12/12/1989: Bà trùm bất động sản Leona Helmsley bị kết án tù

Nguồn: Real estate mogul Leona Helmsley sentenced to prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, Leona Helmsley, được báo chí đặt biệt danh là “Bà hoàng bủn xỉn” (Queen of Mean), đã nhận bản án 4 năm tù, 750 giờ phục vụ cộng đồng, và khoản tiền phạt gian lận thuế 7,1 triệu USD ở New York. Helmsley đã bị nhiều người căm ghét vì từng châm biếm rằng “chỉ những kẻ thấp cổ bé miệng mới phải đóng thuế.”

Chồng của Leona, Harry, là một trong những ông trùm bất động sản giàu có nhất thế giới, nắm giữ khối tài sản ước tính từ 5 tỷ đến 10 tỷ USD. Hai vợ chồng sống trong một căn penthouse sang trọng nhìn ra Công viên Trung tâm và còn sở hữu một dinh thự hoành tráng khác ở Greenwich, Connecticut. Leona, người điều hành Khách sạn Helmsley trên Đại lộ Madison, bị nhân viên của mình ghét cay ghét đắng. Continue reading “12/12/1989: Bà trùm bất động sản Leona Helmsley bị kết án tù”

14/02/1989: Salman Rushdie bị dọa giết

Nguồn: Iran’s Ayatollah Khomeini calls on Muslims to kill Salman Rushdie, author of “The Satanic Verses”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Salman Rushdie có lẽ cũng hiểu rõ mình sẽ gây ra tranh cãi khi ông xuất bản cuốn tiểu thuyết có tựa đề The Satanic Verses (Những Vần thơ của Quỷ Satan). Cuốn sách đã chế giễu, hoặc chí ít cũng gián tiếp chế giễu, Tiên tri Muhammad và các khía cạnh khác của đạo Hồi. Ngoài ra, nó còn có một nhân vật rõ ràng được xây dựng dựa trên nguyên mẫu Lãnh đạo Tối cao của Iran, Ayatollah Ruhollah Khomeini. Ngày 14/02/1989, Khomeini đã phản ứng theo cách mạnh mẽ nhất có thể; ông kêu gọi “tất cả những người Hồi giáo dũng cảm” hãy giết chết Rushdie và nhà xuất bản của ông. Continue reading “14/02/1989: Salman Rushdie bị dọa giết”

03/07/1989: Martha Ann Johnson bị buộc tội giết bốn đứa con của mình

Nguồn: A mother is arrested and accused of killing her four children, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, Martha Ann Johnson đã bị bắt ở Georgia vì tội giết hại đứa con đầu của mình, Jennyann Wright, hồi năm 1982, sau khi một tờ báo ở Atlanta mở lại cuộc điều tra về cái chết đáng ngờ của cô bé. Ba người con khác của Johnson cũng đã qua đời một cách bí ẩn từ năm 1977 đến năm 1982.

Quay trở lại tháng 09/1977, Johnson (lúc đó mới 21 tuổi) và người chồng thứ ba, Earl Bowen, sống với hai đứa con từ những cuộc hôn nhân trước của Johnson, Jennyann Wright và James Taylor. Ngay sau một trận cãi vã, trong đó Bowen quyết định chia tay với Johnson, cậu bé James hai tuổi đã được đưa đến bệnh viện và được tuyên bố là đã chết. Các bác sĩ phán đoán nguyên nhân tử vong là do hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Continue reading “03/07/1989: Martha Ann Johnson bị buộc tội giết bốn đứa con của mình”

30/11/1989: Nữ sát nhân hàng loạt Aileen Wuornos bị bắt tại Florida

Nguồn: Female serial killer strikes in Florida, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Richard Mallory, một chủ cửa hàng ở Palm Harbour, Florida, được nhìn thấy lần cuối khi đi cùng Aileen Wuornos. Ngày hôm sau, chiếc ô tô của anh ta – bên trong có ví tiền, vài bao cao su và một chai vodka rỗng – được tìm thấy bị bỏ rơi ở một khu vực hẻo lánh của Bãi biển Ormond. Gần hai tuần sau, thi thể của Mallory xuất hiện trong một bãi phế liệu ở Bãi biển Daytona với ba viên đạn trên ngực.

Mallory là nạn nhân đầu tiên trong số bảy vụ giết người mà Aileen Wuornos thực hiện trong vòng một năm. Có lẽ vì là một trong số ít những nữ sát nhân hàng loạt khét tiếng, người ta đã đặt biệt danh cho ả, một cách không chính xác, là “nữ sát nhân hàng loạt đầu tiên của Mỹ.” Wuornos đã trở nên nổi tiếng nhờ những lần xuất hiện trên các talk show và trong một bộ phim tài liệu, The Selling of a Serial Killer. Continue reading “30/11/1989: Nữ sát nhân hàng loạt Aileen Wuornos bị bắt tại Florida”

13/03/1989: Tà thuật và giết người xảy ra tại Rancho Santa Elena

Nguồn: Black magic, voodoo, and murder occurs at Rancho Santa Elena, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, Adolfo de Jesus Constanzo, thủ lĩnh của một giáo phái tại Mexico, đã tiếp tục ‘sát tế’ một nạn nhân mới tại khu nhà trong rừng của mình ở Rancho Santa Elena. Vì người này đã không cầu xin lòng thương xót trước khi chết, Constanzo liền ra lệnh cho đám tay chân đi tìm một vật tế khác để tra tấn và sát hại. Khi bọn chúng bắt cóc sinh viên đại học người Mỹ Mark Kilroy bên ngoài một quán bar ở Matamoros, Mexico, Constanzo đã vô tình đặt dấu chấm hết cho giáo phái kỳ lạ của mình.

Tính đến thời điểm đó, Constanzo và giáo phái của hắn đã giết chết ít nhất 20 người, nhiều nhất có thể lên tới 100 người. Hắn đã không bị phát hiện vì các nạn nhân chủ yếu là gái điếm, người vô gia cư và cò buôn ma túy. Nhưng sự kiện Mark Kilroy biến mất đã trở thành một sự cố quốc tế, khiến mọi ánh mắt đổ dồn vào nỗ lực của cơ quan hành pháp Mexico. Continue reading “13/03/1989: Tà thuật và giết người xảy ra tại Rancho Santa Elena”

22/12/1989: Chính phủ Nicolae Ceausescu ở Romania sụp đổ

Nguồn: Romanian government falls, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, quân đội Romania đã quyết định chuyển sang ủng hộ những người biểu tình chống cộng sản, và chính phủ của Nicolae Ceausescu chính thức bị lật đổ. Hồi kết cho 42 năm cai trị của chủ nghĩa cộng sản đã đến ba ngày sau khi lực lượng an ninh của Ceausescu nổ súng vào những người biểu tình ở Timisoara. Sau đợt đào ngũ của các binh lính, Ceausescu và vợ đã cố gắng chạy trốn khỏi Bucharest trên một chiếc trực thăng nhưng vẫn bị bắt lại và bị kết tội giết người hàng loạt trong một phiên tòa quân sự chóng vánh. Sang ngày 25/12, cả hai bị một đội súng xử tử. Continue reading “22/12/1989: Chính phủ Nicolae Ceausescu ở Romania sụp đổ”

03/12/1989: Tiến bộ pháp y giúp xác định kẻ bắt cóc trẻ em

Nguồn: Forensics identify a child abductor—by his clothes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, cô bé Melissa Brannen năm tuổi bất ngờ biến mất không dấu vết trong một bữa tiệc Giáng sinh ở Fairfax, Virginia. Công tác điều tra pháp y chuyên sâu đã dẫn đến việc bắt giữ một khách mời của bữa tiệc – Caleb Hughes – và qua đó chứng minh các kỹ thuật phá án đã tiến bộ xa đến mức nào.

Sau khi phỏng vấn tất cả những người có mặt ngày hôm đó, các nhà điều tra xác định rằng Hughes đã rời khỏi bữa tiệc cùng thời điểm Brannen bị phát hiện mất tích. Khi các thám tử đến nhà của Hughes lúc 1 giờ sáng, họ thấy hắn đang giặt quần áo, giày và thắt lưng của mình. Mặc dù Hughes phủ nhận bất kỳ liên hệ nào tới bé gái, đội thám tử đã bắt đầu khám xét nhà và xe của hắn. Continue reading “03/12/1989: Tiến bộ pháp y giúp xác định kẻ bắt cóc trẻ em”

21/04/1989: Sinh viên bắt đầu biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn

Nguồn: Chinese students begin protests at Tiananmen Square, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, sáu ngày sau cái chết của Hồ Diệu Bang, nhà lãnh đạo có tư tưởng cải cách của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khoảng 100.000 sinh viên đã tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để tưởng nhớ ông và bày tỏ sự bất bình với chính quyền Trung Quốc. Ngày hôm sau, trong buổi lễ tưởng niệm Hồ Diệu Bang được tổ chức tại Đại Lễ đường Nhân dân cạnh Quảng  trường Thiên An Môn, đại diện nhóm sinh viên đã mang theo đơn kiến nghị, quỳ tại bậc thang Đại lễ đường và yêu cầu được gặp Thủ tướng Lý Bằng. Chính phủ Trung Quốc từ chối cuộc gặp này, dẫn đến cuộc bãi khóa của nhiều trường đại học trên khắp đất nước, cùng với đó là lời kêu gọi cải cách dân chủ rộng rãi. Continue reading “21/04/1989: Sinh viên bắt đầu biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn”

24/03/1989: Sự cố tràn dầu của tàu Exxon Valdez

Nguồn: Exxon Valdez crashes, causing one of the worst oil spills in history, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, một trong những sự cố tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ đã xảy ra khi tàu chở dầu hạng nặng Exxon Valdez, sở hữu và vận hành bởi Tập đoàn Exxon, mắc cạn trên một rạn san hô ở Prince William Sound ở phía nam Alaska. Ước tính tổng cộng 41,6 triệu lít dầu đã tràn xuống dòng nước. Nỗ lực ngăn chặn tràn dầu ồ ạt đã không thành công, gió và dòng hải lưu khiến dầu lan xa hơn 100 dặm từ nguồn ban đầu, cuối cùng gây ô nhiễm cho hơn 700 dặm bờ biển. Hàng trăm ngàn con chim và động vật đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa môi trường này. Continue reading “24/03/1989: Sự cố tràn dầu của tàu Exxon Valdez”

07/11/1989: Hai người Mỹ gốc Phi được ghi tên vào lịch sử Hoa Kỳ

Nguồn: Two African American firsts in politics, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, cựu chủ tịch quận Manhattan, David Dinkins, một thành viên của Đảng Dân chủ, đã được bầu làm thị trưởng người Mỹ gốc Phi đầu tiên của Thành phố New York. Trong khi đó, ở Virginia, Trung úy Douglas Wilder, cũng là đại diện của Đảng Dân chủ, đã chính thức trở thành người gốc Phi đầu tiên được bầu giữ chức thống đốc một tiểu bang trong lịch sử nước Mỹ. Continue reading “07/11/1989: Hai người Mỹ gốc Phi được ghi tên vào lịch sử Hoa Kỳ”

20/12/1989: Mỹ xâm lược Panama

Nguồn: The U.S. invades Panama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, Mỹ đã xâm chiếm Panama trong nỗ lực lật đổ nhà độc tài quân sự Manuel Noriega, người đã bị truy tố về tội buôn bán ma túy tại Mỹ và bị cáo buộc đàn áp nền dân chủ ở Panama và gây nguy hiểm cho người dân Mỹ. Lực lượng Phòng vệ Panama (Panamanian Defense Forces, PDF) của Noriega đã nhanh chóng bị hạ gục, buộc nhà độc tài phải tìm cách tị nạn tại tòa đại sứ của Vatican ở Thành phố Panama, nơi ông đầu hàng vào ngày 03/01/1990.

Năm 1970, Noriega, một nhân vật đang nổi lên trong quân đội Panama, đã được Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) tuyển dụng để hỗ trợ Mỹ chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở Trung Mỹ. Noriega đã tham gia vào buôn bán ma túy và năm 1977 bị xóa khỏi biên chế của CIA. Sau khi chính quyền Marxist của Sandinista lên nắm quyền vào năm 1979, Noriega đã được đưa trở lại đội ngũ CIA. Năm 1983, ông ta trở thành nhà độc tài quân sự của Panama. Continue reading “20/12/1989: Mỹ xâm lược Panama”

18/04/1989: Sinh viên Trung Quốc biểu tình chống chính phủ

Nguồn: Chinese students protest against government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, hàng ngàn sinh viên đã biểu tình trên khắp các đường phố Bắc Kinh để phản đối các chính sách của chính phủ và kêu gọi dân chủ ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC). Đoàn người biểu tình tiếp tục gia tăng, mãi cho đến khi chính phủ Trung Quốc tàn nhẫn đàn áp họ trong một sự kiện vào tháng 06, được biết đến với tên gọi là Thảm sát Thiên An Môn.

Giữa thập niên 1980, chính phủ cộng sản của Trung Quốc dần dần tự do hóa nền kinh tế vốn do nhà nước kiểm soát chặt chẽ, với mục đích thu hút đầu tư và tăng cường thương mại với nước ngoài. Hành động này đã làm khiến nhiều công dân Trung Quốc, bao gồm nhiều sinh viên, lên tiếng kêu gọi cải cách hệ thống chính trị do cộng sản thống trị. Continue reading “18/04/1989: Sinh viên Trung Quốc biểu tình chống chính phủ”

10/01/1989: Cuba bắt đầu rút quân khỏi Angola

Nguồn: Cuban troops begin withdrawal from Angola, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, theo một phần trong thỏa thuận nhằm giảm căng thẳng Chiến tranh Lạnh và kết thúc chiến tranh ở Angola, quân đội Cuba đã bắt đầu rút khỏi quốc gia châu Phi này. Đây cũng là một phần trong nỗ lực ngoại giao đa phương nhằm kết thúc cuộc xung đột mà có thời điểm có sự can dự của Liên Xô, Mỹ, Bồ Đào Nha, và Nam Phi.

Angola chính thức trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1975, nhưng ngay từ trước khi tuyên bố độc lập, nhiều nhóm ở thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha này đã chiến đấu để giành quyền kiểm soát. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Angola (FNLA) được Mỹ hỗ trợ, Phong trào Nhân dân Giải phóng Angola (MPLA) lại được Liên Xô và Cuba ủng hộ, còn Liên minh Quốc gia vì Độc lập Toàn vẹn của Angola (UNITA) thì nhận viện trợ từ bất cứ nguồn nào, gồm cả Nam Phi và Trung Quốc. Cả Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc đều tin rằng Angola là chiến trường quan trọng đối với sự thống trị chính trị của mình ở khu vực miền nam châu Phi giàu khoáng sản và mang tính chiến lược. Continue reading “10/01/1989: Cuba bắt đầu rút quân khỏi Angola”

03/12/1989: Bush và Gorbachev tuyên bố Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc

03

Nguồn: Bush and Gorbachev suggest Cold War is coming to an end, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, trong cuộc họp ngoài khơi bờ biển Malta, Tổng thống Mỹ George Bush và Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đưa ra tuyên bố rằng những thù hận kéo dài trong Chiến tranh Lạnh có lẽ đã đi đến hồi kết. Còn các nhà bình luận Mỹ và Liên Xô thì thậm chí còn đi xa hơn khi tuyên bố rằng Chiến tranh Lạnh đã kết thúc.

Cuộc đàm phán là một phần của hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên được tổ chức giữa hai nhà lãnh đạo. Bush và các cố vấn của ông rất lạc quan về lần gặp mặt này, hy vọng sẽ tiếp tục vấn đề kiểm soát vũ khí mà chính quyền Reagan trước đó đã đạt được. Còn Gorbachev cũng đã lên tiếng mong muốn sẽ có quan hệ tốt hơn với Mỹ, để ông có thể theo đuổi chương trình cải cách trong nước. Gorbachev thể hiện rằng cuộc đàm phán đã đánh dấu một bước quan trọng đầu tiên hướng tới kết thúc Chiến tranh Lạnh. Continue reading “03/12/1989: Bush và Gorbachev tuyên bố Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc”

28/12/1989: Lãnh đạo “Mùa xuân Praha” trở lại chính trường

Nguồn:Dubcek returns to public office,” History.com (truy cập ngày 27/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, Alexander Dubček, cựu lãnh đạo Tiệp Khắc và kiến trúc sư của “Mùa xuân Praha,” được bầu làm chủ tịch nghị viện đa đảng mới của Tiệp Khắc. Đây là lần đầu tiên Dubček nắm giữ chức vụ lãnh đạo sau khi bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản năm 1970.

Xu hướng tự do hóa ở Tiệp Khắc bắt đầu từ năm 1963, và đạt đỉnh năm 1968 sau khi Dubček lên thay thế Novotný làm Tổng bí thư Đảng. Ông công bố một loạt các cải cách sâu rộng về chính trị và kinh tế, bao gồm cả tăng cường tự do ngôn luận và bãi bỏ chế độ kiểm duyệt nhà nước. Nỗ lực xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang khuôn mặt con người” của Dubček được hưởng ứng trên khắp cả nước, và giai đoạn tự do ngắn ngủi này được gọi là “Mùa xuân Praha.” Continue reading “28/12/1989: Lãnh đạo “Mùa xuân Praha” trở lại chính trường”

28/11/1989: Tiệp Khắc bãi bỏ chế độ chính trị độc đảng

Havel 1989

Nguồn:Czechoslovakian Communist Party gives up monopoly on political power,” History.com (truy cập ngày 27/11/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, trong bối cảnh phải đối mặt với sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở các nước láng giềng và ngày càng nhiều cuộc biểu tình nổ ra trên các đường phố, các quan chức của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc tuyên bố họ sẽ từ bỏ sự độc quyền của mình đối với quyền lực chính trị. Các cuộc bầu cử được tổ chức trong tháng 12 năm đó đã thành lập nên chính phủ phi cộng sản đầu tiên của đất nước này sau hơn 40 năm. Continue reading “28/11/1989: Tiệp Khắc bãi bỏ chế độ chính trị độc đảng”

09/11/1989: Bức tường Berlin sụp đổ

berlin-wall-down

Nguồn:East Germany opens the Berlin Wall,” History.com (truy cập ngày 08/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, chính quyền Đông Đức đã mở cửa Bức tường Berlin, cho phép người dân được tự do đi lại từ miền Đông sang miền Tây Berlin. Ngày hôm sau, người dân nước Đức bắt đầu phá dỡ bức tường trong niềm vui sướng. Một trong những biểu tượng xấu xí và khét tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh sớm sụp đổ; những mảnh vỡ nhanh chóng được đưa về làm kỷ niệm. Động thái này của Đông Đức diễn ra sau quyết định mở cửa biên giới Áo-Hung được đưa ra vài tuần trước đó của chính quyền Hungary. Điều này về cơ bản đã chấm dứt mục đích của Bức tường Berlin khi được dựng lên, do người dân Đông Đức giờ đây đã có thể đi vòng qua nó bằng cách sang Hungary, sang Áo, từ đó qua Tây Đức. Continue reading “09/11/1989: Bức tường Berlin sụp đổ”

05/10/1989: Đức Dalai Lama được trao giải Nobel Hòa bình

Nguồn:Dalai Lama wins Peace Prize,” History.com (truy cập ngày 4/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, Đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị lưu vong của Tây Tạng, được trao giải Nobel Hòa bình để ghi nhận chiến dịch bất bạo động của ông nhằm chấm dứt sự thống trị của Trung Quốc ở Tây Tạng.

Đức Dalai Lama thứ 14 được sinh ra với tên Tenzin Gyatso (Đăng-châu Gia-mục-thố) ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, năm 1935. Cha mẹ ông là người Tây Tạng, và các nhà sư Tây Tạng đã đến tìm ông năm ông ba tuổi và công bố ông là hóa thân của Đức Dalai Lama thứ 13 quá cố. Các nhà sư đã được chỉ dẫn đến nơi có thể tìm thấy hậu thân của Đức Dalai Lama bằng các điềm báo và giấc mơ. Lên năm tuổi, Tenzin Gyatso được đưa tới thủ phủ Tây Tạng Lhasa và tôn làm nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng. Continue reading “05/10/1989: Đức Dalai Lama được trao giải Nobel Hòa bình”

26/09/1989: Xô viết Tối cao thông qua luật chống kiểm duyệt

Boris-Pasternak-1

Nguồn:Anti-censorship law approved by Soviet legislature,” History.com (truy cập ngày 25/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, trong một trong những dấu hiệu phấn khởi nhất cho thấy lời hứa của nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev về sự cởi mở chính trị ở nước Nga đang trở thành hiện thực, các ủy ban của Xô viết Tối cao đã thông qua một dự luật cho phép xuất bản sách, báo, và tạp chí mà không cần sự phê duyệt của chính phủ. Đạo luật này là một lời cự tuyệt đối với quá khứ Xô viết, quãng thời gian mà sự kiểm duyệt của chính phủ đối với báo chí là một thực tế của cuộc sống.

Trong suốt thời kỳ hậu Thế chiến II, kiểm duyệt ở Liên Xô trở nên chặt chẽ hơn cả những năm trước chiến tranh. Dưới vỏ bọc là để “bảo vệ” công dân Liên Xô khỏi những lý tưởng phương Tây “suy đồi” và những tư tưởng “phản động,” chính phủ Liên Xô thường xuyên kiểm duyệt báo chí. Báo chí chỉ đơn thuần là một cơ quan của Đảng Cộng sản Liên Xô. Sách và tạp chí phải được phê duyệt trước khi xuất bản. Các tác giả như Boris Pasternak, có tác phẩm Bác sĩ Zhivago bị cấm từ năm 1956, sẽ không thể xuất bản sách ở Liên Xô. Nền kiểm duyệt còn mở rộng sang cả các lĩnh vực nghệ thuật và âm nhạc. Continue reading “26/09/1989: Xô viết Tối cao thông qua luật chống kiểm duyệt”

11/06/1989: Trung Quốc tiếp tục bắt giữ người biểu tình Thiên An Môn

Fang Lizhi-thumb-619x405-84092

Nguồn:China issues warrant for Tiananmen dissident,” History.com (truy cập ngày 10/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày 11 tháng 6 năm 1989, sau cuộc thảm sát diễn ra trên Quảng trường Thiên An Môn ngày mùng 4 tháng 6 trước đó, Trung Quốc ra lệnh bắt một nhà lãnh đạo bất đồng chính kiến Trung Quốc đang tị nạn ở Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Bế tắc ngoại giao giữa hai nước đã kéo dài suốt một năm sau đó, và việc Hoa Kỳ từ chối trao các nhân vật bất đồng chính kiến cho chính quyền Trung Quốc là một bằng chứng nữa cho thấy sự phản đối của Mỹ đối với các cuộc đàn áp người biểu tình chính trị của Trung Quốc.

Trong tháng 4 và tháng 5 năm 1989, hàng trăm ngàn người biểu tình đã tụ tập ở Bắc Kinh để kêu gọi cải cách dân chủ chính trị ở Trung Quốc. Ngày mùng 4 tháng 6, binh lính và cảnh sát Trung Quốc tràn vào trung tâm của các hoạt động biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn, sát hại và bắt giữ hàng ngàn người. Trung Quốc đã sử dụng cuộc đàn áp này như một cái cớ để ra lệnh bắt Phương Lệ Chi (Fang Lizhi), một nhà thiên văn quốc tế đáng kính và là lãnh đạo bất đồng chính kiến tại Trung Quốc. Continue reading “11/06/1989: Trung Quốc tiếp tục bắt giữ người biểu tình Thiên An Môn”