Nguồn: Xi Chen (2013). “China at the Tipping Point? The Rising Cost of Stability”, Journal of Democracy, Volume 24, Number 1, January, pp. 57-64.
Biên dịch: Hàn Sĩ Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Trong vòng hai thập kỷ từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp phong trào sinh viên năm 1989, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) đã đạt được tăng trưởng kinh tế cũng như sự ổn định chính trị ấn tượng. Giới tinh hoa chính trị đã duy trì đoàn kết đáng kể, và ít nhất là cho đến gần đây, tranh giành quyền lực và tranh chấp chính sách ở các cấp độ hàng đầu của ĐCSTQ không bao giờ gây ra bất kỳ mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với cơ chế lãnh đạo tập thể hay các dàn xếp chuyển giao quyền lãnh đạo của ĐCSTQ. Xã hội Trung Quốc cũng tương đối ổn định. Phản kháng xã hội đã tăng đáng kể về số lượng kể từ đầu những năm 1990, nhưng phần lớn vẫn bị cô lập và kiềm chế. Thay vì đe dọa tới sự tồn vong của chế độ, phản kháng xã hội trở nên phổ biến hơn đã trở thành một hình thức biểu đạt về lợi ích, và vì vậy thực tế đã góp phần khiến cho hệ thống chính trị đạt được một cấp độ nhất định về trách nhiệm giải trình và đáp ứng nguyện vọng của người dân.1
Thế nên không có gì đáng ngạc nhiên khi từ khoảng một thập kỷ trước, chủ đề về “sự bền bỉ của chế độ chuyên chế” đã trở thành một khía cạnh trong lĩnh vực nghiên cứu Trung Quốc. Tuy nhiên, trong năm 2012, một số bằng chứng đã bắt đầu cho thấy sự ổn định của chế độ cộng sản Trung Quốc có thể mong manh hơn người ta nghĩ, và rằng ngay cả khi vẫn chưa tới “điểm tới hạn” thì có lẽ hệ thống cũng đã bắt đầu loạng choạng. Quá trình trơn tru đưa thế hệ lãnh đạo thứ năm lên nắm quyền tại Đại hội Đảng lần thứ 18 đã bị nghi ngờ khi một vụ bê bối lớn nổ ra xung quanh Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, và là một ứng cử viên cho cơ quan quản trị hàng đầu, Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ. Cùng với đấu tranh quyền lực, các cuộc tranh luận về chính sách và hệ tư tưởng giữa các nhà lãnh đạo Đảng và giới trí thức đã ngày một gia tăng. Chính sách “không tranh luận” có từ một thập kỷ nay của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có vẻ như đã hết thời.
Trong xã hội nói chung, sự bất mãn của dân chúng vẫn còn xa mới tới chỗ vượt ra ngoài tầm kiểm soát (của chính quyền). Tuy nhiên, vẫn có lý do để nghi ngờ liệu hệ thống duy ổn (weiwen – duy trì ổn định) hiện tại có thể tiếp tục hay không. Lãnh đạo ĐCSTQ rõ ràng là lo lắng muốn giữ hệ thống này, và duy ổn đã trở thành một ưu tiên. Trước đây, chưa bao giờ ĐCSTQ dành nhiều nguồn lực để thực hiện công việc này đến vậy. Hiện gần như toàn bộ bộ máy đảng – nhà nước được huy động đằng sau nó, với một chi phí cao và đang gia tăng, bao gồm việc sử dụng lực lượng quá mức và thường là bất hợp pháp. Điều tồi tệ hơn là hệ thống này thường xuyên phản tác dụng bằng cách vô tình khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động “gây rối”.
Như nhiều học giả đã lưu ý, những khó khăn mà ĐCSTQ bây giờ đang trải qua có thể được giải thích một phần bởi một loạt các thay đổi xã hội. Các thay đổi xã hội này đã đặt ra những thách thức mới đối với chủ nghĩa chuyên chế chính trị. Cuộc cách mạng thông tin, đặc biệt là trong các hình thức truyền thông xã hội, đã dễ dàng tạo ra các hành động tập thể. Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cũng đã giải phóng dân thường khỏi hệ thống đơn vị (danwei – công tác theo đơn vị) và nhiều cơ chế kiểm soát xã hội khác.
Tuy nhiên, xét cho cùng thì những khó khăn mà các phương pháp duy trì ổn định đang phải đối mặt ở Trung Quốc nên được gán cho sự yếu kém về mặt thể chế. Hệ thống duy ổn, vốn bao gồm mọi thứ từ công an mật đến tòa án và cơ quan tiếp nhận khiếu kiện vốn thường được dùng để giải quyết các đòi hỏi của dân chúng, chỉ đối phó tốt với những thách thức trong ngắn hạn, nhưng lại tạo ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về dài hạn.
Để nắm bắt được bản chất có vấn đề của hệ thống duy ổn, cần biết về cội nguồn của hệ thống này. Nó là sản phẩm của hai lực lượng cạnh tranh: 1) Nỗ lực thể chế hóa cấu trúc chính trị của ĐCSTQ, và 2) Di sản nhiều ảnh hưởng của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Ngay sau thời Mao cầm quyền đầy biến động, kết thúc với cuộc Cách mạng văn hóa hoành hành từ 1966 đến khi ông qua đời vào năm 1976, Đặng Tiểu Bình và các lãnh đạo khác đã quyết định cải tổ hệ thống chính trị. Đặng cho rằng những sai lầm của ĐCSTQ dưới thời Mao là do sự thiếu vắng các thể chế tốt.
Cải cách chính trị thập niên 1980 có hai mục tiêu chính: 1) Tách biệt (chức năng) ĐCSTQ ra khỏi chính quyền, và 2) Thiết lập các luật lệ và quy chuẩn chính thức. Phân định không gian giữa Đảng và Nhà nước được coi là cần thiết để giải quyết vấn đề các quan chức Đảng nắm quá nhiều quyền lực và trách nhiệm. Các quan chức Đảng được yêu cầu tập trung vào “Đảng vụ” chứ không phải là điều hành trực tiếp các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể, phương tiện truyền thông, và các doanh nghiệp nhà nước. Tất nhiên, Đặng Tiểu Bình và các nhà cải cách ủng hộ mình đã tiến hành bước đi này không phải để nhằm làm suy yếu độc quyền chính trị của ĐCSTQ, mà để làm cho Đảng có hiệu quả hơn bằng cách giảm bớt gánh nặng hành chính gây phân tâm lên Đảng. Tương tự, động thái hướng tới các quy định, thủ tục chính thức bao gồm cả một chương trình cải cách pháp luật sâu rộng bắt đầu vào cuối thập niên 1970 là nhằm thúc đẩy ổn định dài hạn và quản trị hợp lý của một nền kinh tế thị trường đang phát triển.
Các nhà cải cách muốn từ bỏ thứ chính trị Mao-ít có vấn đề, nhưng kỳ thực các di sản của Mao lại tỏ ra rất bền bỉ.2 Sự không ưa thích của Mao đối với các thể chế chính thức và việc tách biệt (chức năng) cùng với sự ưu ái quan tâm của ông đối với việc vận động quần chúng đã tiếp tục định hình nhiều diễn biến ở Trung Quốc khá lâu sau khi Mao qua đời. Bất cứ khi nào cải cách gặp khó khăn và ĐCSTQ cảm thấy bị đe dọa, lãnh đạo ĐCSTQ có xu hướng quay lại sử dụng các phương pháp của Mao.
Ví dụ như sau khi chế độ bị đe dọa nghiêm trọng bởi phong trào sinh viên năm 1989, đa số cải cách nhằm tách biệt giữa Đảng và Nhà nước đã bị tạm dừng. Đối với Đặng và cộng sự, phong trào này là tiếng chuông cảnh tỉnh. Sự sẵn lòng của rất nhiều cơ quan đảng – nhà nước trong việc hỗ trợ các sinh viên biểu tình cho thấy sự tách biệt về thể chế và tự do hóa chính trị sẽ gây nguy hiểm cho sự cầm quyền của Đảng.
Đồng thời sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu khi đó đã làm nổi bật mối đe dọa rằng các cải cách thể chế giống với glasnost (công khai hóa) và prestroika (cải tổ) của lãnh đạo Liên Xô Mikhail Govbachev có thể dẫn tới mất kiểm soát chính trị.
Theo đó, ĐCSTQ đã hủy bỏ phần lớn các cải cách vốn khuyến khích sự tự trị tương đối của các cơ quan công quyền và bán công. Thay vào đó, ĐCSTQ đã tái kiểm soát trực tiếp đối với các Đại hội Đại biểu Nhân dân (các cơ quan lập pháp dân cử địa phương của Trung Quốc), các tổ chức đoàn thể như công đoàn, và các phương tiện truyền thông. Tất nhiên, công cuộc thể chế hóa theo phong cách cổ điển được Max Weber mô tả đầu tiên đã không dừng lại hoàn toàn sau năm 1989. Ví dụ, cải cách hệ thống pháp luật vẫn tiếp diễn trong các thập niên 1990 và 2000. Như Andrew Nathan đã quan sát, thể chế hóa cũng đã đạt được tiến bộ lớn trong các vấn đề lãnh đạo tập thể, chuyển giao quyền lãnh đạo, và một loạt các khu vực khác, mặc dù nhiều quy chuẩn và thủ tục chưa mang tính chính thức.3
Trong những năm 2000, khi các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ bắt đầu cảm thấy bị đe dọa bởi sự nổi lên của bất mãn trong dân chúng và chuyển sang tăng cường hệ thống duy ổn, họ lại một lần nữa lại rơi vào các lối mòn đã được Mao tạo sẵn. Để đối phó với các cuộc biểu tình, bạo động, và các “sự kiện khẩn cấp” khắp nơi, ĐCSTQ tìm kiếm một hệ thống có thể huy động tất cả các loại nguồn lực và hành động nhanh chóng. Đối với nhiệm vụ như vậy, ĐCSTQ kết luận rằng các tổ chức tương đối độc lập hành động theo lợi ích tổ chức của riêng mình và bị hạn chế bởi các quy tắc và thủ tục cứng nhắc là không phù hợp.
Nghịch lý thay, thành công kinh tế dựa trên thị trường của Trung Quốc và những khó khăn tài chính gần đây của phương Tây đã trang bị thêm lý do để ĐCSTQ áp dụng chủ nghĩa Mao truyền thống. Trong mắt các nhà lãnh đạo Trung Quốc, sự bất ổn kinh tế của phương Tây khiến cho “mô hình Phương Tây” về dân chủ, tam quyền phân lập, truyền thông độc lập trở nên mất uy tín. Chẳng phải những thành công gần đây đã minh chứng cho sức mạnh của ĐCSTQ, đặc biệt là sức mạnh trong việc tập hợp các nguồn lực nhằm theo đuổi các mục tiêu chính yếu hay sao?
Với cách suy nghĩ này, không có gì ngạc nhiên khi hệ thống duy ổn được thiết lập dựa trên một cơ cấu quyền lực tập trung cao độ. Thông qua nó, lãnh đạo Đảng giám sát và phối hợp một loạt các cơ quan chồng chéo, lộn xộn bao gồm các cơ quan cảnh sát, giám sát và tuyên truyền để bảo tồn ổn định xã hội. Phạm vi của hệ thống này là rất lớn. Hệ thống không chỉ bao gồm cơ quan nhà nước mà còn cả các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan bán công, và thậm chí cả doanh nghiệp tư nhân nữa. Ví dụ, nhiều công ty viễn thông và các nhà cung cấp dịch vụ Internet được yêu cầu phải tự tiến hành giám sát và kiểm duyệt. Cùng lúc, hệ thống có một cấu trúc phân cấp từ chính quyền trung ương xuống tận các khu vực địa phương cũng như các ủy ban khu phố khắp thành thị cũng như nông thôn. Một hệ thống bao trùm như vậy thường có thể dễ dàng nhận diện và phản ứng lại bất cứ mối đe dọa nào một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
Tuy nhiên, hệ thống không chỉ dựa trên giám sát và đàn áp. Lãnh đạo ĐCSTQ hiểu rằng họ cũng cần các phương tiện để giải quyết xung đột xã hội và bất bình trong dân chúng. Đây là nơi hệ thống tòa án và hệ thống “thỉnh nguyện” (xinfang) phát huy vai trò.
Sự phát triển của hệ thống tư pháp minh họa cho sự căng thẳng giữa thể chế hóa và di sản của Mao. Trong ba mươi năm qua, Trung Quốc đã thực hiện cải cách pháp luật. Cùng với nhau, chúng tạo thành một trong những ví dụ tốt nhất cho những nỗ lực của ĐCSTQ nhằm thể chế hóa cơ cấu chính trị. Đã có những bước tiến lớn hướng tới tăng tính chuyên nghiệp, thủ tục chính quy hơn, cũng như kiến tạo một cơ sở hạ tầng pháp lý thích hợp. Tòa án đã có được một bản sắc thể chế tương đối riêng biệt, và trong một thời gian thậm chí trông có vẻ như chúng là một phần trong quá trình tiến hóa hướng tới nền pháp quyền.
Tuy nhiên, khoảng một thập kỷ trước, lãnh đạo Đảng bắt đầu chỉ đạo hệ thống tòa án hướng tới chủ nghĩa dân túy kiểu Mao-ít. Lãnh đạo Đảng đưa ra cảnh báo đối với việc “Phương Tây hóa” hệ thống pháp luật và nhấn mạnh các tòa án Trung Quốc nên đi theo con đường riêng của mình. Các thủ tục chính thức và xét xử của tòa án được đánh giá thấp hơn so với hòa giải. Lấy cảm hứng từ thời Mao, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ cũng cảnh báo các thẩm phán và luật sư nên lưu tâm để đáp ứng các “quan điểm người dân” và đảm bảo “liên hệ với quần chúng”. Một trong những phương pháp giải quyết tranh chấp pháp lý ưa thích của Đảng, được biết tới với tên gọi “Phương pháp xét xử Ma Xiwu”, nhấn mạnh tính chất phi chính thức và đạo đức hơn là quy tắc và pháp luật. Điều này bắt nguồn từ thời cách mạng.4
Sự phát triển của hệ thống “thỉnh nguyện” (xinfang) cũng cho thấy ảnh hưởng tiếp diễn của chủ nghĩa Mao. Mao là người đầu tiên thiết lập nên hệ thống này như là một kênh mà qua đó lãnh đạo Đảng có thể tiếp nhận khiếu nại từ dân thường. Khác với các chế độ chuyên chế khác thường tìm cách để tuyên bố mình là các nền dân chủ tự do, CHNDTH công khai bác bỏ thể chế dân chủ tự do và thay vào đó dựa vào các “liên hệ với quần chúng” như là phương tiện chính của việc bày tỏ lợi ích. Theo học thuyết này, các quan chức ĐCSTQ cần tổ chức tham vấn các bên liên quan cả trước và sau khi thiết lập chính sách công. Các kiến nghị là quan trọng vì chúng trao cho “quần chúng” (sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa Mao) một phương tiện đã được chuẩn thuận để giao tiếp với các tầng lớp tinh hoa lãnh đạo của Đảng.
Nhưng hệ thống này không hiệu quả trong việc giúp người dân trình bày rõ lợi ích và có xu hướng khuyến khích chiến thuật kiến nghị kiểu “gây rối”. Trong cấu trúc quyền lực tập trung cao độ, chỉ có lãnh đạo mới có thể giải quyết hiệu quả các khiếu nại của dân chúng. Tuy nhiên, có một điều không tránh khỏi đó là những người có quyền lực thực thụ chỉ có thể giải quyết được một số tương đối ít các khiếu nại mà thôi. Chính vì vậy, nhằm gây chú ý, người kiến nghị sẽ viện đến chiến thuật gây rối. Đồng thời, nhiều quan chức địa phương không thích các kiến nghị và có thể bỏ qua, thậm chí cản trở người kiến nghị.
ĐCSTQ cố gắng thể chế hóa hệ thống “thỉnh nguyện” bằng cách thiết lập quy tắc và tăng cường các cơ quan tiếp nhận và giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, sự kết hợp của chủ nghĩa tập trung và chủ nghĩa dân túy khiến nó kháng cự với việc tách bạch chức năng giữa các thể chế cũng như việc áp dụng các thủ tục chính thức. Không ai thực hiện các quy tắc một cách nghiêm túc. Người kiến nghị thường kiến nghị vượt cấp và cố đi thẳng tới cấp cao. Phương tiện ưa thích tại bước này là tạo ra các kiến nghị tập thể quy mô lớn. Quy định là không quá năm người đệ trình một kiến nghị, nhưng trên thực tế các quan chức sẽ coi trọng các đơn kiến nghị đông người hơn so với kiến nghị thông thường.
Câu chuyện về tòa án và hệ thống “thỉnh nguyện” cho thấy lãnh đạo ĐCSTQ lưỡng lự đối với công cuộc thể chế hóa. Họ biết rằng thể chế hóa là hữu ích trong giải quyết tranh chấp và khiếu kiện của dân chúng. Nhưng cơ chế quyền lực tập trung không bị ràng buộc bởi các quy định chính thức cũng là điều cần thiết không kém đối với họ, thậm còn giúp “giải quyết vấn đề” tốt hơn.
Mô hình không bền vững
Chú thích
Download toàn bộ văn bản tại đây: Chi phi gia tang cua su on dinh.pdf
[efb_likebox fanpage_url=”DAnghiencuuquocte” box_width=”420″ box_height=”” locale=”en_US” responsive=”0″ show_faces=”1″ show_stream=”0″ hide_cover=”0″ small_header=”0″ hide_cta=”0″ ]