Huế: Thế tiến thoái lưỡng nan của một kinh thành

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Nếu bạn là chúa Nguyễn Phúc Ánh, người vừa thống nhất Việt Nam năm 1802, bạn sẽ chọn vùng đất nào làm kinh đô?

Câu trả lời đương nhiên là Huế. Gia Định là vùng trù phú, cơ sở của việc phục hưng vương triều, nhưng cách Thăng Long gần 2000 km. Phương tiện (gần như duy nhất) để đi từ Sài Gòn ra Bắc là tàu bè trên biển. Trong khi đó, Thăng Long là kinh đô cũ của nhà Lê Trịnh và trung tâm của vùng Bắc Hà, những người coi Nguyễn Phúc Ánh chỉ là một biên thần ‘kém văn minh’ như cách mô tả của Lê Quý Đôn. Những người Bắc Hà sau đó chờ đợi việc chúa Nguyễn sẽ nhanh chóng lập lại vua Lê (Hoàng Xuân Hãn, 1998: 1405). Tuy nhiên, việc Nguyễn Phúc Ánh ‘thất hứa’, lấy lí do là ông giành được ngai vàng từ tay nhà Tây Sơn ‘tiếm ngụy’ chứ không phải nhà Lê đã ngay lập tức làm cho dân chúng vùng châu thổ sông Hồng quay lưng lại với vương triều mới (Đại Nam liệt truyện (ĐNLT), sơ tập, quyển 10). Đó là lí do có các cuộc nổi loạn chống lại nhà Nguyễn ngay sau năm 1802. Continue reading “Huế: Thế tiến thoái lưỡng nan của một kinh thành”

26/02/1968: Mộ tập thể được phát hiện ở Huế

Nguồn: Mass graves discovered in Hue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, lực lượng liên minh Mỹ – Việt Nam Cộng hòa, những người đã chiếm lại cố đô Huế từ tay quân đội Bắc Việt sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, đã tìm thấy những ngôi mộ tập thể đầu tiên ở Huế.

Người ta phát hiện ra rằng lực lượng cộng sản, trong 25 ngày chiếm giữ thành phố, đã giết khoảng 2.800 thường dân mà họ xác định là những người ủng hộ chính quyền Sài Gòn. Một nguồn có thẩm quyền ước tính rằng lực lượng cộng sản có thể đã giết chết khoảng 5.700 người ở Huế. Continue reading “26/02/1968: Mộ tập thể được phát hiện ở Huế”

24/2/1968: Quân đội Việt Nam CH tái chiếm Huế

Nguồn: Hue recaptured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, quân đội miền Nam Việt Nam đã tái chiếm được Kinh thành Huế. Mặc dù hơn một tuần sau đó Trận Mậu Thân tại Huế mới chính thức được tuyên bố kết thúc, nhưng nó đã là trận đánh lớn cuối cùng của Chiến dịch Tết Mậu Thân.

Rạng sáng ngày mùng một Tết Mậu Thân, lực lượng Việt Cộng được hỗ trợ bởi một lượng lớn quân đội miền Bắc, đã thực hiện đợt tấn công phối hợp lớn nhất và hiệu quả nhất trong chiến tranh Việt Nam, đánh vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất miền Nam Việt Nam và tấn công 30 tỉnh lị từ đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự. Huế, Đà Lạt, Kontum, Quảng Trị là những thành phố bị chiếm trong bốn ngày đầu tiên của đợt tấn công; ở phía bắc, năm tỉnh lị đều bị chiếm. Việt Cộng cũng chiếm được nhiều sân bay và căn cứ của đồng minh. Continue reading “24/2/1968: Quân đội Việt Nam CH tái chiếm Huế”