10/09/1977: Pháp thôi tử hình bằng máy chém

ac_unity_guillotine_by_diablo_by_diabloazazel-d7pgl03

Nguồn: “The guillotine falls silent”, History.com, truy cập ngày 08/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1977 tại nhà tù Baumetes ở Marseille, Pháp, Hamida Djandoubi, một người nhập cư Tunisia bị kết tội giết người, đã trở thành người cuối cùng ở Pháp bị tử hình bằng máy chém.

Máy chém ban đầu trở nên nổi tiếng trong cuộc Cách mạng Pháp khi vị bác sĩ và nhà cách mạng Joseph-Ignace Guillotin thuyết phục được Quốc hội thông qua một đạo luật yêu cầu tất cả các án tử hình đều phải được thực hiện “bởi một cỗ máy”. Máy chặt đầu đã được sử dụng trước đó ở Ireland và Anh, và những người ủng hộ Guillotin xem máy chém là nhân đạo hơn các biện pháp tử hình khác, chẳng hạn như treo cổ hoặc xử bắn.

Một máy chém của Pháp đã được chế tạo và thử nghiệm trên tử thi, và vào ngày 25 tháng 4 năm 1792, một kẻ cướp đường đã trở thành người đầu tiên trong Cách mạng Pháp bị tử hình bằng phương pháp này.

Thiết bị này nhanh chóng được gọi là “guillotine”, đặt theo tên của Guillotin, và hơn 10.000 người đã bị chặt đầu bằng máy chém trong cuộc Cách mạng Pháp, trong đó có Louis XVI và Mary Antoinette, nhà vua và hoàng hậu bị phế truất của Pháp.

Việc sử dụng máy chém tiếp tục ở Pháp trong suốt thế kỷ 19 và 20, và vụ xử từ cuối cùng bằng máy chém đã diễn ra vào năm 1977. Vào tháng Chín năm 1981, Pháp đã cấm hoàn toàn hình phạt tử hình, do đó đã từ bỏ máy chém mãi mãi. Ngày nay có một bảo tàng dành riêng cho máy chém đặt ở Liden, Thụy Điển.

[efb_likebox fanpage_url=”DAnghiencuuquocte” box_width=”420″ box_height=”” locale=”en_US” responsive=”0″ show_faces=”1″ show_stream=”0″ hide_cover=”0″ small_header=”0″ hide_cta=”0″ ]