Những viễn cảnh cho việc Trump rời Nhà Trắng

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “The End of the Trump Administration?”, Project Syndicate, 15/06/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đánh giá của thế giới về chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thay đổi theo hướng xấu đi. Trên thực tế, hỗn loạn và tranh cãi gắn liền với quãng thời gian ngắn cầm quyền của Trump đã làm sâu sắc thêm những hoài nghi từ cả trong và ngoài nước Mỹ, rằng liệu Trump sẽ yên vị trong toàn bộ 4 năm của nhiệm kỳ Tổng thống hay không.

Nhận thức của châu Âu về vấn đề này được thể hiện rõ nhất qua các phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Sau hội nghị thượng đỉnh NATO đầy tranh cãi và cuộc họp G7 còn tồn tại bất đồng, bà Merkel đã kết luận rằng, nước Mỹ dưới thời của Trump có thể không còn được xem là một đối tác tin cậy. Bà cũng phát biểu sâu cay rằng: “Những quãng thời gian mà chúng ta có thể hoàn toàn dựa vào nhau đang dường như chấm dứt.” Continue reading “Những viễn cảnh cho việc Trump rời Nhà Trắng”

Lãnh đạo yếu kém và làn sóng chống toàn cầu hóa

antigl

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “Poor Leadership Makes Bad Globalization”, Project Syndicate, 20/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngay từ những năm 1950, các quốc gia châu Âu đã tranh luận về những chi phí và lợi ích của hội nhập khu vực. Nhưng phải đến khi diễn ra trưng cầu dân ý “Brexit” của Vương quốc Anh thì cuộc tranh luận mới bắt đầu xoay quanh các vấn đề trọng tâm như toàn cầu hóa, tự do thương mại, di cư, và tác động kinh tế của chúng.

Cử tri Anh đã sai lầm khi quyết định rời khỏi EU; họ đã bị lừa phỉnh, mà chủ yếu là bởi Ngoại trưởng mới của nước Anh, Boris Johnson. Nhưng cả những quan chức trong EU (Eurocrats) và những người ủng hộ việc ở lại liên minh này (Europhiles) cũng sẽ sai lầm nếu họ bỏ qua những lời dối trá vốn mang lại sức sống cho chiến dịch “Rời đi”. Những lời nói dối đó đã hiệu quả tại Anh, và chúng cũng có thể hiệu quả tại các nước thành viên EU khác, cũng như tại các nền dân chủ khác trên toàn thế giới. Continue reading “Lãnh đạo yếu kém và làn sóng chống toàn cầu hóa”

Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh

Ft-populismo-marty-1024x505

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “The Tides of Latin American Populism”, Project Syndicate, 22/12/2015

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà chính trị mị dân và dân túy như ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Pháp Marine Le Pen đang khiến chính trị phương Tây dậy sóng. Nhưng ở Mỹ Latinh, các nhà lãnh đạo dân túy đang mất đi sự ủng hộ: Tổng thống Cristina Kirchner của Argentina vừa thất bại trong cuộc bầu cử năm 2015; ở Venezuela, Đảng Xã hội của Tổng thống Nicolás Maduro đã gặp thất bại lớn trong cuộc bầu cử giữa kỳ; và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff hiện đang đối mặt với viễn cảnh bị luận tội. Nhiều người suy đoán rằng “cơn thủy triều hồng” của chủ nghĩa dân túy, điều đã đẩy khu vực [Mỹ Latinh] về phía cánh tả trong vòng 15 năm qua, hiện đang đổi chiều. Nhưng liệu chủ nghĩa dân túy có thực sự là điều  mà các quốc gia này đang chối bỏ? Continue reading “Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh”

Tại sao Cuba – Mỹ quyết định bình thường hóa quan hệ?

cuba us migration crop

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “Why Cuba Turned,” Project Syndicate, 19/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc điện thoại giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raúl Castro, theo sau là cuộc trao đổi một tù nhân Mỹ để đổi lại ba nhân viên tình báo Cuba bị giam giữ tại Mỹ, đánh dấu thời điểm quan trọng nhất trong quan hệ song phương nhiều thập kỷ qua. Không lâu sau đó, Mỹ và Cuba thông báo rằng họ sẽ bắt đầu quá trình khôi phục quan hệ ngoại giao đầy đủ.

Thoạt nhìn, thỏa thuận này có vẻ là một thắng lợi lớn của Cuba với việc Mỹ cuối cùng cũng phải từ bỏ nỗ lực cô lập hòn đảo cộng sản này. Thực tế có phần phức tạp hơn thế. Continue reading “Tại sao Cuba – Mỹ quyết định bình thường hóa quan hệ?”