Chứng khoán hóa và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-08

Print Friendly, PDF & Email

20130907_SBD001

Nguồn: Eric Helleiner, “Understanding the 2007–2008: Global Financial Crisis: Lessons for Scholars of International Political Economy”, Annual Review of Political Science,  2011,  pp. 67 – 87 (trích dịch trang 69-72).

Biên dịch: Trần Nguyễn Dạ Vi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khía cạnh chính trị của thất bại thị trường và thất bại điều tiết

Cuộc khủng hoảng năm 2007-2008 diễn ra qua nhiều giai đoạn (Roubini & Mihm 2010). Nó bắt đầu ở Hoa Kỳ với bong bóng địa ốc phát nổ và sự vỡ nợ của những khoản vay thế chấp tăng lên, đặc biệt là những khoản vay liên quan đến thế chấp dưới chuẩn vốn được cấp ngày càng nhiều cho những người đi vay có độ tín nhiệm thấp trong giai đoạn đỉnh cao của bong bóng nhà đất. Những trường hợp vỡ nợ ngày càng ảnh hưởng đến tính ổn định của các tổ chức tài chính nắm giữ những khoản thế chấp này cũng như những sản phẩm tài chính gắn liền với chúng (như miêu tả dưới đây).

Một số quỹ phòng hộ (hedge funds) nằm trong số những tổ chức bị sụp đổ đầu tiên vào tháng 5, 6, 7 năm 2007. Tới tháng 8, các lo ngại lớn đã lan rộng trên thị trường vốn ngắn hạn (thị trường tiền tệ) về tình thế nguy hiểm của một lượng lớn các tổ chức tài chính ở Hoa Kỳ và ở Châu Âu vốn đã đầu tư lớn vào các sản phẩm tài chính liên quan đến vay thế chấp. Tới giữa tháng 9, nỗi kinh hoảng thậm chí đã lan đến thị trường tài chính bán lẻ, với việc nước Anh trải qua đợt đột biến rút tiền gửi lần đầu tiên kể từ thế kỉ 19 (tại ngân hàng Northern Rock).

Mặc cho mọi cố gắng của chính quyền để bình ổn thị trường bằng liều thanh khoản lớn, cuộc khủng hoảng vẫn trở nên trầm trọng vào tháng 3 năm 2008 khi ngân hàng đầu tư trọng yếu của Hoa Kì là Bear Sterns phải được giải cứu bởi chính quyền Hoa Kì. Ba sự kiện tiếp theo vào tháng 9 năm 2008 đã dẫn đến sự tan rã hoàn toàn niềm tin của thị trường. Đầu tháng, do thua lỗ trầm trọng, hai công ty khổng lồ chuyên cho vay thế chấp được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae and Freddie Mac (“Fannie & Freddie”) đã được chính phủ Hoa Kỳ đưa vào một hình thức bảo hộ của nhà nước. Tới giữa tháng, ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ Lehman Brothers bị ép phá sản. Ngay sau đó, công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới là AIG (American International Group) được giải cứu và quốc hữu hóa bởi chính phủ.

Đấy là thời điểm mà tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoàng bắt đầu được cảm nhận một cách mạnh mẽ hơn bên ngoài khu vực Bắc Đại Tây Dương. Do gặp khó khăn, các ngân hàng Hoa Kỳ và châu Âu đã rút các khoản vay quốc tế về, gây ra những vấn đề tài chính nghiêm trọng và khủng hoảng nợ ở các quốc gia đã vay nợ nước ngoài quá nhiều. Tín dụng thương mại quốc tế cũng ngừng hẳn làm cho xuất nhập khẩu ngưng trệ trong nhiều ngành và ở nhiều nước.

Sự lây nhiễm bằng đường tài chính hiện hữu mạnh mẽ ở những nước mà hệ thống tài chính yếu ớt do bong bóng địa ốc, thâm hụt ngân sách hoặc/ và thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai lớn. Iceland đặc biệt là một trong những ví dụ bi thảm, nhưng cũng có nhiều nước khác như Anh, Đức, Ireland, Tây Ban Nha, các nước vùng Baltic, Dubai, Singapore, Úc và New Zealand. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đã lan rộng khắp địa cầu thông qua những hiệu ứng lan tỏa tác động đến nền kinh tế “thực”, ví dụ như sự sụp đổ của xuất khẩu, giá nguyên nhiên liệu, tiền gửi kiều hối.

Mặc dù các nhà kinh tế học đã thất bại trong việc dự đoán cơn địa chấn kinh tế toàn cầu, họ đã bù lại sai lầm này bằng một lượng lớn ngày càng nhiều các bài viết nhằm giải thích nguyên nhân cuộc khủng hoảng. Nhiều nhà kinh tế chỉ ra các thất bại thị trường vốn đã dẫn đến các rủi ro quá mức và bong bóng tài chính trong những năm trước khủng hoảng. Mặc dù một vài thất bại chỉ diễn ra đặc thù trong giai đoạn này, những nhà kinh tế có góc nhìn lịch sử đã chỉ ra những điểm tương đồng với các cuộc khủng hoảng trước đây. Dựa trên nghiên cứu kinh điển của Kindleberger (1978), họ ghi nhận khủng hoảng tài chính thường được bắt đầu bởi sự thay đổi kì vọng hoặc “sự dịch chuyển”, thông thường được tạo ra bởi một cải tiến nào đó. Cải tiến này sau đó gây ra giao dịch quá độ và tình trạng bong bong, được thúc đẩy bởi sự lạc quan thái quá và cư xử kiểu bầy đàn. Khi bong bóng phát nổ, khủng hoảng sẽ xảy ra.

Sự hứa hẹn và hiểm họa của chứng khoán hóa

Đối với bong bóng lần này, các nhà kinh tế nhận định rộng rãi rằng sự đổi mới chủ chốt nổi lên trong ngành tài chính là những dạng thức mới của chứng khoán hóa (Roubini & Mihm 2010). Một dạng chủ yếu bao gồm những chứng khoán phức tạp được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS – mortgage-backed securities) do tư nhân phát hành.

MBS được tiên phong áp dụng vào những năm 1970 ở Hoa Kì bởi những công ty được nhà nước hỗ trợ là Fannie và Freddie. Họ đã phát hành trái phiếu được đảm bảo bởi những khoản thế chấp mà họ nắm giữ. Sau đầu những năm 1990, lượng chứng khoán MBS đã tăng nhanh chóng khi nhiều công ty tư nhân tham gia vào thị trường này, chào bán những chứng khoán được cấu trúc một cách ngày càng phức tạp. Sau khi được gói lại với nhau, các gói thế chấp –  mà từ năm 1997 bao gồm cả các khoản thế chấp dưới chuẩn – được họ chia ra thành những chứng khoán MBS với những mức rủi ro khác nhau, sau đó chúng được bán và giao dịch trên toàn cầu. Những chứng khoán MBS này sau đó lại được chia nhỏ ra và đóng gói lại tạo thành loại chứng khoán mới gọi là “nghĩa vụ nợ có thế chấp” (CDO- collateralized debt obligations) mà dòng tiền xuất phát từ những trái phiếu khác.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của buôn bán rủi ro tín dụng (trading of credit risk) thông qua những chứng khoán ngày càng phức tạp này không chỉ giới hạn ở các khoản thế chấp (mortgages) mà còn bao gồm các “chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản” (asset-backed securities- ABS) khác như vay mua xe, tín dụng sinh viên, thẻ tín dụng, vv… Bên cạnh việc bị chia nhỏ và được giao dịch thông qua những phương tiện mới này, rủi rỏ tín dụng còn được phòng hộ bởi những sản phẩm phái sinh kiểu mới, đáng kể nhất là “hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng” (credit defaut swap- CDS).

Sản phẩm này được phát minh ra năm 1991 và nó thực sự bảo đảm cho người mua trái phiếu khỏi rủi ro phá sản (trong trường hợp phá sản, người mua sản phẩm CDS được trả lại giá trị của trái phiếu được giao dịch). Nhiều người mua CDS không hề sở hữu những trái phiếu này mà chỉ muốn đầu cơ vào khả năng phá sản của loại trái phiếu đó. Một trị trường lớn về CDS dựa trên trái phiếu thậm chí đã được tạo ra vào trước khủng hoảng. Tới cuối năm 2007, giá trị của các hợp đồng CDS đã tăng tới mức tổng giá trị danh nghĩa là hơn 60 nghìn tỉ đô la, con số lớn hơn cả tổng sản phẩm toàn cầu (mặc dù giá trị thực thấp hơn vì nhiều hợp đồng bù trừ cho nhau) (Financial Services Authority 2009, trang 81). Sự bùng nổ của CDS và các sản phẩm phái sinh khác trong hai thập niên vừa rồi liên quan đến sản phẩm chưa niêm yết (over-the-counter -OTC) được thực hiện bởi những thỏa thuận riêng trên cơ sở song phương giữa người bán và người mua.

Các kiểu chứng khoán hoá mới này tạo ra niềm hưng phấn lớn trong các thị trường không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì niềm tin rằng các sản phẩm mới này đã củng cố sự bền vững và khả năng phục hồi của toàn bộ hệ thống tài chính bằng cách phân tán rủi ro và mở rộng thị trường rủi ro. Nhiều nhà quản lí điều tiết và quan chức cũng chia sẻ niềm tin này. Như chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) Alan Greenspan đã nói vào năm 2004 “không chỉ từng tổ chức tài chính riêng lẻ trở nên vững chắc hơn trước những yếu tố rủi ro mà cả hệ thống tài chính nói chung cũng trở nên dẻo dai hơn” (trích từ Kapstein 2006, p. 141-2). Cuộc khủng hoảng đã làm dấy lên nghi vấn lớn về lập luận này.

Trước tiên, khi người cho vay thế chấp chuyển nhượng khoản thế chấp ban đầu thay vì giữ nó, họ bắt đầu lơ là không cẩn trọng trong khi tìm cách tạo ra lợi nhuận bằng cách bán những khoản vay ngày càng lớn hơn. Bởi vì rủi ro tín dụng được chuyển nhượng ngày càng xa với nguồn tạo ra nó và được kết hợp (đóng gói) theo những phương thức ngày càng phức tạp, chất lượng của nó thường trở nên mập mờ và được định giá quá cao. Những nhà đầu tư khi mua thường thiếu hiểu biết một cách tường tận về những chứng khoán phức tạp hay chất lượng của những khoản vay đằng sau các chứng khoán đảm bảo bằng tài sản mà họ đầu tư. Họ phụ thuộc nhiều vào các công ty xếp hạng tín dụng. Các công ty này thường đưa ra các xếp hạng quá cao bởi vì họ gặp khó khăn khi đánh giá rủi ro một cách chính xác hoặc/và vì nhiều xung đột quyền lợi (họ được trả tiền hoặc phụ thuộc thông tin vào các nhà phát hành chứng khoán).

Chứng khoán hóa cũng làm gia tăng số lượng và tầm quan trọng của các chủ thể tài chính nằm ngoài các quy định điều tiết thận trọng vốn chủ yếu áp dụng cho các ngân hàng thương mại. Khi tình trạng vỡ nợ của các khoản thế chấp dưới chuẩn bắt đầu tăng lên vào năm 2007, những tổ chức đầu tiên phá sản là thành phần không được điều tiết và có đòn bẩy cao: những quỹ phòng hộ đã tham gia vào giao dịch những “nghĩa vụ nợ có thế chấp” (CDO) vào hàng rủi ro cao nhất.

Tiếp theo đó là nhiều kiểu công ty con đầu tư tài chính (không nằm trong các bảng tổng kết tài sản) tạo ra bởi các ngân hàng thương mại để đầu tư vào các sản phẩm phức tạp, các công ty này được gây vốn bằng cách phát hành những trái phiếu ngắn hạn. Khi mà những khoản đầu tư bởi những “ngân hàng ma” này bị nghi ngờ, các nhà đầu tư từ chối tiếp tục cấp vốn cho chúng. Những thành phần phi ngân hàng cho vay thế chấp gây quỹ từ các nhà đầu tư MBS bất ngờ cũng trở nên dễ bị tổn thương. Thêm vào đó, niềm tin vào chứng khoán liên quan đến những khoản vay thế chấp tan vỡ bắt đầu làm nổi bật những yếu điểm của những ngân hàng đầu tư ít được điều tiết, những ngân hàng vốn sa lầy vào buôn bán các chứng khoán và sản phẩm phái sinh phức tạp.

Những bất ổn tăng dần của những ngân hàng đầu tư càng làm nổi bật vấn đề sâu xa của chứng khoán hóa: những giao dịch quy mô lớn những chứng khoán phức tạp và sản phẩm phái sinh đã diễn ra ngày càng nhiều giữa một số rất ít các tổ chức tài chính, kết cục điều này thay vì phân tán đã làm tích tụ rủi ro. Khi những bất ổn của Bear Sterns leo thang vào tháng 3 năm 2008, mức độ ảnh hưởng của tích tụ rủi ro trở nên rõ ràng. Chính quyền Hoa Kỳ kết luận rằng bởi vì những mối gắn kết giữa những ngân hàng đầu tư và những tổ chức tài chính trọng yếu thông qua những hợp đồng chứng khoán phức tạp và hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng (CDS), Bear Sterns quá quan trọng đối với toàn bộ hệ thống nền kinh tế nên không thể để được phép phá sản. Vào tháng 9, sự phá sản của Lehman Brothers, một ngân hàng đã sa lầy vào chứng khoán phức tạp và sản phẩm phái sinh, đã khẳng định rằng sự tan vỡ của một ngân hàng đầu tư trong hệ thống được kết nối chặt chẽ sẽ dẫn đến sự tan rã của cả thị trường.

Các khó khăn tài chính của AIG là một ví dụ bi thương khác của sự tập trung rủi ro ở một doanh nghiệp ít được điều tiết trong một thế giới bị chứng khoán hóa. Công ty này đã bán một lượng lớn các CDS mà không dự trữ đủ vốn hoặc thanh khoản. Theo như lời của chủ tịch Fed Ben Bernake, công ty này đã hành động như là một quỹ phòng hộ ngồi trên đầu (tức được nâng đỡ bởi – NBT) một công ty bảo hiểm (trích từ Paulson 2009, trang 236). Tại thời điểm được giải cứu, AIG có một lượng sản phẩm phái sinh trị giá khoảng 2,7 nghìn tỉ với 12.000 hợp đồng mà trong đó chỉ 1 nghìn tỉ là với 12 tập đoàn tài chính (Sorkin 2009, trang 236–37). Nhà chức trách đã buộc phải nhìn nhận rằng, như Sorkin (2009, trang 394) đã nhận xét, “AIG đã trở thành then chốt của hệ thống tài chính toàn cầu”.

Chứng khoán hóa làm khoét sâu khủng hoảng theo hai hướng xa hơn.

Thứ nhất, núi chứng khoán và sản phẩm phái sinh khổng lồ xây nên từ các khoản thế chấp ở Hoa Kỳ không những làm gia tăng ảnh hưởng tài chính của bong bóng địa ốc đã phát nổ ở Hoa Kỳ mà còn phát tán nó ra toàn cầu. Khoảng một nửa số chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS) và nghĩa vụ nợ có thế chấp (CDO) tạo ra bởi phố Wall đã được bán cho người ngoại quốc, đặc biệt là các ngân hàng và các quỹ phòng hộ châu Âu (Roubini & Mihm 2010, trang 119).

Thứ hai, khi cuộc khủng hoàng bùng nổ, sự phát tán sâu rộng của MBS và CDO đã làm gia tăng sự hoảng loạn do người ta không biết chắc tổ chức nào đang giữ những sản phẩm này và họ giữ bao nhiêu. Sụ thiếu minh bạch được làm trầm trọng thêm bởi sự mập mờ của thị trường những sản phẩm phái sinh không niêm yết (OTC). Ví dụ, tại thời điểm Lehman sụp đổ, không ai biết quy mô chính xác của các hợp đồng CDS đối với các trái phiếu của nó cũng như ai đang nắm giữ những hợp đồng này. Như Tett (2009, trang 226) đã nhận xét, “Thị trường CDS đã trở thành một mạng nhện khổng lồ, bí ẩn trong đó những thỏa thuận giữa những ngân hàng, ngân hàng ma và người môi giới bị gài bẫy một cách nguy hiểm và liên kết với nhau thông qua sự sợ hãi.”

Vì vậy, một nguyên nhân chủ yếu của khủng hoảng tài chính toàn cầu là sự biến đổi của hệ thống tài chính được tạo ra bởi những mô hình chứng khoán hóa mới. Theo cách nói của Roubini & Mihm (2010, trang 272), “cuộc khủng hoảng là kết quả của một hệ thống tài chính dưới chuẩn hơn là các khoản thế chấp dưới chuẩn… Hệ thống tài chính toàn cầu đã tha hóa từ trong ra ngoài. Cuộc khủng hoảng chỉ bóc toạc lớp vỏ hào nhoáng bóng mượt của thứ mà, theo thời gian, đã trở thành một đống hỗn độn thối nát.” Mặc dù hệ thống tài chính Hoa Kì chứng kiến những quá trớn kinh khủng nhất, vấn đề liên quan đến chứng khoán hóa không chỉ là đặc thù của các tập đoàn và thị trường ở nước này. Không chỉ những tập đoàn nước ngoài tham gia sâu vào thị trường tài chính Hoa Kỳ mà ở nhiều nước, đặc biệt là ở châu Âu, đã có những xu hướng tương tự trong thị trường nội địa của những nước này.

———————–

Tài liệu tham khảo

AndrewsD. 2008. Future prospects of the Bretton Woods order. In OrderlyChange, ed.DAndrews, pp. 211–35. Ithaca, NY: Cornell Univ. Press. 245 pp.

Bello W. 2006. The capitalist conjuncture: overaccumulation, financial crises and the retreat from globalization. Third World Q. 27(8):1345–67

Best J. 2005. The Limits of Transparency. Ithaca, NY: Cornell Univ. Press. 219 pp.

Blyth M. 2003. The political power of financial ideas. In Monetary Orders, ed. J Kirshner, pp. 239–59. Ithaca, NY: Cornell Univ. Press. 319 pp.

Bowles P, Wang B. 2006. ‘Flowers and criticism’: the political economy of the renminbi debate. Rev. Int. Polit.Econ. 13(3):233–57

Bryan D, Rafferty M. 2006. Capitalism with Derivatives. New York: Palgrave Macmillan. 236 pp.

Calleo D. 2009. Twenty-first century geopolitics and the erosion of the dollar order. In The Future of the Dollar, ed. E Helleiner, J Kirshner, pp. 164–90. Ithaca, NY: Cornell Univ. Press. 250 pp.

Claessens S, Underhill G, Zhang X. 2008. The political economy of Basle II. World Econ. 31(3):313–44

Clapp J,Helleiner E. 2011. Troubled futures? The global food crisis and the politics of agricultural derivatives regulation. Rev. Int. Polit. Econ. In press

Cohen B. 2003. Global currency rivalry. J. Common Mark. Stud. 41(4):575–95

Cohen B. 2008a. The international monetary system. Int. Aff. 84(3):455–70

Cohen B. 2008b. International Political Economy. Princeton, NJ: Princeton Univ. Press

Cohen B. 2009. A grave case of myopia. Int. Interact. 35(4):436–44

Cox R 2004. Beyond empire and terror. New Polit. Econ. 9(3):307–23

Dieter H. 2007. The US economy and the sustainability of BrettonWoods II. J. Aust. Polit. Econ. 55:48–76

Dooley M, Folkerts-Landau D, Garber P. 2003. An essay on the revived Bretton Woods system. NBER Work. Pap. 9971

Dooley M, Garber P. 2005. Is it 1958 or 1968? Brookings Pap. Econ. Activity 1:147–87

Eichengreen B. 2006. Global Imbalances and the Lessons of BrettonWoods. Cambridge, MA: MIT Press. 187 pp.

Financial Services Authority. 2009. The Turner Review. London: Financ. Serv. Auth.

Gilpin R. 1987. The Political Economy of International Relations. Princeton, NJ: Princeton Univ. Press. 449 pp.

Gotham K. 2006. The secondary circuit of capital reconsidered: globalization and the U.S. real estate sector. Am. J. Sociol. 112(1):231–75

Harmes A. 2001a. Institutional investors and Polanyi’s double movement. Rev. Int. Polit. Econ. 8(3):389–423

Harmes A. 2001b. Mass investment culture? New Left Rev. 9:103–24

Harmes A. 2002. The trouble with hedge funds. Policy Stud. Rev. 19(1):156–76

Helleiner E. 2008. Political determinants of international currencies. Rev. Int. Polit. Econ. 15(3):354–78

Helleiner E. 2010. A BrettonWoods moment? Int. Aff. 86(3):619–36

Helleiner E, Lundblad T. 2008. States, markets and sovereign wealth funds. Ger. Policy Stud. 4(3):59–82

Helleiner E, Pagliari S. 2010. The end of self-regulation?. In Global Finance in Crisis, ed. EHelleiner, S Pagliari,

H Zimmerrmann, pp. 74–90. London: Routledge. 200 pp.

Hung H-F. 2008. Rise of China and the global overaccumulation crisis. Rev. Int. Polit. Econ. 15(2):149–79

Johnson J. 2008. Forbidden fruit: Russia’s uneasy relationship with the dollar. Rev. Int. Polit. Econ. 15(3):379–98

Johnson S, Kwak J. 2010. 13 Bankers. New York: Pantheon Books. 304 pp.

Kapstein E. 2006. Architects of stability? In Past and Future of Central Bank Cooperation, ed.CBorio,GToniolo,

P Clement, pp. 115–52. Cambridge, UK: Cambridge Univ. Press. 245 pp.

Katzenstein P. 2009. Mid-Atlantic: sitting on the knife’s edge. Rev. Int. Polit. Econ. 16(1):122–35

Kindleberger C. 1973. The World in Depression. Berkeley: Univ. Calif. Press. 336 pp.

Kindleberger C. 1978. Manias, Panics and Crashes. New York: Basic Books. 271 pp.

King M, Sinclair T. 2003. Private actors and public policy. Int. Polit. Sci. Rev. 24(3):345–62

Kirshner J. 1995. Currency and Coercion. Princeton, NJ: Princeton Univ. Press. 289 pp.

Kirshner J. 2003. Explaining choices about money. In Monetary Orders, ed. J Kirshner, pp. 260–80. Ithaca, NY: Cornell Univ. Press. 319 pp.

Kirshner J. 2006. Currency and coercion in the twenty-first century. In International Monetary Power, ed. DAndrews, pp. 139–161. Ithaca, NY: Cornell Univ. Press. 216 pp.

Kirshner J. 2008. Dollar primacy and American power. Rev. Int. Polit. Econ. 15(3):418–38

Langley P. 2006. Securitising suburbia. Competition Change 10(3):283–99

Langley P. 2008. The Everyday Life of Global Finance. Oxford, UK: Oxford Univ. Press. 298 pp.

LiPuma E, Lee B. 2004. Financial Derivatives and the Globalization of Risk. Durham, NC: Duke Univ. Press. 209 pp.

Mackenzie D. 2005. Opening the black boxes of global finance. Rev. Int. Polit. Econ. 12(4):555–76

Mackenzie D. 2006. An Engine Not a Camera. Cambridge, MA: MIT Press. 377 pp.

Momani B. 2008. Gulf Cooperation Council oil exporters and the future of the dollar. New Polit. Econ. 13(3):293–314

Mosley L, Singer D. 2009. The global financial crisis. Int. Interact. 35(4):420–29

Murphy RT. 2006. East Asia’s dollars. New Left Rev. 40:39–64

Nesvetailova A. 2007. Fragile Finance. New York: Palgrave Macmillan. 190 pp.

Obstfeld M, Shambaugh J, Taylor A. 2010. Financial stability, the trilemma and international reserves. Am. Econ. J.: Macroecon. 2:57–94

Palan R. 2009. The proof of the pudding is in the eating. New Polit. Econ. 14(3):385–94

Paulson H. 2009. On the Brink. New York: Business Press. 478 pp.

Pauly L. 2008. Financial crisis management in Europe and beyond. Contrib. Polit. Econ. 27(1):73–89

Porter T. 2005. Globalization and Finance. Cambridge, UK: Polity. 230 pp.

Rajan R. 2010. Fault Lines. Princeton, NJ: Princeton Univ. Press. 260 pp.

Ravenhill J. 2008. In search of the missing middle. Rev. Int. Polit. Econ. 15(1):18–29

Reinhart C, Rogoff K. 2009. This Time is Different. Princeton: Princeton Univ. Press. 463 pp.

Roubini N, Mihm S. 2010. Crisis Economics. New York: Penguin. 353 pp.

Schwartz H. 2007. Housing, global finance and American hegemony. Presented at Annu. Meet. Int. Stud. Assoc., Chicago, Feb. 28

Schwartz H. 2009. Subprime Nation. Ithaca, NY: Cornell Univ. Press. 258 pp.

Seabrooke L. 2006. The Social Sources of Financial Power. Ithaca, NY: Cornell Univ. Press. 223 pp.86 Helleiner

Seabrooke L, Schwartz H, eds. 2008. The political cost of property booms.Comp. Eur. Polit. 6(3):1–261. Spec. issue

Setser B. 2008. The new ‘Westphalian’ international financial system. J. Int. Aff. 62(1):17–34

Sheng A. 2009. From Asian to Global Financial Crisis. Cambridge, UK: Cambridge Univ. Press. 489 pp.

Sinclair T. 2005. New Masters of Capital. Ithaca, NY: Cornell Univ. Press. 186 pp.

Singer D. 2007. Regulating Capital. Ithaca: Cornell Univ. Press

Sorkin A. 2009. Too Big To Fail. New York: Viking. 600 pp.

Spiro D. 1999. The Hidden Hand of American Hegemony. Ithaca, NY: Cornell Univ. Press. 176 pp.

Stiglitz J. 2010. Freefall. New York:W.W. Norton. 361 pp.

Strange S. 1986. Casino Capitalism. Oxford, UK: Blackwell. 207 pp.

Strange S. 1988. States and Markets. London: Pinter. 263 pp.

Strange S. 1998. Mad Money: When Markets Outgrow Governments. Ann Arbor: Univ. Mich. Press. 212 pp.

Sunday Times. 2008. Prudence will still have a role to play. Sunday Times, Nov. 16. http://www.timesonline.co.uk/tol/comment/leading_article/article5162439.ece

Taylor J. 2009. Getting Off Track. Stanford, CA: Hoover Inst. Press. 92 pp.

Tett G. 2009. Fool’s Gold. New York: Free Press. 293 pp.

Thompson H. 2009. The political origins of the financial crisis. Polit. Q. 80(1):17–24

Tsingou E. 2006. The governance of OTC derivatives markets. In The Political Economy of Financial Market Regulation, ed. P Mooslechner, H Schuberth, B Weber, pp. 89–114. Cheltenham, UK: Edward Elgar.255 pp.

Underhill G. 1995. Keeping governments out of politics. Rev. Int. Stud. 21(3):251–78

Underhill G, Zhang X. 2008. Setting the rules. Int. Aff. 84(3):535–54

Wade R. 2007. A new global financial architecture? New Left Rev. 46:113–29

Walter A. 2008. Governing Finance. Ithaca, NY: Cornell Univ. Press. 235 pp.

Wolf M. 2008. Fixing Global Finance. Baltimore, MD: John Hopkins Univ. Press. 230 pp.

Zimmermann H. 2002. Money and Security. Cambridge, UK: Cambridge Univ. Press. 275 pp.