát thanh đầu tiên tới Liên Xô. Nỗ lực của VOA là một phần quan trọng trong chiến dịch tuyên truyền của Mỹ nhằm chống lại Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

VOA bắt đầu hoạt động kể từ năm 1942 với tư cách là một chương trình phát thanh được thiết kế để giải thích các chính sách của Mỹ trong Thế chiến II, và nâng cao tinh thần của các đồng minh trên khắp châu Âu, châu Á, Trung Đông, và châu Phi. Sau chiến tranh, VOA tiếp tục là một phần trong kho vũ khí tuyên truyền Chiến tranh Lạnh của Mỹ và chủ yếu hướng đến khán giả Tây Âu. Continue reading “17/02/1947: Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phát sóng đến Liên Xô”

15/08/1947: Ấn Độ và Pakistan giành độc lập

Nguồn: India and Pakistan win independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Đạo luật Ấn Độ Độc lập (Indian Independence Bill), chính thức tuyên đố nền độc lập của Ấn Độ và Pakistan dựa trên Đế chế Mogul trước đây, đã chính thức có hiệu lực kể từ nửa đêm. Thỏa thuận được chờ đợi từ lâu này đã kết thúc 200 năm cai trị của Anh; nhà lãnh đạo phong trào độc lập Mohandas Gandhi đã ca ngợi nó là “hành động cao quý nhất của Anh Quốc.”

Tuy nhiên, xung đột tôn giáo giữa những người theo đạo Hindu và đạo Hồi, vốn đã trì hoãn việc Anh trao quyền độc lập cho Ấn Độ sau Thế chiến II, đã sớm khiến cho sự phấn khởi của Gandhi phải lụi tàn. Ở phía bắc tỉnh Punjab, nơi có sự chia rẽ sâu sắc giữa một Ấn Độ do Hindu giáo thống trị và một Pakistan do Hồi giáo thống trị, hàng trăm người đã thiệt mạng chỉ trong vài ngày đầu sau khi đất nước được độc lập. Continue reading “15/08/1947: Ấn Độ và Pakistan giành độc lập”

20/11/1947: Công chúa Elizabeth kết hôn với Philip Mountbatten

Nguồn: Princess Elizabeth marries Philip Mountbatten, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1947, lễ cưới xa hoa giữa Công chúa Elizabeth và Philip Mountbatten đã diễn ra tại Tu viện Westminster ở London. Philip Mountbatten là người anh họ xa của Elizabeth, đồng thời là cựu hoàng tử điển trai của Hy Lạp và Đan Mạch, người đã từ bỏ tước hiệu của mình để kết hôn với công chúa Anh. Continue reading “20/11/1947: Công chúa Elizabeth kết hôn với Philip Mountbatten”

03/05/1947: Hiến pháp mới của Nhật có hiệu lực

Nguồn: New Japanese constitution goes into effect, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1947, bản hiến pháp hậu chiến của Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực. Bản hiến pháp tiến bộ đã trao quyền bầu cử phổ quát, tước bỏ mọi quyền lực của Hoàng đế Hirohito, trừ những quyền lực mang tính tượng trưng, ​​đưa ra một danh sách các quyền con người cơ bản, xóa bỏ giới quý tộc và quyền gây chiến của Nhật Bản. Bản hiến pháp này phần lớn là tác phẩm của vị Tư lệnh Tối cao của lực lượng Đồng minh Douglas MacArthur và các nhân viên đóng tại Nhật của ông, những người đã chuẩn bị dự thảo vào tháng 02 năm 1946 sau khi một bản thảo của Nhật Bản bị coi là không thể chấp nhận được. Continue reading “03/05/1947: Hiến pháp mới của Nhật có hiệu lực”

02/11/1947: Máy bay Spruce Goose cất cánh

Nguồn: Spruce Goose flies, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1947, máy bay Hughes – chiếc máy bay lớn nhất từng được chế tạo – đã được điều khiển bởi nhà thiết kế Howard Hughes trên chuyến bay đầu tiên và duy nhất của nó. Được chế tạo từ gỗ dán bạch dương và vân sam, chiếc máy bay bằng gỗ đồ sộ có sải cánh dài hơn một sân bóng đá và được thiết kế để chở theo hơn 700 người ra mặt trận.

Howard Hughes là một nhà sản xuất phim Hollywood thành công khi ông thành lập Công ty Máy bay Hughes vào năm 1932. Ông đích thân kiểm tra chiếc máy bay tiên tiến do chính ông thiết kế và năm 1937 đã phá kỷ lục thời gian bay xuyên lục địa. Năm 1938, ông bay vòng quanh thế giới trong một khoảng thời gian kỷ lục là ba ngày, 19 giờ và 14 phút. Continue reading “02/11/1947: Máy bay Spruce Goose cất cánh”

20/10/1947: Quốc hội Mỹ điều tra Cộng sản tại Hollywood

Nguồn: Congress investigates Reds in Hollywood, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Nỗi sợ Cộng sản (Red Scare) đã lên tới đỉnh điểm ở Washington, khi một Ủy ban Quốc hội bắt đầu điều tra ảnh hưởng của Cộng sản tại một trong những cộng đồng giàu có và hào nhoáng nhất thế giới: Hollywood.

Thế chiến II kết thúc và Chiến tranh Lạnh dần “nóng” lên giữa hai cường quốc thế giới – Hoa Kỳ và Liên Xô do Cộng sản kiểm soát. Tại Washington, các cơ quan giám sát bảo thủ đã tìm mọi cách để loại bỏ những người cộng sản trong chính phủ trước khi chuyển mục tiêu sang “bọn Cộng sản” trong ngành công nghiệp điện ảnh nổi tiếng. Continue reading “20/10/1947: Quốc hội Mỹ điều tra Cộng sản tại Hollywood”

01/07/1947: Bài viết của ‘Mr.X’ xuất bản trên Foreign Affairs

Nguồn: “Mr. X” article appears in Foreign Affairs, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ, George Kennan, đã sử dụng bút danh “Mr. X” để xuất bản một bài báo có tựa đề The Sources of Soviet Conduct (Nguồn gốc hành vi của Liên Xô) trong ấn bản tháng 7 của tờ Foreign Affairs. Bài báo tập trung vào lời kêu gọi của Kennan cho chính sách ngăn chặn Liên Xô (containment) và thiết lập nền tảng cho phần lớn chính sách đối ngoại của nước Mỹ trong giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh.

Tháng 02/1946, khi đang là đại biện lâm thời (charge d’affaires) của Mỹ ở Moscow, Kennan đã viết The Long Telegram (Bức điện Dài) nổi tiếng của mình gửi cho Bộ Ngoại giao. Trong bức điện này, ông lên án sự lãnh đạo của cộng sản tại Liên Xô và kêu gọi người Mỹ dùng vũ lực chống lại sự bành trướng của Liên Xô. Được bạn bè và đồng nghiệp khuyến khích, Kennan đã chỉnh sửa bức điện thành một bài báo, The Sources of Soviet Conduct và xuất bản bài viết trong ấn bản tháng 07 của Foreign Affairs. Continue reading “01/07/1947: Bài viết của ‘Mr.X’ xuất bản trên Foreign Affairs”

05/06/1947: George Marshall kêu gọi viện trợ cho châu Âu

Nguồn: George Marshall calls for aid to Europe, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, trong một trong những bài phát biểu quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh, Ngoại trưởng George C. Marshall đã kêu gọi Mỹ hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế của Châu Âu sau chiến tranh. Bài phát biểu của ông đã cung cấp động lực cho cái được gọi là Kế hoạch Marshall, theo đó Mỹ gửi hàng tỷ USD đến Tây Âu để xây dựng lại những quốc gia bị chiến tranh tàn phá.

Trong năm 1946 sang năm 1947, thảm họa kinh tế đã bao trùm Tây Âu. Thế chiến II đã gây ra thiệt hại to lớn. Nền kinh tế tê liệt của Anh và Pháp không đủ sức gầy dựng lại hoạt động kinh tế của khu vực. Đức, đất nước từng là động lực công nghiệp của Tây Âu, nay đã nằm trong đống đổ nát. Tình trạng thất nghiệp, vô gia cư, và thậm chí là nạn đói trở nên rất phổ biến. Continue reading “05/06/1947: George Marshall kêu gọi viện trợ cho châu Âu”

29/11/1947: Liên Hợp Quốc bỏ phiếu phân vùng Palestine

israel-palestine-flag

Nguồn:U.N. votes for partition of Palestine,” History.com (truy cập ngày 28/11/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1947, bất chấp sự phản đối từ phía các nước Ả-rập, Liên Hợp Quốc đã tiến hành bỏ phiếu về việc phân vùng Palestine và thành lập một nhà nước Do Thái độc lập.

Cuộc xung đột hiện đại giữa người Do Thái và người Ả-rập ở Palestine bắt nguồn từ những năm 1910, khi cả hai nhóm tuyên bố chủ quyền đối với vùng đất vốn đang nằm dưới sự kiểm soát của Anh này. Người Do Thái là những người phục quốc (Zionist), di dân từ châu Âu và Nga về quê hương cổ xưa của mình để thành lập một nhà nước Do Thái. Người Ả-rập Palestine bản địa đã tìm cách ngăn chặn cuộc di cư của người Do Thái và thiết lập một nhà nước Palestine thế tục. Continue reading “29/11/1947: Liên Hợp Quốc bỏ phiếu phân vùng Palestine”

16/04/1947: Thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” ra đời

bernard-baruch1

Nguồn:Bernard Baruch coins the term ‘Cold War,’History.com (truy cập ngày 15/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1947, trong buổi lễ ra mắt bức chân dung của mình tại Viện dân biểu tiểu bang Nam Carolina, triệu phú, chuyên gia tài chính Bernard Baruch đã dùng thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” để mô tả mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Cụm từ này đã trở thành một trụ cột trong ngôn ngữ ngoại giao của Mỹ trong suốt hơn 40 năm sau đó.

Baruch là cố vấn Tổng thống về các vấn đề chính sách kinh tế và đối ngoại dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson. Năm 1919, ông là một trong những cố vấn của Mỹ tại Hội nghị Hòa bình Paris chấm dứt Thế chiến I. Trong những năm 1930, ông thường xuyên tư vấn cho Franklin D. Roosevelt và các nghị sĩ về tài chính và các vấn đề trung lập quốc tế. Sau Thế chiến II, ông tiếp tục là một cố vấn được tin cậy trong chính quyền mới của Harry S. Truman. Continue reading “16/04/1947: Thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” ra đời”