Có thực người sang Trung Hoa năm 1790 là hoàng đế Quang Trung?

Vài trao đổi với học giả Nguyễn Duy Chính

Năm 2016, Nhà xuất bản Văn hóa –  Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt bạn đọc quyển sách nhan đề Giở lại một nghi án lịch sử “Giả Vương nhập cận” – Có thực người sang Trung Hoa là vua Quang Trung giả hay không? của học giả Nguyễn Duy Chính. Tác giả là người rất đam mê khám phá lịch sử Việt Nam thời cổ. Với vốn ngoại ngữ (Anh, Pháp) thành thạo và khả năng Hán học  vững vàng, Nguyễn Duy Chính đã dành nhiều tâm sức tìm hiểu, làm rõ  một số khía cạnh của lịch sử Việt Nam thời trung đại, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XVIII liên quan đến vương triều Tây Sơn. Quá trình tìm hiểu, khám phá sử Việt của ông được cụ thể hóa thành nhiều bài viết đăng trên Tạp chí Xưa&Nay, được  xuất bản thành nhiều đầu sách khác nhau. Đó là  điều đáng trân trọng về một người  đầy tâm huyết  với khoa  học lịch sử, có ý thức tìm về cội nguồn, dụng tâm soi sáng các vấn đề lịch sử bằng những nguồn tài liệu mới và hiếm quý. Continue reading “Có thực người sang Trung Hoa năm 1790 là hoàng đế Quang Trung?”

Những nghi vấn về triều đại Quang Trung

Tác giả: Nguyễn Duy Chính

Ðầu thế kỷ thứ XX, lịch sử Việt Nam có một bước ngoặt lớn. Lần đầu tiên, một bộ quốc sử với tên là Việt Nam Sử lược [VNSL] của nhà giáo Trần Trọng Kim, được biên soạn tương đối khoa học, tuy ngắn gọn nhưng đến nay nhiều nhà nghiên cứu vẫn đánh giá là một bộ sách có giá trị “qua thử thách của thời gian và sự mến mộ của độc giả” (1). Ngoài nội dung tuy giản lược nhưng khá đầy đủ, Lệ Thần Trần Trọng Kim lại có thêm những phần nghị luận khúc chiết, đưa ra được những lập trường minh bạch đi ngược hẳn với chủ trương của triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ, có thể nói là một cuộc cách mạng trong tư tưởng học thuật. Continue reading “Những nghi vấn về triều đại Quang Trung”

Vì sao vua Gia Long trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn?

nguyen-anh

Tác giả: Võ Hương An

Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát, ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?

Đôi nét lịch sử

Sau 25 năm chiến đấu kiên trì và gian khổ, ngày mồng 3 tháng 5 năm Tân Dậu (13/6/1801) Nguyễn Vương (vua Gia Long) tái chiếm kinh đô cũ Phú Xuân, đuổi vua tôi Cảnh Thịnh chạy dài ra Bắc. Một năm sau, ngày mồng 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1/6/1802), tuy chưa chính thức lên ngôi hoàng đế (1) nhưng theo lời đề nghị của bầy tôi, vua ban hành niên hiệu Gia Long, mở ra một triều đại mới của nhà Nguyễn. Continue reading “Vì sao vua Gia Long trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn?”

Vua Quang Trung dự định đánh nhà Thanh

slide-tuongdaiquangtrung

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Việc vua Quang Trung nước ta chuẩn bị đánh nhà Thanh không còn nằm trong huyền thoại; chính vua Gia Khánh đã có những bằng cớ như: giấy tờ, ấn triện do vua Quang Trung cấp cho bọn giặc Tàu Ô. Ngoài ra cung từ của các tù nhân đều khai rằng lực lượng này có đến 12 viên Tổng binh và hơn 100 hiệu thuyền: Continue reading “Vua Quang Trung dự định đánh nhà Thanh”