Tại sao nền dân chủ cần các chuyên gia uy tín?

science

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “Why Democracy Requires Trusted Experts”, Project Syndicate, 01/08/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, tôi đã viết một bài bình luận về vấn đề tại sao các cử tri ở Anh Quốc ủng hộ việc rời khỏi Liên minh Châu Âu, bất chấp sức mạnh áp đảo của ý kiến chuyên gia cảnh báo về các chi phí kinh tế lớn gây ra bởi Brexit. Tôi đã quan sát thấy rất nhiều cử tri ở Anh và nhiều nơi khác tức giận với các chuyên gia kinh tế. Họ cho rằng các chuyên gia đã không lường trước được khủng hoảng tài chính năm 2008, đặt hiệu quả lên hàng đầu trong việc tư vấn chính sách của họ, và mù quáng cho rằng những người chịu thua thiệt từ các kiến nghị chính sách của họ có thể được đền bù bằng cách này hay cách khác. Tôi cho rằng các nhà chuyên gia nên khiêm tốn và lưu tâm hơn đối với các vấn đề phân phối thu nhập. Continue reading “Tại sao nền dân chủ cần các chuyên gia uy tín?”

Tại sao Anh không nên rời EU?

euuk

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “Is Europe worth the effort?”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Hoàng Thủy Tiên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi tham gia vào Cộng đồng Kinh tế Châu Âu vào năm 1973, Vương Quốc Anh đứng ở hàng ngũ cuối cùng trong quá trình hội nhập Châu Âu. Vấn đề đặt ra bởi cuộc trưng cầu dân ý sắp tới của Vương Quốc Anh về việc có nên tiếp tục làm thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) hay không là liệu nước Anh bây giờ có đứng ở hàng ngũ tiên phong trong quá trình Châu Âu tan rã?

Vấn đề này không liên quan đến thỏa thuận mà Thủ tướng David Cameron đạt được gần đây với các đồng nghiệp Châu Âu của ông. Thực sự thì khó có thể tin rằng thỏa thuận này sẽ quyết định lựa chọn mang tính định mệnh của Anh vào tháng 6 này. Vấn đề quan trọng hơn là liệu ích lợi của việc làm thành viên EU có lớn hơn việc mất đi chủ quyền quốc gia hay không. Continue reading “Tại sao Anh không nên rời EU?”

Hai cách lý giải cho sự trì trệ kinh tế toàn cầu

05062012_economy_snail_article

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “A Tale of Two Theories”, Project Syndicate, 31/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu lại gây thất vọng. Một năm trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo sản xuất toàn cầu sẽ tăng 4% vào năm 2015. Bây giờ thì Quỹ dự đoán mức tăng 3,3% cho năm nay – gần giống mức tăng trưởng của năm 2013 và 2014, và thấp hơn mức tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2000-2007 đến hơn một phần trăm.

Trong khu vực Eurozone, tăng trưởng trong quý gần đây nhất không ấn tượng. Nhật quay về vùng âm. Brazil và Nga đang suy thoái. Thương mại toàn cầu đã chậm lại. Và việc kinh tế Trung Quốc chậm lại kèm theo những biến động thị trường mùa hè này đã tạo thêm những bất ổn.

Sự thật thì vẫn có những điểm sáng: Ấn Độ, Tây Ban Nha và Anh đang vượt quá mong đợi. Nước Mỹ đang phục hồi vững chắc. Châu Phi thì khá khả quan. Nhưng nhìn chung rất khó để phủ nhận rằng nền kinh tế thế giới đang thiếu sức bật. Continue reading “Hai cách lý giải cho sự trì trệ kinh tế toàn cầu”

Cái giá của việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro

150105_Open_Europe_Blog_Greece

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “The Costs of Grexit,” Project Syndicate, 28/02/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đầu tuần này (cuối tháng 2), sau những ngày thảo luận căng thẳng, chính quyền mới ở Athens đã đạt được một thỏa thuận với các nước chủ nợ của nó ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, bao gồm một gói cải cách cấp tốc và gia hạn chương trình hỗ trợ tài chính thêm 4 tháng. Nhưng dù cả cộng đồng châu Âu đã thở phào nhẹ nhõm, thỏa hiệp này không loại trừ sự cần thiết phải có các cuộc đàm phán cứng rắn hơn nữa về một chương trình hỗ trợ tài chính mới mà các bên sẽ phải đưa ra vào cuối tháng 6.

Trong bất cứ cuộc đàm phán nào, biến số quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi của các bên chủ chốt, và từ đó ảnh hưởng đến kết quả đàm phán, là cái giá mỗi bên phải trả nếu không đạt được một thỏa thuận chung. Trong trường hợp này, vấn đề là cái giá của việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro (“Grexit”) – một viễn cảnh được bàn thảo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trong suốt quá trình đàm phán gần đây, với nhiều suy đoán đáng kể về lập trường của các bên trong cuộc, đặc biệt là chính phủ Hy Lạp và Đức. Continue reading “Cái giá của việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro”