Tại sao Nga tăng cường hiện diện quân sự tại Syria?

20150926_blp509

Nguồn: Why Russia is increasing its military presence in Syria”, The Economist, 22/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thiện Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một vài ngày qua, Nga đã đặc biệt tăng cường hiện diện quân sự tại Syria. Báo cáo từ các quan chức Mỹ (và bị chính quyền Nga phủ nhận) nhận định rằng nước này hiện đã triển khai ít nhất 28 chiến đấu cơ tại căn cứ không quân bên ngoài thành phố Lakatia nằm trên bờ biển Syria. Theo nguồn được tờ New York Times dẫn lại, những chiến đấu cơ này bao gồm cả các máy bay cường kích Su-24 và Su-25, và chúng sẽ tăng viện cho đội hình vốn được cho là chỉ gồm vỏn vẹn 4 chiếc phi cơ đã có mặt từ trước. Sự xuất hiện của các chiến đấu cơ được trang bị tên lửa không đối không là một việc đặc biệt dị thường vì không có bất kỳ một đối thủ Syria nào đối đầu với tổng thống Bashar-al Assad có lực lượng không quân. Continue reading “Tại sao Nga tăng cường hiện diện quân sự tại Syria?”

Luật pháp Trung Quốc sau Hội nghị Trung ương 4

BN-FE563_chinah_P_20141024014322

Nguồn: Carl Minzner, “After the Fourth Plenum: What Direction for Law in China?”, China Brief, Volume 14, Issue 22, 20/11/2014.

Biên dịch: Nguyễn Thiện Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 23 Tháng 10, giới chức Trung Quốc đã kết thúc Hội nghị Trung ương Đảng hàng năm, tập trung vào vấn đề “y pháp trị quốc” (trị quốc theo pháp luật). Đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc xem pháp luật là trọng tâm cuộc họp. Trong các tuần sau đó, các nhà quan sát đã phân tích câu chữ của toàn bộ nghị quyết để tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy hướng đi trong tương lai của cuộc cải cách tư pháp tại Trung Quốc.

Được nêu ra lần đầu tiên trong nghị quyết Hội nghị trung ương đảng vào năm 1997, và được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc năm 1999, “y pháp trị quốc” đã chứng minh là một thuật ngữ gây tranh cãi đối với nhà nước cũng như xã hội Trung Quốc. Nhà chức trách đã dùng nó như một định hướng chung để thúc đẩy một loạt các cải cách hành chính và pháp lý. Continue reading “Luật pháp Trung Quốc sau Hội nghị Trung ương 4”

#215 – Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?

trc-terrorist-650x325

Nguồn: Matthew Kroenig & Barry Pavel (2012). “How to Deter Terrorism”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 2, pp. 21-36.>>PDF

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Thiện Toàn

Trong hơn 50 năm Chiến tranh Lạnh, răn đe là hòn đá tảng trong chiến lược của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã cố gắng ngăn Liên Xô tấn công phương Tây bằng cách đe doạ trả đũa bằng một đòn hạt nhân kinh hoàng. Tuy nhiên, sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhiều nhà quan sát đã phản biện rằng biện pháp răn đe không thích hợp với cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo. Các chuyên gia phân tích cho rằng không giống như giới lãnh đạo của Liên Xô, những kẻ khủng bố không có lý tính, sẵn sàng trả mọi giá (kể cả cái chết) để đạt mục đích, và khó mà định vị được chúng sau các vụ tấn công. Vì những lý do trên cũng như những nguyên nhân khác, người ta cho rằng việc đe doạ trả đũa những tên khủng bố tự thân nó không hiệu quả và không đủ để ngăn chặn hành động khủng bố. Continue reading “#215 – Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?”