Trump sẽ “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”?

Nguồn: Nouriel Roubini, “Trump Will Make China Great Again”, Project Syndicate, 23/12/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Gần đây, các thị trường tài chính đã hoan nghênh thông tin rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận “giai đoạn một” nhằm ngăn chặn sự leo thang hơn nữa cuộc chiến thương mại song phương. Nhưng thực sự có rất ít thứ để ăn mừng. Để đổi lấy cam kết dự kiến ​​của Trung Quốc về việc mua thêm nông sản Hoa Kỳ (và một số mặt hàng khác) cùng một số nhượng bộ khiêm tốn về quyền sở hữu trí tuệ và đồng Nhân dân tệ, Hoa Kỳ đã đồng ý hoãn đánh thuế đối với số hàng xuất khẩu trị giá 160 tỷ đô la của Trung Quốc, đồng thời hủy một số mức thuế được áp dụng từ ngày 1 tháng 9.

Tin tốt cho các nhà đầu tư là thỏa thuận này đã giúp tránh được một đợt thuế quan mới có thể khiến nền kinh tế Mỹ và toàn cầu rơi vào suy thoái và làm sụp đổ thị trường chứng khoán toàn cầu. Tin xấu là nó chỉ là một thỏa thuận hưu chiến tạm thời khác trong bối cảnh một cuộc cạnh tranh chiến lược lớn hơn, bao trùm các vấn đề như thương mại, công nghệ, đầu tư, tiền tệ và địa chính trị. Thuế quan quy mô lớn sẽ vẫn được giữ nguyên, và sự leo thang cũng có thể tiếp diễn nếu một trong hai bên trốn tránh các cam kết của mình. Continue reading “Trump sẽ “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”?”

Hậu quả toàn cầu của Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Global Consequences of a Sino-American Cold War”, Project Syndicate, 20/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vài năm trước, khi tham gia một phái đoàn phương Tây đến thăm Trung Quốc, tôi đã được gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Khi nói chuyện với chúng tôi, ông Tập lập luận rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ hòa bình, và các quốc gia khác – cụ thể là Hoa Kỳ – không cần phải lo lắng về “Bẫy Thucydides”, được đặt theo tên nhà sử học Hy Lạp, người đã ghi lại nỗi sợ hãi của thành Sparta trước một Athens đang trỗi dậy, khiến chiến tranh giữa hai bên trở nên không thể tránh khỏi. Trong cuốn sách năm 2017 “Destined for War: Can America and China Escape Thucydides’s Trap?”  Graham Allison thuộc Đại học Harvard đã nhìn lại 16 cuộc cạnh tranh trước đó giữa một cường quốc mới nổi và một cường quốc bá chủ, và ông nhận thấy 12 trong số đó đã dẫn đến chiến tranh. Rõ ràng ông Tập muốn chúng tôi tập trung vào bốn trường hợp còn lại. Continue reading “Hậu quả toàn cầu của Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung”

Khủng hoảng Trung Đông và nguy cơ toàn cầu

middle-east-conflict

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Middle East Meltdown and Global Risk”, Project Syndicate, 01/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong số các nguy cơ địa chính trị hiện nay, không có nguy cơ nào lớn hơn vòng cung bất ổn kéo dài từ Maghreb (Bắc Phi) tới biên giới Afghanistan – Pakistan. Dù phong trào Mùa xuân Ả-rập dần trôi xa, bất ổn trong vòng cung này ngày càng sâu sắc. Thực vậy, trong số ba quốc gia đầu tiên bùng phát phong trào, Libya đã trở thành một nhà nước thất bại, Ai Cập đã quay trở lại nền cai trị độc đoán, còn Tunisia đang mất ổn định về kinh tế và chính trị bởi các cuộc tấn công khủng bố.

Bạo lực và bất ổn ở Bắc Phi đang lan rộng qua vùng châu Phi hạ Sahara với việc Sahel – một trong những khu vực nghèo nhất và có môi trường bị phá hủy nặng nề nhất – đang tê liệt dưới phong trào thánh chiến vốn cũng đang lan sang vùng Sừng châu Phi ở phía Đông. Giống như ở Libya, các cuộc nội chiến đang diễn ra ác liệt tại Iraq, Syria, Yemen và Somalia khiến chúng ngày càng giống như các nhà nước thất bại. Continue reading “Khủng hoảng Trung Đông và nguy cơ toàn cầu”

Đồng đô la Mỹ tham gia chiến tranh tiền tệ

currency-wars

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Dollar Joins the Currency Wars,” Project Syndicate, 01/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong một thế giới nơi nhu cầu nội địa ở nhiều nền kinh tế tiên tiến và các thị trường mới nổi suy yếu, các nhà hoạch định chính sách đã bị cám dỗ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm thông qua xuất khẩu. Điều này đòi hỏi một đồng tiền yếu cũng như các chính sách tiền tệ thông thường lẫn trái lệ (unconventional) nhằm đạt được mức giảm giá đồng tiền cần thiết.

Từ đầu năm đến nay, hơn 20 ngân hàng trung ương trên thế giới đã nới lỏng chính sách tiền tệ, theo sau động thái tương tự của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ). Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), các nước ở ngoại vi cần đồng nội tệ yếu để giảm thâm hụt cán cân thương mại và châm mồi tăng trưởng. Continue reading “Đồng đô la Mỹ tham gia chiến tranh tiền tệ”

Sự lên ngôi của các chính sách tiền tệ trái lệ

monetary-policy

Nguồn: Nouriel Roubini, “An Unconventional Truth”, Project Syndicate, 01/02/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ai nghĩ rằng sáu năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, phần lớn các nền kinh tế phát triển vẫn sẽ bơi trong nồi súp chữ cái các chính sách tiền tệ trái lệ – ZIRP, QE, CE, FG, NDR và U-FX Int? Trước năm 2008, không có ngân hàng trung ương nào cân nhắc đến bất kỳ biện pháp nào như vậy: ZIRP – zero interest rate policy (chính sách lãi suất 0%), QE – quantitative easing (nới lỏng định lượng), CE – credit easing (nới lỏng tín dụng), FG – forward guidance (định hướng thị trường tiền tệ), NDR – negative deposit rate (lãi suất tiền gửi âm), U-FX Int – unlimited foreign exchange intervention (can thiệp không hạn chế vào tỉ giá hối đoái). Ngày nay, những biện pháp này lại trở thành phần chủ yếu trong bộ công cụ của người làm chính sách. Continue reading “Sự lên ngôi của các chính sách tiền tệ trái lệ”

Sự trở lại của các cuộc chiến tranh tiền tệ

20101016_ldp001

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Return of Currency Wars”, Project Syndicate, Dec 1, 2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quyết định gia tăng phạm vi nới lỏng định lượng của Ngân hàng Quốc gia Nhật Bản (Bank of  Japan- BOJ) gần đây là dấu hiệu cho thấy một vòng chiến tranh tiền tệ khác có lẽ đã sắp sửa bắt đầu. Nỗ lực làm yếu đồng yên của BOJ là một cách tiếp cận lợi mình hại người, gây ra nhiều phản ứng chính sách khắp châu Á và trên thế giới.

Lo sẽ mất đi sức cạnh tranh tương đối so với Nhật, ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đang nới lỏng chính sách tiền tệ của mình, hoặc sẽ sớm tiếp tục nới lỏng thêm. Ngân hàng Trung ương châu Âu và ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy và một vài nước khác có khả năng sẽ chấp nhận nới lỏng định lượng hoặc sử dụng các chính sách không chính thống khác để ngăn đồng tiền của họ khỏi tăng giá. Continue reading “Sự trở lại của các cuộc chiến tranh tiền tệ”

Hậu quả của cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu

Tea-Party

Tác giả: Nouriel Roubini | Biên dịch: Đỗ Minh Thu

Ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, thành công của các nhà hoạch định chính sách trong việc ngăn cuộc khủng hoảng diễn tiến thành cuộc Đại Suy thoái lần II[1] đã kiểm soát được đòi hỏi của những người ủng hộ bảo hộ công nghiệp trong nước và các biện pháp hướng nội. Nhưng giờ đây, những phản ứng dữ dội chống lại toàn cầu hóa đã dấy lên mạnh mẽ, đi cùng với đó là sự chống lại dòng chảy tự do hơn của hàng hóa, dịch vụ, vốn, nguồn lực, và công nghệ.

Chủ nghĩa dân tộc mới này gồm nhiều hình thái kinh tế khác nhau: rào cản thương mại, chế độ bảo vệ tài sản, phản ứng chống lại các nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, các chính sách ưu ái người lao động và doanh nghiệp trong nước, các biện pháp ngăn chặn nhập cư, chủ nghĩa tư bản nhà nước, và chủ nghĩa dân tộc về tài nguyên. Continue reading “Hậu quả của cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu”

Những rủi ro địa chính trị ở châu Á

0,,16169685_303,00

Tác giả: Nouriel Roubini | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan: Quan hệ Trung-Nhật 120 năm sau cuộc chiến

Rủi ro địa chính trị lớn nhất trong thời đại của chúng ta không phải là cuộc xung đột giữa Israel và Iran về vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân, hay nguy cơ bất ổn kéo dài từ Maghreb (Ả-rập Bắc Phi) cho tới tận Hindu Kush (dãy núi nằm giữa Afghanistan và Pakistan). Thậm chí, đó cũng không phải là nguy cơ có thể xảy ra Chiến tranh Lạnh thứ Hai giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraine. Continue reading “Những rủi ro địa chính trị ở châu Á”

Sự tự mãn duy lý của thị trường

financial_market_9

Tác giả: Nouriel Roubini | Biên dịch: Bùi Thu Thảo

Có một nghịch lý đang nổi lên ngày càng rõ rệt tại các thị trường tài chính toàn cầu năm nay. Bất chấp các rủi ro địa chính trị đang nhân lên – như xung đột Nga-Ukraine, sự nổi dậy của Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS), tình hình rối ren gia tăng tại Trung Đông, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng tại Trung Quốc và giờ là cuộc biểu tình trên diện rộng tại Hong Kong với nguy cơ xảy ra đàn áp – nhưng các thị trường vẫn đang hết sức sôi động.

Thật vậy, giá dầu đang giảm chứ không tăng. Nhìn chung, thị trường cổ phiếu toàn cầu đã đạt tới đỉnh mới. Chênh lệch lãi suất trên thị trường tín dụng (giữa trái phiếu chính phủ với trái phiếu công ty) thấp trong khi lợi tức trái phiếu dài hạn đang giảm tại hầu hết các nền kinh tế phát triển. Continue reading “Sự tự mãn duy lý của thị trường”