Ông Trump khiến Đảng Cộng hòa đánh mất Thượng viện như thế nào?

Nguồn: Trump Loses the Senate”, WSJ, 06/01/2021.

Người dịch: Trần Hùng

Donald Trump đã khiến Đảng Cộng hòa đánh mất Thượng viện bằng cách biến cuộc bầu cử vòng hai chọn hai thượng nghị sĩ đại diện bang Georgia trở thành một cuộc trưng cầu dân ý về chính mình. Các cuộc bầu cử đó lẽ ra phải là một cuộc trưng cầu dân ý về việc ngăn chặn Đảng Dân chủ kiểm soát lưỡng viện Quốc hội và nhánh hành pháp. Nhưng thông điệp đó đã bị che khuất, nếu không muốn nói là bị xóa nhòa, bởi ông Trump khăng khăng nói với cử tri ngày này qua ngày khác rằng ông đã bị gian lận vào tháng 11 — bất kể việc ông thiếu bằng chứng đáng tin cậy hoặc một con đường hợp lý để chiến thắng. Continue reading “Ông Trump khiến Đảng Cộng hòa đánh mất Thượng viện như thế nào?”

Chuyên gia: Sẽ rất sai lầm nếu không thấy sức mạnh chính trị tuyệt vời của Trump

Tác giả: Walter Russell Mead

Khả năng giữ được số người ủng hộ trong những năm đầy xáo trộn, bất chấp đại dịch dẫn đến sa sút kinh tế, cho thấy những người đánh giá thấp Donald Trump đã sai lầm trầm trọng. Điều này không có nghĩa là Trump sẽ thắng trong cuộc bầu cử tháng 11, nhưng sẽ hoàn toàn sai nếu không nhìn thấy ở Donald Trump một sức mạnh chính trị tuyệt vời.

Giáo sư quan hệ quốc tế Walter Russell Mead là một trong những trí thức hiếm hoi của Mỹ thời gian qua đã quan sát « hiện tượng Donald Trump » một cách khách quan, trong bối cảnh mở rộng hơn của thế giới thời kỳ hiện tại. RFI lược dịch cuộc phỏng vấn của ông dành cho báo Le Figaro (ngày 08/10/2020). Continue reading “Chuyên gia: Sẽ rất sai lầm nếu không thấy sức mạnh chính trị tuyệt vời của Trump”

Joe Biden đối diện nguy cơ trở thành ‘tổng thống vịt què’?

Nguồn: Edward Luce, “Biden risks being a lame duck president”, Financial Times, 05/11/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Những người theo tư tưởng tự do bị tổn thương có thể cảm thấy nhẹ lòng trong chốc lát trước việc Joe Biden nhận được nhiều phiếu phổ thông hơn bất kỳ ứng viên nào khác trong lịch sử bầu cử tổng thống Hoa Kỳ – cho đến khi họ phát hiện ra Donald Trump là người có được số phiếu cao thứ hai. Trump thậm chí còn vượt qua cả số phiếu đỉnh cao năm 2008 của Barack Obama. Bài học thực sự từ số cử tri đi bỏ phiếu cao kỷ lục hôm thứ Ba và tiến trình kiểm phiếu vẫn đang tiếp tục là việc nước Mỹ đang bị chia rẽ một cách cay đắng, sâu sắc và gần như đồng đều. Continue reading “Joe Biden đối diện nguy cơ trở thành ‘tổng thống vịt què’?”

Giải cứu binh nhì Biden

Nguồn: William McGurn, “Saving Private Biden”, The Wall Street Journal, 26/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Tiêu chuẩn báo chí cho năm 2020: Không đặt câu hỏi hóc búa nào cho cựu phó tổng thống.

Trong giai đoạn cao điểm của chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, trang nhất của tờ New York Timesđã đưa ra một phán xét từ trên cao: Trong thời đại Donald Trump, tính khách quan của báo chí là thứ xa xỉ mà nước Mỹ không thể có được.

Hóa ra báo chí thiên vị không đủ để ngăn ông Trump giành chiến thắng. Vì vậy, đến năm 2020, báo chí đã đưa ra một chính sách mới: Không bao giờ được hỏi Joe Biden một câu hóc búa nào.

Trong quá khứ, sức ép cạnh tranh giữa các phương tiện truyền thông, cộng với sự tương tác của ứng cử viên tổng thống với người dân Mỹ dọc theo lộ trình tranh cử, sẽ khiến điều này là không thể. Nhưng Covid-19 đã giúp cho Biden có một lý do để ở lại trong tầng hầm của mình, và đoàn quân báo chí đã can thiệp giúp Biden hơn là trình bày câu chuyện cho công chúng. Continue reading “Giải cứu binh nhì Biden”

Đằng sau nỗ lực ‘đảo chính’ chống lại tổng thống Trump

Nguồn: Ron Johnson, “An American Coup Attempt”, The Wall Street Journal, 08/10/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Hoa Kỳ đang trong một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Nó bắt đầu vào ngày đắc cử của Tổng thống Trump, khi các quan chức không được bầu vận động chống lại nhiệm kỳ tổng thống của ông. Đây là một cuộc khủng hoảng trong nhánh hành pháp, gây ra bởi các quan chức cấp dưới, những người coi mình không phải chịu trách nhiệm trước tổng thống. Trên thực tế, họ đã thành lập một nhánh chính quyền thứ tư – một bộ máy quan liêu thường trực vô trách nhiệm.

Bằng chứng công khai đầu tiên về cuộc nổi dậy bắt đầu với bản ghi bị rò rỉ về cuộc điện thoại của ông Trump với Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto vào ngày 27 tháng 1 năm 2017 và với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull vào ngày hôm sau. Như Ủy ban An ninh Nội địa Thượng viện đã báo cáo, chính quyền Trump đã gặp khó khăn với 62 vụ rò rỉ có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia trong vòng 125 ngày đầu tiên, so với 9 vụ rò rỉ như vậy dưới thời George W. Bush và 8 vụ rò rỉ dưới thời Barack Obama. Continue reading “Đằng sau nỗ lực ‘đảo chính’ chống lại tổng thống Trump”

Đường lối kinh tế của Biden: Chưa đủ táo bạo?

Nguồn: Bidenomics: the good the bad and the unknown”, The Economist, 03/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Hai ứng cử viên tổng thống đã đối mặt nhau trong cuộc tranh luận đầu tiên trước khi người Mỹ đi bỏ phiếu vào ngày 3 tháng 11. Tổng thống Donald Trump đã biến nó thành một cuộc ẩu đả, thậm chí khiến người ta nghi ngờ về sự đúng đắn của chính quy trình bầu cử. Joe Biden thì dành cả buổi để chế giễu ông Trump vì đã đưa đất nước sụp đổ. Và Trump đã làm những gì ông hy vọng sẽ là một đòn hạ gục Biden, cáo buộc đối thủ là một kẻ yếu ớt, người sẽ không chống đỡ nổi kế hoạch của phe tả nhằm mở rộng đáng kể chính phủ và làm tê liệt hoạt động kinh doanh.

Một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ lo sợ về một sự ngả sang cánh tả như vậy dưới thời Biden. Tuy nhiên, cáo buộc này không chính xác. Biden đã bác bỏ những ý tưởng không tưởng của cánh tả. Các đề xuất về thuế và chi tiêu của Biden là hợp lý. Chúng chỉ dẫn đến một nhà nước phình to hơn một ít và nỗ lực để giải quyết các vấn đề thực sự mà Mỹ đang phải đối mặt, bao gồm cơ sở hạ tầng kém chất lượng, biến đổi khí hậu và sự tàn phá các doanh nghiệp nhỏ. Trên thực tế, lỗ hổng trong các kế hoạch của Biden là chúng không đủ sâu rộng ở một số lĩnh vực. Continue reading “Đường lối kinh tế của Biden: Chưa đủ táo bạo?”

Đảng Dân chủ không nên xem thường khả năng đắc cử của Trump

Nguồn: Gideon Rachman, “Democrats cannot rule out Trump victory”, Financial Times, 24/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Có một nỗi lo sợ ngấm ngầm tại đại hội đảng Dân chủ tuần trước. Nhưng sự lo lắng đang ám ảnh đảng này không phải là việc tổng thống đương nhiệm của Đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ thực sự giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thay vào đó, nỗi sợ chủ yếu nằm ở chỗ vị tổng thống có thể “đánh cắp” nó – bằng cách phá hoại cuộc bỏ phiếu hoặc từ chối thừa nhận thất bại. Diễn viên hài Sarah Cooper đã tóm tắt quan điểm phổ biến này khi nói “Donald Trump biết rằng ông ta không thể thắng được một cách công bằng và chính trực.”

Nói cho rạch ròi thì tổng thống Trump đã từ chối cam kết chấp nhận kết quả bầu cử. Nhưng, bằng cách tập trung vào nguy cơ của một cuộc bỏ phiếu bị đánh cắp, đảng Dân chủ có nguy cơ đánh giá thấp một rủi ro thông thường hơn – rằng Trump có thể giành chiến thắng mà không cần gian lận. Continue reading “Đảng Dân chủ không nên xem thường khả năng đắc cử của Trump”

Quan điểm chính sách của Biden về các vấn đề chủ chốt

Khi chính thức tuyên bố tham gia cuộc đua tổng thống năm 2020, Joe Biden tuyên bố ủng hộ hai điều – những người lao động đã “xây dựng đất nước này” và các giá trị có thể hàn gắn sự phân hóa của nước Mỹ.

Trong lúc Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều thách thức từ virus corona đến bất bình đẳng chủng tộc, chủ trương chính của Biden là tạo cơ hội kinh tế mới cho người lao động, khôi phục các biện pháp bảo vệ môi trường và quyền chăm sóc sức khỏe cũng như liên minh quốc tế.

Joe Biden sẽ chính thức trở thành ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ hôm thứ Năm, khi ông gửi thông điệp này tới khán giả cả nước. Dưới đây là chi tiết về chủ trương của ứng cử viên Joe Biden với tám vấn đề chính mà cử tri quan tâm.

Continue reading “Quan điểm chính sách của Biden về các vấn đề chủ chốt”

Trump, Biden và vấn đề Đài Loan

Nguồn: Trump, Biden and Taiwan”, The Wall Street Journal, 14/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với Hồng Kông ngày càng trở nên mạnh tay hơn. Tuần này việc bắt những người ủng hộ dân chủ bao gồm nhà xuất bản Jimmy Lai là cuộc tấn công mới nhất vào thành phố một thời tự do, và những người theo đường lối cứng rắn ở Bắc Kinh coi Đài Loan là mục tiêu tiếp theo. Với khả năng xảy ra một cuộc đối đầu tối hậu xoay quanh Đài Loan trong 4 năm tới, bản chất cam kết của Mỹ đối với hòn đảo này phải được nhấn mạnh chứ không chỉ xuất hiện thoáng qua trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020.

Tầm quan trọng của Đài Loan đối với các liên minh ở Thái Bình Dương của Mỹ đã được công nhận từ lâu. Nếu Hoa Kỳ cho phép Đài Bắc rơi vào vòng kiểm soát của Bắc Kinh – chính thức hay trên thực tế – các quốc gia như Việt Nam sẽ nghi ngờ cam kết của Hoa Kỳ đối với nền độc lập của họ và xích lại gần Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh sau đó có thể thúc đẩy các đồng minh lâu đời như Nhật Bản rời xa Hoa Kỳ, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bước nhanh trên con đường trở thành bá chủ khu vực. Continue reading “Trump, Biden và vấn đề Đài Loan”

Thấy gì từ việc Biden chọn Kamala Harris làm ứng viên phó tổng thống?

Nguồn: Joe Biden picks Kamala Harris as his running-mate”, The Economist, 11/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Gần 14 tháng trước, trước khi đại dịch chấm dứt các chiến dịch chính trị truyền thống, trước khi bất cứ ai nghe nói về Gordon Sondland hoặc Lev Parnas hay bất kỳ nhân vật phụ nào khác xuất hiện từ câu chuyện luận tội Donald Trump, Đảng Dân chủ đã có một vấn đề: làm thế nào để tổ chức một cuộc tranh luận tổng thống với 20 ứng cử viên. Họ giải quyết vấn đề bằng cách chia đôi: mười người sẽ tranh luận vào đêm đầu tiên, và mười người còn lại vào đêm thứ hai. Khoảnh khắc đáng nhớ duy nhất của cuộc tranh luận diễn ra vào đêm thứ hai, khi Kamala Harris chất vấn Joe Biden về sự phản đối của ông đối với việc bắt buộc đi xe bus đến các trường học đa chủng tộc, và điều mà bà cho là hồi ức quá tử tế của ông về hai vị thượng nghị sĩ ủng hộ việc cách ly chủng tộc. Continue reading “Thấy gì từ việc Biden chọn Kamala Harris làm ứng viên phó tổng thống?”

Chính sách Trung Quốc của Mỹ hậu bầu cử sẽ như thế nào?

Nguồn: Would a Biden administration be softer than Trump on China?”, The Economist, 29/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào tháng 12 năm 2018, những nhân vật diều hâu với Trung Quốc trong chính quyền Trump đã thúc đẩy một loạt các biện pháp trừng phạt trong động thái mà theo một cuốn sách mới của Bob Davis và Lingling Wei, được một số người gọi trong nội bộ là “Tuần Đập chết Trung Quốc” (F*ck China Week). Nhưng đó vẫn chưa là gì so với những gì xảy ra trong tháng Bảy năm 2020. Continue reading “Chính sách Trung Quốc của Mỹ hậu bầu cử sẽ như thế nào?”

Trump có thể lật ngược tình thế trước Biden được không?

Nguồn: Dan Senor, “It is too soon to write off Donald Trump’s election chances”, Financial Times, 28/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Liệu Donald Trump có thể lôi một con thỏ ra khỏi mũ và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới một lần nữa hay không? Theo hầu hết các chuyên gia thì không, nếu xét mức độ không tán thành rộng khắp đối với thành tích của ông. Nhưng khoan vội bác bỏ hoàn toàn cơ hội của Trump.

Trong bối cảnh đại dịch, suy thoái kinh tế và bất ổn dân sự, sẽ khó cho bất cứ tổng thống đương nhiệm nào có thể giành chiến thắng nhiệm kỳ hai – chứ đừng nói đến một người gây chia rẽ như ông Trump. Ông thua đối thủ Đảng Dân chủ Joe Biden trung bình tới tám điểm trong các cuộc thăm dò quốc gia do trang web FiveThentyEight tổ chức. Các cuộc thăm dò từng tiểu bang cho thấy con đường của ông để giành được đa số phiếu trong đại cử tri đoàn là rất khó khăn. Continue reading “Trump có thể lật ngược tình thế trước Biden được không?”

Bầu cử sơ bộ ở bang Iowa: Bất ngờ từ Pete Buttigieg

Nguồn: Pete Buttigieg claims a first-class ticket out of Iowa”, The Economist, 05/02/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Muộn còn hơn không. Có kết quả toàn bộ thì còn tốt hơn nữa. Một ngày sau khi người dân bang Iowa tham dự các cuộc họp kín để bắt đầu quyết định ai sẽ là ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, các quan chức của đảng đã công bố kết quả trên toàn tiểu bang vào ngày 4 tháng 2, bị trễ do một sự cố của ứng dụng điện thoại thông minh truyền dữ liệu từ các khu vực. Các số liệu chỉ dựa trên 71% tổng số phiếu. Một số phiếu nhỏ khác, được công bố vào ngày hôm sau, nâng tổng số phiếu lên 75%. Chúng dường như đại diện cho tất cả 99 hạt của Iowa. Pete Buttigieg, một cựu thị trưởng 38 tuổi đến từ Indiana, đã tuyên bố chiến thắng. Nếu tính theo “số đại biểu tương đương của bang” dành cho mỗi ứng viên, Buttigieg giành được 27% số đại biểu, dẫn trước sít sao Bernie Sanders, một thượng nghị sĩ đến từ Vermon, được 25%. Elizabeth Warren, một thượng nghị sĩ khác, đứng thứ ba với 18% số đại biểu. Continue reading “Bầu cử sơ bộ ở bang Iowa: Bất ngờ từ Pete Buttigieg”

Ai sẽ là đối thủ Dân chủ đáng gờm nhất của ông Trump?

Nguồn: Who will be Donald Trump’s most forceful foe?”, The Economist, 01/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Đảng Dân chủ đã bỏ phiếu lần đầu tiên trong cuộc bầu cử sơ bộ năm nay tại các cuộc họp kín ở Iowa vào ngày 3 tháng 2. Mục tiêu cuối cùng của họ là đề cử một ứng viên có thể đánh bại Donald Trump vào tháng 11. Điều đó sẽ không dễ dàng. Mặc dù có nhiều xáo trộn chính trị và đối mặt với một phiên tòa luận tội, ông Trump vẫn sáng cửa tái đắc cử.

Ông Trump không nhận được nhiều ủng hộ trong các cuộc thăm dò quốc gia. Tuy nhiên, ông là một ứng cử viên mạnh hơn so với những gì các số liệu cho thấy. Tỉ lệ ủng hộ ông đã dao động ở mức thấp hơn tỉ lệ phản đối ông khoảng 10%. Continue reading “Ai sẽ là đối thủ Dân chủ đáng gờm nhất của ông Trump?”