22/08/1968: Người dân Tiệp Khắc phản đối sự xâm lược của Liên Xô

Nguồn: Czechs protest against Soviet invasion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, trên khắp các đường phố ở Praha và tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Thành phố New York, người Tiệp Khắc đã biểu tình phản đối việc Liên Xô xâm lược đất nước họ. Các cuộc biểu tình này nhằm nhấn mạnh sự tàn bạo của hành động xâm lược, đồng thời kêu gọi toàn thế giới cùng nhau lên án Liên Xô.

Ngày 21/08/1968, hơn 200.000 quân thuộc khối Hiệp ước Warsaw đã tràn sang Tiệp Khắc nhằm trấn áp những cải cách dân chủ và thị trường tự do do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, Alexander Dubcek, đề xuất. Đàm phán giữa Dubcek và các nhà lãnh đạo của khối Liên Xô đã không thuyết phục được người đứng đầu Tiệp Khắc từ bỏ cương lĩnh cải cách của mình. Continue reading “22/08/1968: Người dân Tiệp Khắc phản đối sự xâm lược của Liên Xô”

17/04/1969: ‘Kiến trúc sư’ của Mùa xuân Praha từ chức

Nguồn: Architect of Czechoslovakia’s Prague Spring resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Alexander Dubcek, nhà lãnh đạo cộng sản đã đưa ra một chương trình cải cách rộng rãi ở Tiệp Khắc, bị lực lượng Liên Xô đang chiếm đóng đất nước buộc phải từ chức Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng sản Tiệp Khắc. Gustav Husak, một chính trị gia thân Liên Xô đã được chỉ định lên thay thế Dubcek, tái thiết lập chế chế độ độc tài cộng sản tại nhà nước vệ tinh của Liên Xô.

Xu hướng tự do hóa ở Tiệp Khắc bắt đầu từ năm 1963, và đến năm 1968 thì đạt đến đỉnh điểm sau khi Dubcek lên thay thế Antonin Novotny làm Bí thư Thứ nhất của đảng. Ông đã đưa ra một loạt các cải cách chính trị và kinh tế sâu rộng, bao gồm gia tăng tự do ngôn luận và chấm dứt kiểm duyệt nhà nước. Nỗ lực của Dubcek để thiết lập “chủ nghĩa cộng sản với khuôn mặt con người” đã được ủng hộ trên khắp đất nước và giai đoạn tự do hóa ngắn ngủi này đã được gọi là “Mùa xuân Praha.” Continue reading “17/04/1969: ‘Kiến trúc sư’ của Mùa xuân Praha từ chức”

05/01/1968: “Mùa xuân Praha” bắt đầu

Nguồn: Prague Spring begins in Czechoslovakia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Alexander Dubček, một người Slovakia ủng hộ cải cách tự do, đã trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, thay cho Antonin Novotny, cựu lãnh đạo theo đường lối kiểu Stalin. Trong vài tháng đầu tiên nắm quyền, Dubček đã tiến hành một loạt cải cách chính trị và kinh tế sâu rộng, bao gồm cả gia tăng tự do ngôn luận và phục hồi quyền cho các nhà bất đồng chính trị. Nỗ lực của Dubček để thành lập “chế độ cộng sản với khuôn mặt con người” đã được ủng hộ trên khắp cả nước, và giai đoạn tự do ngắn ngủi này đã được gọi là Mùa xuân Praha. Continue reading “05/01/1968: “Mùa xuân Praha” bắt đầu”

28/12/1989: Lãnh đạo “Mùa xuân Praha” trở lại chính trường

Nguồn:Dubcek returns to public office,” History.com (truy cập ngày 27/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, Alexander Dubček, cựu lãnh đạo Tiệp Khắc và kiến trúc sư của “Mùa xuân Praha,” được bầu làm chủ tịch nghị viện đa đảng mới của Tiệp Khắc. Đây là lần đầu tiên Dubček nắm giữ chức vụ lãnh đạo sau khi bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản năm 1970.

Xu hướng tự do hóa ở Tiệp Khắc bắt đầu từ năm 1963, và đạt đỉnh năm 1968 sau khi Dubček lên thay thế Novotný làm Tổng bí thư Đảng. Ông công bố một loạt các cải cách sâu rộng về chính trị và kinh tế, bao gồm cả tăng cường tự do ngôn luận và bãi bỏ chế độ kiểm duyệt nhà nước. Nỗ lực xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang khuôn mặt con người” của Dubček được hưởng ứng trên khắp cả nước, và giai đoạn tự do ngắn ngủi này được gọi là “Mùa xuân Praha.” Continue reading “28/12/1989: Lãnh đạo “Mùa xuân Praha” trở lại chính trường”

20/08/1968: Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc

full-06

Nguồn:Soviets Invade Czechoslovakia,” History.com (truy cập ngày 19/8/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đêm 20 tháng 8 năm 1968, khoảng 200.000 lính khối hiệp ước Warszawa cùng 5.000 chiếc xe tăng đã tiến vào xâm lược Tiệp Khắc để dập tắt “Mùa xuân Praha” – một giai đoạn tự do hóa diễn ra trong thời gian ngắn tại quốc gia cộng sản này. Người dân Tiệp Khắc đã phản đối cuộc xâm lược bằng các cuộc biểu tình và các chiến thuật bất bạo động khác, nhưng họ đã bị áp đảo trước những chiếc xe tăng Liên Xô. Những cải cách tự do của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc Alexander Dubček đã bị bãi bỏ và một giai đoạn “bình thường hóa” được bắt đầu dưới thời người kế nhiệm ông là Gustáv Husák.

Phe cộng sản thân Liên Xô đã chiếm quyền kiểm soát chính phủ dân chủ Tiệp Khắc từ năm 1948. Lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin đã áp đặt ý chí của ông lên những nhà lãnh đạo cộng sản nước này, và Tiệp Khắc đã được điều hành như một quốc gia theo chủ nghĩa Stalin cho đến năm 1964, khi một khuynh hướng tiệm tiến đến tự do hóa bắt đầu. Continue reading “20/08/1968: Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc”