Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P2)

Nguồn: Odd Arne Westad, “The Source of Chinese Conduct”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày ấy và bây giờ

Nhưng Trung Quốc không phải là Liên Xô. Có một điều là hệ tư tưởng của Liên Xô về bản chất không tương thích với sự chung sống lâu dài với Mỹ. Từ Lenin về sau, các lãnh đạo Liên Xô nhìn thế giới bằng lăng kính có tổng bằng không: dân chủ tư sản và chủ nghĩa tư bản phải thất bại trước chủ nghĩa cộng sản. Có thể tồn tại những liên minh vì tình thế và cả các giai đoạn hòa dịu (détente), song cuối cùng, thể chế cộng sản phải thắng lợi ở mọi nơi để Liên Xô được an toàn. Nhưng ĐCSTQ thì không nghĩ vậy. Tổ chức này mang tính dân tộc nhiều hơn là tính quốc tế. Đảng nhìn nhận Washington như một trở ngại ngăn họ duy trì chế độ và thống trị khu vực, nhưng họ không cho rằng nước Mỹ hay mô hình chính phủ Mỹ phải bị đánh bại để đạt được các mục tiêu ấy. Continue reading “Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P2)”

Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)

Nguồn: Odd Arne Westad, “The Source of Chinese Conduct”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng Hai năm 1946, khi Chiến tranh Lạnh còn đang phôi thai, George Kennan, quan chức hàng đầu của Sứ quán Mỹ ở Liên Xô, đã gửi một bức điện dài 5.000 từ trong đó ông lý giải các hành vi của Liên Xô và cách Mỹ nên đối phó. Một năm sau, bản ghi của “Bức điện dài” nổi tiếng của ông được biên tập thành một bài viết cũng đăng trên Foreign Affairs, “Nguồn gốc hành vi của Liên Xô”. Dưới bút danh “X”, Kennan lập luận rằng hệ tư tưởng Mác – Lê-nin của Liên Xô là có thật và chính thế giới quan này, cộng với một cảm thức bất an nặng nề, là động cơ thúc đẩy Liên Xô bành trướng. Song điều này không có nghĩa là không thể tránh khỏi đối đầu trực diện, ông chỉ ra, bởi lẽ “điện Kremlin không hề hối tiếc khi phải nhượng bộ trước thế lực mạnh hơn.” Do đó, điều mà nước Mỹ phải làm nhằm đảm bảo an ninh lâu dài là ngăn chặn mối đe dọa từ Liên Xô. Nếu họ làm vậy, sức mạnh của Liên Xô cuối cùng sẽ suy sụp. Chiến lược ngăn chặn, nói cách khác, vừa là điều kiện cần vừa là điều kiện đủ. Continue reading “Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)”

Chiến tranh Lạnh và ảo giác chiến thắng của người Mỹ

Nguồn: Odd Arne Westad, The Cold War and America’s Delusion of Victory, The New York Times, 28/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh Lạnh trong vai trò một hệ thống nhiều quốc gia đã kết thúc vào một ngày tháng mười hai lạnh giá và xám xịt ở Moskva vào năm 1991, khi Mikhail Gorbachev ký một văn bản tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Xô viết. Bản thân chủ nghĩa cộng sản, dưới dạng thức chủ nghĩa Marx – Lenin, đã không còn tồn tại như một lý tưởng thực tế về cách tổ chức xã hội.

“Nếu tôi được chọn lại một lần nữa, tôi thậm chí sẽ không là một người cộng sản,” Todor Zhivkov, một nhà lãnh đạo cộng sản bị lật đổ của Bulgaria, từng nói một năm trước đây. “Và nếu Lenin còn sống hôm nay, ông cũng sẽ nói như vậy. Giờ đây tôi phải thừa nhận rằng chúng ta đã bắt đầu từ một cơ sở sai lầm, từ một tiền đề sai lầm. Nền tảng của chủ nghĩa xã hội là sai lầm. Tôi tin rằng ý tưởng về chủ nghĩa xã hội đã chết yểu ngay khi thành hình.” Continue reading “Chiến tranh Lạnh và ảo giác chiến thắng của người Mỹ”