Cơ hội cho Macron định hình tương lai châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “This is Macron’s chance to shape Europe’s future,” Financial Times, 26/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Pháp đang ở vị trí tốt hơn bao giờ hết để thúc đẩy tham vọng EU của mình, nhưng những vụ tranh cãi nên được dừng lại.

Emmanuel Macron hiện là chính trị gia quyền lực nhất châu Âu. Tổng thống Pháp đã tái đắc cử nhiệm kỳ mới. Trong vòng 5 năm tới, ông sẽ sử dụng vị trí của mình để cố gắng biến đổi không chỉ nước Pháp – mà toàn châu Âu.

Nếu Macron thực sự thành công, nhiệm kỳ thứ hai và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng của ông sẽ chứng kiến EU nổi lên như một nhân tố địa chính trị lớn, ngang hàng với Trung Quốc và Mỹ. Mục tiêu tạo ra một siêu cường châu Âu có vẻ xa vời, thậm chí là viển vông. Nhưng thời thế đang thuận lợi, trao cho Macron cơ hội tốt nhất từ trước đến nay để thúc đẩy tầm nhìn này. Continue reading “Cơ hội cho Macron định hình tương lai châu Âu”

Thế giới cần lường trước nhiệm kỳ tổng thống của Le Pen

Nguồn: Gideon Rachman, “We need to think about a Le Pen presidency,” Financial Times, 11/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ứng viên cực hữu của Pháp vẫn có thể đánh bại Macron, theo đó đẩy NATO và EU rơi vào tình trạng hỗn loạn.

“Các chính sách mà tôi đại diện là các chính sách do Trump đại diện, do Putin đại diện.” Đó là lời phát biểu của Marine Le Pen vào năm 2017. Chỉ trong hai tuần nữa, bà có thể được bầu làm Tổng thống Pháp.

Le Pen, người đứng đầu phe cực hữu của Pháp, hiện đã vào đến vòng cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống, nơi bà sẽ đối đầu với Tổng thống Emmanuel Macron. Kết quả vòng bỏ phiếu đầu tiên cho thấy Le Pen kém Macron 5 điểm phần trăm. Việc 57% cử tri Pháp đã chọn các ứng viên cực tả hoặc cực hữu ngay trong vòng đầu tiên – trong khi các đảng trung dung truyền thống sụp đổ – có vẻ không tốt cho một tổng thống đương nhiệm theo đường lối trung dung, như Macron. Continue reading “Thế giới cần lường trước nhiệm kỳ tổng thống của Le Pen”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga đưa ra một thỏa thuận?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If Russia Makes a Deal?”, Foreign Affairs, 23/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm thế nào để kết thúc một cuộc chiến mà không ai có khả năng chiến thắng?

Hai cuộc thế chiến hồi thế kỷ 20 đã cho chúng ta một nguồn vô tận các tiền lệ và so sánh. Giai đoạn trước Thế chiến 2 đã sản sinh ra phép so sánh Munich, ám chỉ quyết định năm 1938 của Anh và Pháp, cho phép Đức Quốc xã sáp nhập một phần lãnh thổ Tiệp Khắc. “Munich” sau đó đã trở thành một từ viết tắt của “chính sách xoa dịu.” Trong khi đó, giai đoạn hậu Thế chiến 2 tạo ra phép so sánh Nuremberg, khơi gợi về các phiên tòa xét xử công khai những nhà lãnh đạo còn sống của chế độ Đức Quốc xã, mà khi đó đã bị đánh bại hoàn toàn. “Nuremberg” bây giờ là viết tắt của “đầu hàng vô điều kiện.” Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga đưa ra một thỏa thuận?”

Putin đã giúp thống nhất phương Tây, nhưng khó khăn vẫn còn chờ phía trước

Nguồn: Thomas de Maizière và A. Wess Mitchell, Putin United the West—but Now Comes the Hard Part, Foreign Policy, 11/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để có an ninh, đòi hỏi phải có những sự đánh đổi đau đớn mà các chính phủ phương Tây có thể chưa sẵn sàng thực hiện.

Khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đề nghị chúng tôi làm đồng chủ trì một nhóm cấp cao với nhiệm vụ đưa ra các khuyến nghị nhằm củng cố liên minh phương Tây vào năm 2020, NATO có lẽ đang chia rẽ hơn bao giờ hết – ngay cả trong câu hỏi về cách đối phó với Nga. Như chúng tôi đã viết trong báo cáo gần đây, Nga vẫn là mối đe dọa quân sự lớn nhất của châu Âu, liên tục đối đầu với NATO, dẫn tới “nguy cơ tạo ra tình huống ‘sự đã rồi’, hoặc tạo một áp lực kéo dài, gây tê liệt trong tình huống khủng hoảng.” Continue reading “Putin đã giúp thống nhất phương Tây, nhưng khó khăn vẫn còn chờ phía trước”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga thua ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, What If Russia Loses?, Foreign Affairs, 04/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thất bại của Moscow không phải là chiến thắng rõ ràng của phương Tây.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mắc sai lầm chiến lược khi xâm lược Ukraine. Ông đã đánh giá sai kỳ vọng chính trị của người Ukraine, vốn không chờ đợi được giải phóng bởi những người lính Nga. Ông cũng đánh giá sai về Mỹ, Liên minh Châu Âu, và một số quốc gia – gồm Australia, Nhật Bản, Singapore, và Hàn Quốc – tất cả đều có khả năng hành động tập thể khi đứng trước chiến tranh, và tất cả đều đang chờ đợi thất bại của Nga tại Ukraine. Mỹ cùng các đồng minh và đối tác đang áp đặt những lệnh trừng phạt khắc nghiệt lên Moscow. Mỗi cuộc chiến đều là một trận đánh nhằm định hướng dư luận, và cuộc chiến của Putin ở Ukraine – trong thời đại hình ảnh truyền thông đại chúng – đã gắn nước Nga với một cuộc tấn công vô cớ, nhắm vào một láng giềng hòa bình, gây ra thương vong lớn cho dân thường, cùng hàng loạt những tội ác chiến tranh. Dù ở bất cứ đâu, sự phẫn nộ sẽ là một trở ngại cho chính sách đối ngoại của Nga trong tương lai. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga thua ở Ukraine?”

Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What if Russia Wins?”, Foreign Affairs, 18/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một Ukraine do Điện Kremlin kiểm soát sẽ thay đổi hoàn toàn châu Âu.

Mùa hè năm 2015, khi Nga tham gia cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria, họ đã gây chấn động cho Mỹ và các đối tác. Vì thất vọng, Tổng thống Barack Obama khi đó tuyên bố rằng Syria sẽ trở thành một “vũng lầy” đối với Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Syria sẽ là Việt Nam của Nga, hay Afghanistan của Putin, một sai lầm đáng tiếc mà cuối cùng sẽ phản lại lợi ích của Nga.

Nhưng Syria đã không là vũng lầy đối với Putin. Nga đã thay đổi cục diện cuộc chiến, cứu Tổng thống Syria Bashar al-Assad khỏi thất bại nhãn tiền, và sau đó biến lực lượng quân sự thành đòn bẩy ngoại giao. Họ giữ cho chi phí và thương vong ở mức chấp nhận được, và giờ đây, Nga trở thành tiếng nói không thể bị bỏ qua ở Syria. Không có một dàn xếp ngoại giao nào. Thay vào đó, Moscow đã gầy dựng được tầm ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực, trải rộng từ Israel đến Libya, và tìm được đối tác trung thành – Assad – cho việc phát huy sức mạnh của Nga. Ở Syria, điều mà chính quyền Obama không lường trước được là khả năng sự can thiệp của Nga sẽ thành công. Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?”

Tầm nhìn Châu Âu sai lầm của Macron

Nguồn: Francis J. Gavin and Alina Polyakova, Macron’s Flawed Vision for Europe, Foreign Affairs, 19/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chia rẽ dai dẳng sẽ bóp nghẹt giấc mơ quyền lực toàn cầu của Tổng thống Pháp

Ngày 11/05/1962, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã tổ chức một buổi tiệc đặc biệt quy tụ các tài năng văn hóa Mỹ nhằm chào đón Bộ trưởng Văn hóa Pháp, André Malraux. Với sự xuất hiện của nhiều nhân vật nổi tiếng, như tiểu thuyết gia Saul Bellow, họa sĩ Mark Rothko, biên kịch Arthur Miller, và nghệ sĩ vĩ cầm Isaac Ster, tối hôm ấy là một buổi lễ tôn vinh quan hệ lịch sử lâu đời giữa Mỹ và Pháp. Tuy nhiên, chỉ vài giờ trước lễ hội hào nhoáng này, Kennedy, Malraux, và đại sứ Pháp tại Mỹ đã có một cuộc trao đổi căng thẳng về những chỉ trích ngày càng gay gắt của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đối với chính sách của Mỹ, và những yêu cầu đi kèm về quyền tự chủ chiến lược. Continue reading “Tầm nhìn Châu Âu sai lầm của Macron”

Sự trỗi dậy của các đảng cực hữu ở châu Âu: Nguy cơ hay bình thường mới?

Nguồn: Gideon Rachman, “Democracy in Europe adjusts to the far right”, Financial Times, 28/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Có một số khoảnh khắc chính trị thật khó quên. Tôi vẫn nhớ rõ từng đứng ở quảng trường Place de l’Opéra ở Paris chứng kiến Jean-Marie Le Pen phát biểu tại một cuộc mít tinh trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2002. Bên cạnh tôi là các thành viên của đảng Forza Nuova, một đảng cực hữu của Ý. Đó có vẻ là một thời điểm mới và nguy hiểm đối với nền dân chủ của châu Âu.

Gần 20 năm sau, các đảng cực hữu đã là một thành phần quen thuộc hơn trong bối cảnh chính trị châu Âu. Tại Pháp, Marine Le Pen, con gái của Jean-Marie, hiện lãnh đạo đảng Tập hợp Quốc gia (Rassemblement National). Đảng này đã thất vọng vào cuối tuần này khi không giành được quyền kiểm soát bất kỳ vùng nào của Pháp sau các cuộc bầu cử. Nhưng đảng của Le Pen đã mạnh hơn đáng kể so với 20 năm trước. Marine sẽ đại diện đảng tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới và vẫn có cơ hội chiến thắng dù mong manh. Continue reading “Sự trỗi dậy của các đảng cực hữu ở châu Âu: Nguy cơ hay bình thường mới?”

Đánh giá tác động của thoả thuận thương mại Anh – EU

Nguồn: Robert Shrimsley, “The Brexit deal is just the end of the beginning”, Financial Times, 24/12/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Cuối cùng Anh và EU cũng đạt được một thỏa thuận thương mại – và trước hạn chót cả một tuần. Chỉ sau khi văn bản thỏa thuận được công bố chúng ta mới có thể hiểu đầy đủ về việc bên nào đã đưa ra nhượng bộ và trên những vấn đề gì. Nhưng sau bốn năm rưỡi hỗn loạn, căng thẳng và thường đi kèm những rối loạn chính trị đáng xấu hổ, Vương quốc Anh cuối cùng đã có một hình dung ổn định về việc Brexit sẽ trông như thế nào.

Thực tế là việc đạt được thỏa thuận là một tin tốt. Hậu quả của việc không đạt được thoả thuận sẽ là tồi tệ cho cả hai bên, nhưng còn tồi tệ hơn đối với Anh. Continue reading “Đánh giá tác động của thoả thuận thương mại Anh – EU”

30 năm sau ngày thống nhất, Đức gánh vác trách nhiệm lớn hơn

Nguồn: Thirty years after reunification, Germany is shouldering more responsibility”, The Economist, 03/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Margaret Thatcher sợ hãi và công khai phản đối việc thống nhất Đông và Tây Đức. François Mitterrand được cho là đã chia sẻ những lo lắng của bà, mặc dù ông chấp nhận đó là điều không thể tránh khỏi. Giulio Andreotti lặp lại một câu nói nổi tiếng: rằng ông rất yêu nước Đức, nên thật “thích khi có hai nước Đức”. Tuy nhiên, bất chấp sự dè dặt của các nhà lãnh đạo Anh, Pháp và Ý vào năm 1990, một quốc gia mới đã ra đời cách đây 30 năm vào ngày 3 tháng 10. Với 80 triệu dân, Đức ngay lập tức trở thành quốc gia đông dân nhất và nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Âu mà cho đến thời điểm đó đã có tới bốn nước dẫn đầu gần như xấpxỉ nhau. Kể từ đó, các chính khách và học giả đã phải vật lộn với vấn đề làm thế nào để đối phó với mộtquốc gia bá chủ bất đắc dĩ ở trung tâm châu Âu. Đức nên dẫn dắt châu Âu như thế nào mà không tỏ ra thống trị? Thật vậy, sau tất cả những tai ương của chủ nghĩa Quốc xã, liệu Đức có thể được tin tưởng để lãnh đạo tiếp không? Continue reading “30 năm sau ngày thống nhất, Đức gánh vác trách nhiệm lớn hơn”

EU vừa “tuyên bố độc lập” khỏi Trung Quốc?

Nguồn: Andreas Kluth, “Europe Just Declared Independence From China”, Bloomberg, 05/09/2020.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã có một năm tồi tệ ở Châu Âu, nhưng tuần này họ còn làm mọi thứ tồi tệ hơn nữa. Cứ đà này thì chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể đạt được “thành tích” làm phật lòng Châu Âu cònnhanh hơn và nhiều hơn so với tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mục đích tổng quát của ông Tập trong khu vực là ngăn Liên minh Châu Âu và Mỹ bắt tay chống Trung Quốc. Ông mong muốn đạt được đột phá tại một cuộc gặp thượng đỉnh với giới lãnh đạo EU được lên lịch vào ngày 14 tháng 9. Ban đầu thì hội nghị được lên kế hoạch diễn ra ở Leipzig, nhưng do đại dịch giờ nó sẽ là một hội nghị trực tuyến. Có nhiều lợi ích dễ gặp rủi ro ở đây. Vì thế tuần vừa qua ông Tập đã cử bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị đến năm quốc gia châu Âu nhằm chuẩn bị cho một cuộc họp suôn sẻ. Tuy vậy, dù có những hội đàm, nhưng kết quả thì không hề suôn sẻ. Continue reading “EU vừa “tuyên bố độc lập” khỏi Trung Quốc?”

Tại sao Brexit rốt cuộc giúp củng cố liên minh phương Tây?

Nguồn: Gideon Rachman, “How Brexit may strengthen the west”, Financial Times, 03/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc bỏ phiếu Brexit năm 2016 là điều được mong chờ ở Moskva. Vladimir Putin tin rằng việc Anh rời EU sẽ làm suy yếu liên minh phương Tây. Nhưng bây giờ có vẻ như tổng thống Nga đã nhầm.

Không những không làm suy yếu phương Tây, Brexit cuối cùng có thể giúp củng cố liên minh ấy. Khi Anh không còn là thành viên, EU một lần nữa tiến tới hình thành một liên minh ngày một chặt chẽ hơn. Và một EU mạnh hơn sẽ là đối tác hiệu quả hơn cho một nước Mỹ thời hậu Donald Trump. Continue reading “Tại sao Brexit rốt cuộc giúp củng cố liên minh phương Tây?”

Thế giới hôm nay: 23/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cựu Phó Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ Joe Biden yêu cầu một cuộc điều tra về các cáo buộc rằng ông Donald Trump gây áp lực đòi Ukraine điều tra tham nhũng đối với con trai ông, Hunter Biden. Hunter Biden từng làm ăn ở Ukraine khi cha anh làm Phó Tổng thống. Ông Biden, ứng cử viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ, đã cáo buộc ông Trump “cực kì lạm dụng quyền lực”. Ông Trump nói ông không làm gì sai.

Iran đúng như dự đoán đã phản đối gay gắt quyết định triển khai quân tới Ả Rập Saudi của Mỹ. Iran phủ nhận cáo buộc của Mỹ rằng họ phải chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công vào hai cơ sở dầu mỏ của Saudi. Chỉ huy Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hứa “hủy diệt hoàn toàn bất kỳ kẻ xâm lược nào”, trong khi Tổng thống Hassan Rouhani cảnh báo các lực lượng nước ngoài hãy tránh xa. Mỹ nói việc triển khai quân là để phòng thủ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/09/2019”

Các Ủy viên Ủy ban châu Âu được bổ nhiệm như thế nào?

Nguồn: How European Commissioners are appointed, The Economist, 13/09/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nghị viện châu Âu, cơ quan lập pháp dân cử của Liên minh châu Âu, rất thích tiến hành các cuộc chất vấn. Vì vậy, cơ quan này chắc chắn trông chờ các phiên điều trần đối với một nhóm các ủy viên được công bố bởi tân Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, vào ngày 10 tháng 09.

Những sửa đổi liên tiếp đối với các hiệp ước của EU đã làm gia tăng sức mạnh của Nghị viện Châu Âu trong việc bổ nhiệm các ủy viên, tạo ra một vẻ ngoài của sự chính danh dân chủ cho một quá trình thường bị chỉ trích là thiếu dân chủ. Mỗi quốc gia thành viên đề cử một ứng viên cho vị trí ủy viên phục vụ một nhiệm kỳ năm năm. (Vì bà von der Leyen là người Đức, Đức không đề cử thêm ủy viên nào. Anh không đề cử, nhưng có thể sẽ phải làm điều này nếu thời hạn Brexit được gia hạn một lần nữa.) Continue reading “Các Ủy viên Ủy ban châu Âu được bổ nhiệm như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 14/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn (LSEG) đã từ chối lời đề nghị mua lại từ Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Hội đồng quản trị LSEG cho biết họ có “các mối quan ngại căn bản” về “chiến lược, khả năng thực hiện, hình thức xem xét và giá trị” của đề xuất. Với các lý do trên, LSEG nói vấn đề sẽ không được thảo luận thêm. Gần đây, họ đã đồng ý mua Refinitiv, một hãng dữ liệu, với giá 27 tỷ đô la; việc mua lại của sàn Hồng Kông nếu diễn ra sẽ làm đảo ngược tiến trình này.

Ngân hàng Japan Post Bank thừa nhận đã bán sai khoảng 19.500 sản phẩm tài chính cho khách hàng cao tuổi. Giá cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm khoảng 15% kể từ các tiết lộ hồi tháng 7 về những sai phạm tài chính của một công ty con. Điều này có thể làm chậm tiến độ bán số cổ phần 10 tỷ đô la của chính phủ Nhật Bản. Số tiền thu được được dự kiến sẽ dành riêng để tái thiết các khu vực bị sóng thần tấn công năm 2011. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/09/2019”

Thế giới hôm nay 11/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Jack Ma, chủ tịch Alibaba, đã từ bỏ vị trí của mình tại người khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc mà ông đồng sáng lập 20 năm trước. CEO hiện tại, Daniel Zhang, sẽ tiếp quản việc điều hành công ty trị giá 460 tỷ đô la. Ông Ma, một cựu giáo viên tiếng Anh, hiện là người giàu nhất Trung Quốc với tài sản khoảng 40 tỷ đô la. Sau khi từ chức, ông sẽ tập trung vào hoạt động từ thiện và giáo dục.

Tổng thống Donald Trump đã sa thải John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia thứ ba của ông, và giải thích trong một tweet rằng ông “bất đồng mạnh mẽ với nhiều lời đề nghị của ông ấy.” Trong khi ông Trump rõ ràng tìm cách xuống thang với Iran và Triều Tiên thi Bolton, một nhân vật diều hâu cứng rắn, lại ủng hộ cách tiếp cận đối đầu hơn. Tổng thống cho biết ông sẽ đề xuất người thay thế vào tuần tới. Continue reading “Thế giới hôm nay 11/09/2019”

Thế giới hôm nay: 09/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump đã hủy các cuộc đàm phán hòa bình bí mật với Taliban tại Trại David, vốn theo lịch sẽ diễn ra vào ngày hôm qua. Ông Trump cáo buộc nhóm phiến quân Afghanistan cố gắng sử dụng “lợi thế giả” sau khi họ nhận trách nhiệm về một vụ đánh bom gần đây khiến 12 người thiệt mạng, bao gồm một lính Mỹ. Ông Trump cũng dự kiến gặp Ashraf Ghani, tổng thống Afghanistan.

Amber Rudd đã rút khỏi chính phủ của ông Boris Johnson. Quốc vụ khanh phụ trách việc làm và lương hưu cho biết thủ tướng đã không làm việc nghiêm túc nhằm đảm bảo một thỏa thuận Brexit và chỉ trích việc ông thanh trừng các nghị sĩ Bảo thủ chống đối. Tuần trước, em trai Thủ tướng cũng đã từ chức Quốc vụ khanh phụ trách mảng đại học. Trong khi đó, chính phủ cho biết họ sẽ “thách thức đến giới hạn cuối cùng” bất kỳ đạo luật nào yêu cầu họ phải gia hạn Brexit. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/09/2019”

Thế giới hôm nay: 03/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, nói rằng “không có hoàn cảnh nào” mà theo đó ông sẽ yêu cầu Liên minh châu Âu trì hoãn Brexit một lần nữa. Anh dự kiến sẽ rời EU vào ngày 31 tháng 10; đa số các Nghị sĩ phản đối việc Brexit không có thỏa thuận và có thể sớm thông qua luật buộc ông Johnson yêu cầu gia hạn. Vì vậy, “không có hoàn cảnh nào” xem ra đồng nghĩa với việc bầu cử sớm.

26 ứng viên tổng thống Tunisia đã bắt đầu chiến dịch tranh cử của mình. Cuộc bầu cử, được ấn định vào ngày 15 tháng 9 sau khi Tổng thống Beji Caid Essebsi qua đời, tạo ra cơ hội cho những kẻ “ngoại đạo.” Ứng viên số một hiện nay, một ông trùm truyền thông hay chỉ trích chính phủ, hiện đang bị giam giữ vì cáo buộc rửa tiền (mà đảng của ông nói là do động cơ chính trị). Bất cứ ai chiến thắng sẽ được “kế thừa” một nền kinh tế trì trệ và một đất nước mệt mỏi vì các phe phái chính trị đấu đá lẫn nhau. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/09/2019”

Những rủi ro đối với người di cư qua Eo biển Manche

Nguồn: The risks to migrants of crossing the English ChannelThe Economist, 23/04/2019

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Đứng trên bờ phía nam nước Anh nhìn về phía Pháp, bạn sẽ nhìn thấy tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới. Hơn 600 tàu chở hàng đi qua Eo biển Manche (English Channel) mỗi ngày. Nhiều tàu đi và đến từ London hoặc Rotterdam, được phân tách bởi một khoảng cách gần bằng với một dải phân cách đường cao tốc mà họ không được vượt qua (xem hình ảnh). Bên cạnh lưu lượng vận tải là hơn 60 phà dịch vụ qua eo biển hàng ngày, cũng như các tàu ngư dân và tàu giải trí tư nhân có thể lên tới hàng ngàn chiếc vào dịp cuối tuần mùa hè. Cho đến nay, chỉ có một số lượng nhỏ người di cư đã cố gắng đến Anh theo cách này, nhưng con số đó đang tăng lên: 539 người di cư đã cố gắng thực hiện hành trình này vào năm ngoái, theo số liệu từ Văn phòng Di trú, nhưng khoảng 80% những nỗ lực này đã được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng cuối năm 2018. Những rủi ro và phần thưởng khi thực hiện hành trình vượt eo biển này là gì? Continue reading “Những rủi ro đối với người di cư qua Eo biển Manche”

Vai trò ngày càng tăng của EU ở Biển Đông

Tác giả: Eva Pejsova | Biên dịch: Trần Quang

Giới thiệu

EU luôn có lý do để quan tâm đến các diễn biến ở Biển Đông. Khối thương mại lớn nhất thế giới này có lợi ích kinh tế sống còn trong việc bảo vệ các hành lang vận chuyển bằng tàu tự do, an toàn và ổn định, đặc biệt là các hành lang nối khu vực này với các “nhà máy điện” kinh tế ở Đông Á. Các nước Đông Bắc Á tạo nên thị trường xuất khẩu và là nguồn FDI quan trọng nhất của EU, với Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của khối, và chỉ riêng thương mại với Nhật Bản chiếm 25% GDP toàn cầu. EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN, và ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU. Continue reading “Vai trò ngày càng tăng của EU ở Biển Đông”