Triều đại Hồ Quý Ly sụp đổ, nhà Minh đặt ách cai trị

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi thua trận tại Hàm Tử, cha con Hồ Quí Ly chạy về Tây Đô vùng Lỗi Giang,[1] huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá; quân Minh truy kích bén gót, bấy giờ lòng người suy sụp, dựa vào thành hiểm cũng vô ích, không đánh mà tan:

Ngày 23 tháng 4 [30/5/1407], quân Minh đánh vào Lỗi Giang, quân Hồ không đánh mà tan.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 9.

Mấy hôm sau, quân Minh chiếm cửa biển Điển Canh tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa; quân nhà Hồ phải bỏ thuyền chạy bộ; định đến đóng tại Thâm Giang, tức sông Ngàn Sâu, Hà Tĩnh, nhưng việc không thành:

Ngày 29 [5/6/1407], quân Minh đánh vào cửa biển Điển Canh,[2] quân Hồ bỏ thuyền tự tan vỡ. Hai cha con họ Hồ định lánh đến Thâm Giang[3] nhưng không thành. Nguỵ Thức xin hai cha con họ Hồ tự thiêu. Ông nói:

‘Nước đã sắp mất, bậc vương giả không chết bởi tay kẻ khác’.

 Quý Ly giận, chém chết.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 9.

Quân Minh thủy bộ tiếp tục truy kích đến huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh; trước sau trong vòng 7 ngày, cha con Hồ Quí Ly đều bị bắt:

Tháng 5, ngày mồng 5 [16/6/1407], quân Minh đánh vào cửa biển Kỳ La,[4] châu Nhật Nam. Nguyễn Đại trước thờ họ Hồ, sau phản lại đầu hàng quân Minh, đến đây dẫn người Minh sang xâm lược bắt được Hữu tướng quốc Quý Tỳ và con ông là Phán trung đô Nguyễn Cửu.

 Ngày 11 [22/6/1407], quân Minh xâm phạm; bọn Vương Sài Hồ 7 người thuộc vệ Vĩnh Định,[5] bắt được Quý Ly ở bãi Chỉ Chỉ; Giao Châu hữu vệ quân là bọn Quý Bảo 10 người bắt được Tả tướng quốc Trừng ở cửa biển Kỳ La.

 Ngày 12 [23/6/1407], đầu mục bộ hạ của Mạc Thúy là bọn Nguyễn Như Khanh bắt được Hán Thương và thái tử Nhuế ở núi Cao Vọng.”[6] Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 9.

Minh Thực Lục cũng xác nhận sự kiện tương tự, qua 2 văn bản dưới đây:

Ngày 11 tháng 5 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [16/6/1407]. Ngày hôm nay, quan quân chinh thảo An Nam bắt được đầu sỏ Lê Quí Ly cùng con là Trừng. Trước hết, bọn quan Tổng binh Tân thành hầu Trương Phụ truy kích giặc tới cửa biển Điển Canh, gặp chỗ nước trong mà cạn, nên giặc phải bỏ thuyền chạy trốn. Khi quan quân đến, nhân lúc trời mưa to, nước dâng lên mấy thước, thuyền đi lại dễ dàng; quân lính đều mừng nói rằng trời phù hộ Vương sư. Khi Trương Phụ điều quân kỵ đến Long Trà, thì thủy quân cũng tới nơi. Viên Tứ phụ Đại duẫn ngụy là Nguyễn Cẩn đến xin hàng, nói rằng giặc họ Lê đã vào Nghệ An; bèn điều Đô đốc Thiêm sự Liễu Thăng mang thủy quân tiến trước. Quân Trương Phụ cùng Tây bình hầu Mộc Thạnh vượt qua Quyết Giang, tiến đến cửa biển Kỳ La thuộc châu Nhật Nam. Thăng đánh giết, bắt được 300 chiếc thuyền, số còn lại trốn. Trương Phụ thừa thắng truy kích. Thăng lại mang quân ra cửa biển Kỳ La, bọn quân thuộc vệ Vĩnh Định Vương Sài Hồ, gồm 7 người, gặp giặc đánh nhau, giặc bỏ chạy, bắt sống đầu sỏ là Lê Quí Ly; bọn Lý Bảo Bảo mười người, lại bắt được Trừng trong rừng, nơi gần cửa biển.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 253)

Ngày 12 tháng 5 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [17/6/1407]. Dân bản xứ An Nam là bọn Vũ Như Khanh bắt được ngụy Quốc vương Lê Thương, ngụy Thái tử Lê Nhuế, con cháu giặc họ Lê, ngụy Lương quốc vương Lê Kích, cùng tướng ngụy Trụ quốc Đông Sơn Hương hầu Hồ Đỗ tại núi Vọng Cao [Cao Vọng], cửa biển Vĩnh Áng. An Nam được bình định.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 254)

Bọn quan lại nhà Hồ như Hồ Đỗ, Phạm Lục Tài đều bị bắt; còn Trần Nhật Chiêu, Nguyễn Phi Khanh ra đầu hàng từ trước. Duy có Hành khiển tham tri chính sự Ngô Miễn, trực trưởng Kiều Biểu nhảy xuống nước chết, vợ Miễn cũng chết theo:

Khi Miễn chết, vợ là Nguyễn thị ngửa mặt lên trời than rằng:

‘Chồng ta thờ chúa, một đời ăn lộc, ngày nay giữ tiết nghĩa mà chết, thế là chết xứng đáng, còn oán hận gì nữa? Nếu thiếp muốn sống cho qua ngày, chẳng lẽ lại không còn chỗ đến nữa hay sao? Nhưng đạo chồng, ơn vua, một chốc mà phụ bạc thì thiếp không nỡ nào! Chi bằng, xin theo nhau!’ Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 9.

Sự việc tại châu Thăng Hoa [Quảng Nam] và Hóa Châu [Thừa Thiên], Toàn Thư chép nội dung như sau: Trước đây Hoàng Hối Khanh nhận lệnh cai trị; dùng thổ quan là Đặng Tất và Phạm Thế Căng làm tâm phúc. Tất và Tả châu phán Nguyễn Rổ vốn ghen ghét nhau vì công trạng. Gặp lúc họ Hồ bị quân Minh đánh gấp, viết thư báo Hối Khanh lấy một phần ba số dân di cư khi trước, gộp với quân lính địa phương giao cho Rỗ chỉ huy để làm quân cần vương, lại sắc phong cho Cổ Lũy huyện thượng hầu Chế Ma Nô Đà Nan làm Thăng Hoa quận vương, để vỗ yên dân Chiêm Thành. Hối Khanh đều giấu đi không cho mọi người biết. Đến khi Chiêm Thành cất quân định thu lại đất cũ, dân Việt di cư sợ chạy tan cả, bọn Hối Khanh trở về Hóa Châu, chỉ một mình Ma Nô Đà Nan ở lại chống nhau với Chiêm Thành; nhưng thế cô sức yếu, bị người Chiêm giết chết.

Hối Khanh trở về Hóa Châu, Rỗ đưa dân di cư đi đường bộ đến chậm, Tất đi đường thủy đến trước, Trấn phủ sứ lộ Thuận Hóa là Nguyễn Phong ngăn không cho vào. Tất cố sức đánh, giết Phong, vào được thành, lại đánh nhau với Rỗ hơn một tháng. Rỗ không có viện binh, bèn đem gia quyến sang Chiêm Thành; Hối Khanh bèn giết mẹ và gia thuộc của Rỗ. Chiêm Thành cho Rỗ làm quan to. Sau nhà Minh đòi Rỗ đến Kim Lăng, giả cách cho làm Hồ Quảng chỉ huy sứ, rồi giết đi. Sau khi họ Hồ đã thất bại, Thế Căng trở về Tân Bình, đón hàng người Minh ở Nghệ An và nhận chức Tri phủ của Trương Phụ. Chiêm Thành lại chiếm cứ Thăng Hoa, rồi sang cướp Hóa Châu. Tất xin với Phụ cho làm quan để cai quản Hóa Châu, Chiêm Thành dẫn quân rút về. Đến đây, Tất sai người đưa Hồi Khanh về, đến cửa biển Đan Thai [cửa Hội, Hà Tĩnh] thì Hối Khanh tự vẫn; Phụ đem đầu Khanh ra bêu ở chợ Đông Đô.

Sau khi chiếm nước Đại Việt, Minh Thái Tông theo kế hoạch đã định sẵn, đặt nước ta vào ách đô hộ. Y dựa vào biểu văn trước đó của bọn Mạc Thúy xưng rằng con cháu nhà Trần đã bị giặc họ Lê sát hại, không còn người kế thừa; xin theo chế độ xưa, lập quận huyện. Bèn ra lệnh thiết lập tam ty, tức Đô chỉ huy sứ ty, Bố chánh ty, Án sát ty, để cai trị. Đô chỉ huy sứ ty do Lữ Nghị quản lãnh; Bố chánh, Án sát ty, cử Hoàng Phúc kiêm nhiệm.

Minh Thái Tông lập guồng máy cai trị mới nghiệt ngã, tàn bạo, với những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, đổi 38 tên đất dưới thời Trần Hồ mang ý nghĩa tự cường tự chủ thành tên mới với ý nghĩa lệ thuộc; như đổi phủ Long Hưng thành phủ Trấn Man.

Thứ hai, chia nước ta ra 15 phủ, 5 châu, cùng hàng trăm huyện.

Thứ ba, lập kho tàng, ty chuyên môn như y dược, các ty, cục thuế khoá tại phủ, châu, huyện và địa điểm quan trọng.

Thứ tư, đặt 21 bến thuyền bè, để tiện việc chuyên chở giao thông.

Thứ năm, thiết lập 67 ty tuần kiểm các nơi, chuyên trách kiểm soát và trấn áp.

Thứ sáu, hoàn thành hệ thống giao thông đường bộ từ thành Đông Đô đến ải Nam Quan, với 7 dịch trạm ngựa, và 5 sở vận chuyển.

Thứ bảy, thiết lập ty Tăng Hội, ty Đề Cử diêm khóa;[7] đổi Kê Lăng quan tức ải Chi Lăng, thành Trấn Di quan. Chi tiết, xin xem văn bản dưới đây:

Ngày 1 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [5/7/1407]. Sắc dụ quan Tổng binh Chinh Di Tướng quân Tân thành hầu Trương Phụ, Tả Phó Tướng quân Tây bình hầu Mộc Thạnh, Tả Tham tướng Phong thành hầu Lý Bân, Hữu Tham tướng Vân dương bá Trần Húc, cùng các tiểu tướng hiệu:

‘Giặc họ Lê giết vua cướp nước, tiếm hiệu xưng kỷ nguyên, tàn bạo bất nhân, làm đau khổ cả một nước; lại xâm phạm lân bang, kháng cự triều mệnh, không làm tròn chức cống. Trẫm bất đắc dĩ sai các ngươi mang quân phạt tội. Nhờ trời đất tổ tông phù hộ, tướng sĩ hết sức liều mình, binh uy tới mọi nơi đều được tiễu bình; bắt sống cha con nghịch tặc Lê Quí Ly cùng bọn ngụy quan; chiêu tập dân lương thiện, dung nạp kẻ hàng; không mảy may xâm phạm của dân, chợ búa vẫn bình yên hội họp. Tin chiến thắng đưa về, hết sức mừng vui khen thưởng. Trước đây dưới thời Tống, Nguyên; An Nam nghịch mệnh, mang quân đi đánh đều không lập được thành tích. Việc làm hôm nay thực hơn hẳn người xưa, danh thơm vĩ đại truyền mãi trăm đời. Nay đặc sai sứ mang sắc văn ủy lạo, nhân trời viêm nhiệt hãy chọn nơi cao ráo thoáng mát đóng quân để dưỡng người và ngựa, đợi lúc thời tiết trong mát sẽ cho ban sư trở về nước.’

Lại ban sắc dụ bọn Phụ:

‘Ngươi trước đây đã gửi trình biểu văn của bọn kỳ lão Mạc Thúy. Biểu văn xưng rằng con cháu nhà Trần bị giặc họ Lê sát hại, không còn người kế thừa; xin theo chế độ xưa, lập quận huyện để cai trị. Bèn ra lệnh các ngươi lưu ý tìm thêm, lại nhận được lời tâu họ Trần quả đã tuyệt tự, quận huyện không thể không lập, vậy xin thiết lập tam ty để cai trị quân dân.

Nay chấp nhận theo lời xin, cho lập Giao Chỉ Đô Chỉ huy Sứ Ty, sai Đô đốc Thiêm sự Lữ Nghị cai quản, Hoàng Trung giữ chức Phó, tuyển thêm 2 Đô Chỉ huy có năng lực cùng lãnh chức Phó. Cử Thượng thư Hoàng Phúc kiêm nhiệm chức Bố chánh ty và Án sát ty. Nguyên Thị lang bộ Công Trương Hiển Tông, Bố chính ty Phúc Kiến Tả Tham chính Vương Bình lãnh chức Tả, Hữu Bố chánh sứ. Nguyên Bố chánh ty Hà Nam Tả Tham Chính Lưu Bản, Hữu Tham chính Lưu Dục giữ chức Tả, Hữu Tham chính. Nguyên Án sát sứ Giang Tây Chu Quan Chính, người An Nam qui phụ tên Bùi Bá Kỳ giữ chức Tả, Hữu Tham chính. Nguyên Án sát sứ Hà Nam Nguyễn Hữu Chương, Án Sát Phó sứ Dương Trực giữ chức Án Sát Phó sứ. Nguyên Tri phủ Thái Bình Lưu Hữu Niên giữ chức Án sát Thiêm sự. Lại riêng tuyển các quan cho điều đi, lãnh nguyên chức vụ tại các phủ, châu, huyện; nếu danh sách không đủ số sẽ ra lệnh bộ Lại thuyên chuyển đến. Nay gửi ấn tín ban cấp cho các ngươi.

Đổi tên các địa danh sau đây của Giao Chỉ:

– Đổi phủ Long Hưng thành phủ Trấn Man.

– Đổi phủ Kiến Hưng thành phủ Kiến Bình.

    • Đổi phủ Thiên Trường thành phủ Phụng Hóa.
    • Đổi phủ Tân Hưng thành phủ Tân An.
    • Đổi châu Quốc Oai thành châu Oai Man.

– Đổi châu Tuyên Quang thành châu Tuyên Hóa.

    • Đổi châu Thượng Phúc thành châu Phúc Yên.
    • Đổi châu An Bang thành châu Tĩnh An.
    • Đổi châu Nhật Nam thành châu Nam Tĩnh.
    • Đổi châu Bố Chính thành châu Chính Bình.
    • Đổi châu Minh Linh thành châu Nam Linh.
    • Đổi huyện Long Nhãn thành huyện Thanh Viễn.
    • Đổi huyện Yên Thế thành huyện Thanh An.
    • Đổi huyện Ứng Thiên thành huyện Ứng Bình.
    • Đổi huyện Sơn Minh thành huyện Sơn Định.
    • Đổi huyện Thượng Phúc thành huyện Bảo Phúc.
    • Đổi huyện Long Đàm thành huyện Thanh Đàm.
    • Đổi huyện Đan Phượng thành huyện Đan Sơn.
    • Đổi huyện Long Bạt thành huyện Lũng Bạt.
    • Đổi huyện Thiên Thi thành huyện Thi Hóa.
    • Đổi huyện Cổ Chiến thành huyện Cổ Bình.
    • Đổi huyện Thống Binh thành huyện Thống Ninh.
    • Đổi huyện Phật Thệ thành huyện Thiện Thệ.
    • Đổi huyện Thiên Bản thành huyện An Bản.
    • Đổi huyện Độc Lập thành huyện Bình Lập.
    • Đổi huyện Lê Gia thành huyện Lê Bình.
    • Đổi huyện Ngự Thiên thành huyện Tân Hóa.
    • Đổi huyện Phí Gia thành huyện Cổ Phí.
    • Đổi huyện An Bang thành huyện Đồng An.
    • Đổi huyện An Hưng thành huyện An Hòa.
    • Đổi huyện Trà Long thành huyện Trà Thanh.
    • Đổi huyện Đỗ Gia thành huyện Cổ Đỗ.
    • Đổi huyện Thượng Lộ thành huyện Lộ Bình.
    • Đổi huyện Thượng Phúc thành huyện Phúc Khang.
    • Đổi huyện Bố Chính thành huyện Chính Hòa.
    • Đổi huyện Đặng Gia thành huyện Cổ Đặng.
    • Đổi huyện Tả Bố thành huyện Tả Bình.
    • Đổi huyện Thế Vinh thành huyện Sĩ Vinh.

Những địa danh còn lại, được giữ y như cũ.

Đặt các phủ, châu, huyện thuộc Giao Chỉ.

Tất cả gồm 15 phủ: Giao Châu, Bắc Giang, Lạng Giang, Tam Giang, Kiến Bình, Tân An, Kiến Xương, Phụng Hóa, Thanh Hóa, Trấn Man, Lạng Sơn, Tân Bình, Diễn Châu, Nghệ An, Thuận Hóa.

1. Phủ Giao Châu [Hà Nội] gồm 5 châu: Oai Man, Phúc An, Tam Đái, Từ Liêm, Lợi Nhân. Bản phủ trực tiếp lãnh 2 huyện: Đông Quan, và Từ Quảng. Các châu dưới quyền gồm các huyện liệt kê như sau:

– Châu Oai Man lãnh 4 huyện: Sơn Định, Thanh Oai, Ứng Bình, Đại Đường.

– Châu Phúc An lãnh 3 huyện: Bảo Phúc, Phù Lưu, Thanh Đàm.

– Châu Tam Đái lãnh 6 huyện: Phù Long, An Lãng, Phù Ninh, An Lạc, Lập Thạch, Nguyên Tức.

– Châu Từ Liêm lãnh 2 huyện: Đan Sơn, Thạch Thất.

– Châu Lợi Nhân lãnh 6 huyện: Thanh Liêm, Bình Lục, Cổ Bảng, Cổ Lễ, Lợi Nhân, Cổ Giả

2. Phủ Bắc Giang [Bắc Ninh, Bắc Giang] gồm 3 châu: Gia Lâm, Vũ Ninh, Bắc Giang. Bản phủ trực tiếp lãnh 2 huyện: Siêu Loại, và Gia Lâm. Các châu dưới quyền gồm các huyện liệt kê như sau:

– Châu Gia Lâm lãnh 3 huyện: An Định, Tế Giang, Thiện Tài.

– Châu Vũ Ninh lãnh 5 huyện: Tiên Du, Vũ Ninh, Đông Ngàn, Từ Sơn, An Phong.

– Châu Bắc Giang lãnh Tân Phúc, Thiện Thệ, An Việt.

3. Phủ Lạng Giang [Quảng Ninh, Hải Dương] gồm 3 châu: Lạng Giang, Nam Sách, Thượng Hồng. Bản phủ trực tiếp lãnh 5 huyện: Thanh Viễn, Cổ Dõng, Phượng Sơn, Na Ngạn, Lục Na. Các châu dưới quyền gồm các huyện liệt kê như sau:

– Châu Lạng Giang lãnh 4 huyện: Thanh An, An Ninh, Cổ Lũng, Bảo Lộc.

– Châu Nam Sách lãnh 3 huyện: Thanh Lâm, Chí Linh, Bình Hà.

– Châu Thượng Hồng lãnh 3 huyện: Đường Hào, Đường An, Đa Cẩm.

4. Phủ Tam Giang [Phú Thọ, Sơn Tây, Vĩnh Phúc] gồm 3 châu: Thao Giang, Tuyên Giang, Đà Giang.

– Châu Thao Giang lãnh 4 huyện: Sơn Vi, Ma Khê, Thanh Ba, Hạ Hoa.

– Châu Tuyên Giang lãnh 3 huyện: Đông Lan, Tây Lan, Hổ Nham.

– Châu Đà Giang lãnh 2 huyện: Lũng Bản, Cổ Nông.

5. Phủ Kiến Bình [Ninh Bình] gồm 1 châu: Trường Yên. Bản phủ thân lãnh 5 huyện: Ý Yên, Yên Bản, Bình Lập, Đại Loan, Vọng Doanh.

– Châu Trường Yên lãnh 4 huyện: Uy Viễn, Yên Mô, An Ninh, Lê Bình.

6. Phủ Tân An [Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương] gồm 3 châu: Đông Triều, Tĩnh An, Hạ Hồng. Bản phủ thân lãnh 5 huyện: Hiệp Sơn, Thái Bình, Đa Dực, A Khôi, Tây Quan. Các châu dưới quyền gồm các huyện liệt kê như sau:

– Châu Đông Triều lãnh 4 huyện: Đông Triều, An Lão, Cổ Phí, Thủy Đường.

– Châu Tĩnh An lãnh 8 huyện: Đồng An, Chi Phong, An Lập, An Hòa, An Đại, Độc, Vạn Ninh, Vân Đồn.

– Châu Hạ Hồng lãnh 4 huyện: Trường Tân, Tứ Kỳ, Đồng Lợi, Thanh Miện.

7. Phủ Kiến Xương [Hưng Yên] gồm Khoái Châu. Bản phủ trực tiếp lãnh 4 huyện: Bổng Điền, Kiến Xương, Bố, Chân Lợi.

– Châu Khoái lãnh 5 huyện: Tiên Lữ, Thi Hóa, Đông Kết, Phù Dung, Vĩnh Cô.

8. Phủ Phụng Hóa [Nam Định] gồm 4 huyện: Mỹ Lộc, Giao Thủy, Tây Chân, Thuận Vi.

9. Phủ Thanh Hóa [tỉnh Thanh Hoá] gồm 3 châu: Thanh Hóa, Ái, Cửu Chân. Bản phủ lãnh 7 huyện: Cổ Đằng, Cổ Hoằng, Đông Sơn, Cổ Lôi, Vĩnh Ninh, An Định, Lương Giang.

– Châu Thanh Hóa lãnh 4 huyện: Nga Lạc, Tế Giang, An Lạc, Lỗi Giang.

– Châu Ái lãnh 4 huyện: Hà Trung, Thống Ninh, Tống Giang, Chi Nga.

– Châu Cửu Chân lãnh 4 huyện: Cổ Bình, Kết Duyệt, Duyên Giác, Nông Cống.

10. Phủ Trấn Man [Thái Bình] gồm 4 huyện: Tân Hóa, Đình Hà, Cổ Lan, Thần Khê.

11. Phủ Lạng Sơn [Cao Bằng, Lạng Sơn] gồm 7 châu: Thất Nguyên, Thượng Văn, Hạ Văn, Vạn Nhai, Quảng Nguyên, Thượng Tư, Hạ Tư Lang. Bản phủ trực tiếp lãnh 7 huyện: Tân An, Như Ngao, Đan Ba, Khâu Ôn, Trấn Di, Uyên, Đổng.

– Châu Thất Nguyên gồm 6 huyện: Thủy Lãng, Cầm, Thoát, Dung, Pha, Bình.

– Thượng Văn lãnh 3 huyện: Bôi Lan, Khánh Viễn, Khố.

12. Phủ Tân Bình [Quảng Bình] gồm 2 châu: Chính Bình, Nam Linh. Bản phủ trực tiếp lãnh 3 huyện: Phúc Khang, Nha Nghi, Tri Kiến.

– Châu Chính Bình lãnh 3 huyện: Chính Hòa, Cổ Đặng, Tòng Chí.

– Châu Nam Linh lãnh 3 huyện: Đan Duệ, Tả Bình, Dạ Độ.

13. Phủ Diễn Châu [Bắc Nghệ An] gồm 1 châu: Diễn Châu. Diễn Châu lãnh 4 huyện: Thiên Đông, Phù Dung, Phù Lưu, Quỳnh Lâm.

14. PhNghệ An [Nghệ An, Hà Tĩnh] gồm 2 châu: Nam Tĩnh, Hoan. Bản phủ lãnh 8 huyện: Nha Nghi, Phi Lộc, Cổ Đỗ, Chi La, Chân Phúc, Thổ Do, Kệ Giang, Thổ Hoàng

– Châu Nam Tĩnh lãnh 4 huyện: Hà Hoàng, Nham Thạch, Hà Hoa, Kỳ La.

– Châu Hoan lãnh 4 huyện: Thạch Đường, Đông Ngạn, Lộ Bình, Sa Nam.

15. Phủ Thuận Hóa [Thừa Thiên, Quảng Trị] gồm 2 châu: Thuận, Hóa.

– Châu Thuận lãnh 3 huyện: Ba Lãng, Lợi Điều, An Nhân.

– Châu Hóa lãnh 7 huyện: Lợi Bồng, Sĩ Vinh, Sạ Lệnh, Trà Kệ, Tư Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng.

Đổi 5 trấn thành 5 châu:

Riêng 5 trấn cũ như Thái Nguyên được đổi thành 5 châu: Thái Nguyên, Tuyên Hóa, Gia Hưng, Qui Hóa, Quảng Oai; tất cả trực thuộc vào ty Bố Chính.

Châu Thái Nguyên [Thái Nguyên, Bắc Kạn] lãnh 11 huyện: Phú Lương, Ty Nông, Vũ Lễ, Động Hỷ, Vĩnh Thông, Tuyên Hóa, Lộng Thạch, Đại Từ, An Định, Cảm Hóa, Thái Nguyên.

– Châu Tuyên Hóa [Tuyên Quang, Hà Giang] lãnh 9 huyện: Khoáng, Đương Đạo, Văn Yên, Bình Nguyên, Để Giang, Thu Vật, Đại Man, Dương, Ất.

– Châu Gia Hưng [Sơn La, Phú Thọ] lãnh 3 huyện: Lung, Mông, Tứ Mang.

Châu Qui Hóa [Yên Bái, Lào Cai] lãnh 4 huyện: An Lập, Văn Bàn, Văn Chấn, Thủy Vĩ.

Châu Quảng Oai [Sơn Tây] lãnh 2 huyện: Ma Lung, Mỹ Lương.

Lập các kho tàng; ty, cục thuế khóa:

Lập kho Vĩnh Doanh tại ty Bố chính Giao Chỉ.

Lập ty đặc trách về y học và tăng cang tại phủ Giao Châu.

Xây trại nuôi ngựa trạm Phong Doanh và kho lúa Vĩnh Phong tại sông Lô.

Lập kho Vĩnh Doanh, cùng kho lúa Thường Phong tại phủ Kiến Bình.

Lập kho lúa Phong Tế tại phủ Tam Giang.

Xây trường Nho học tại châu Gia Lâm.

Lập ty thuế khóa tại 4 phủ: Giao Châu, Bắc Giang, Lạng Giang, Kiến Bình.

Lập cục thuế khóa tại 8 châu: Phúc An, Tam Đái, Từ Liêm, Lợi Nhân, Gia Lâm, Vũ Ninh, Bắc Giang, Tuyên Hóa.

Lập cục thuế khóa tại 20 huyện: Ứng Bình, Đại Đường, Sơn Định, Thanh Oai, Ninh, Tế Giang, Thiện Tài, Vũ Ninh, Đông Ngàn, Thanh Lâm, Chí Linh, Bình Hà, Cổ Dõng, Thanh An, Thái Bình, Đa Dực, A Côi, Tây Quan, Trường Tân, Đồng Lợi.

Lập cục thuế khóa tại 5 địa phương: xứ Ma Lãng huyện Đa Cẩm, xứ Hạ Xương huyện Bảo Lộc, xứ Kim Lũ huyện Đường Hào, xứ Tư Vương huyện Đường An, xứ Giáp Sơn huyện Giáp Sơn.

Bến thuyền bè đậu gồm 21 nơi:

    1. Dọc trường giang từ phủ Bắc Giang cho đến châu Tam Đái.
    2. Tại Thượng Cổ, châu Từ Liêm.
    3. Tại Dưỡng Ngoạn, châu Lợi Nhân
    4. Vùng trường giang thuộc châu Tuyên Hóa.
    5. Tại Binh Thần, huyện Từ Liêm.
    6. Tại Giang Đàm thuộc huyện Đại Đường.
    7. Tại Sơn Định, huyện Sơn Định.
    8. Tại Thanh Oai, huyện Thanh Oai.
    9. Tại Kinh Thai, huyện Đường An.
    10. Tại Ông La, huyện Thanh Viễn.
    11. Cửa biển Yên Mô, huyện Yên Mô.
    12. Tại Xa Lật, huyện Đông Kết.
    13. Tại Viên Quang, huyện Giao Thủy.
    14. Tại Phần Trì, huyện Cổ Dõng.
    15. Tại Đống Mỹ, huyện Bình Hà.
    16. Tại Cổ Trai Trường, huyện An Lão.
    17. Xã A Niếp, huyện Chi Phong.

19-20-21. Xã Tứ Kỳ, xã vực Cá Lũ, xã An Định thuộc huyện Tứ Kỳ.

Đặt 67 ty tuần kiểm:

    1. Bà Gia, thuộc huyện Từ Liêm.
    2. Sông Tam Nghị, huyện Ứng Bình.
    3. 4. Cửa sông Tam Giang, cầu Trường Tân, thuộc huyện Đại Đường

5. 6. Cửa sông Hà Lỗ, cầu Đường Giang, thuộc huyện Phù Dung.

    1. Trấn tại cửa sông, huyện Phù Long.
    2. Trấn Viên Sơn, huyện Phù Ninh.
    3. Trấn Xa Lang, huyện Lập Thạch.
    4. Cửa sông Hát Giang, huyện Đan Sơn.
    5. Kinh Thừ, huyện Thanh Liêm.
    6. Sông Ninh Giang, huyện Bình Lục.
    7. 14. Cầu Pháo, cửa sông Vĩnh Giang, thuộc huyện Cổ Bảng.

15-17. Cửa sông Tam Giang, Xá Thượng, Cứu Lan, thuộc huyện Gia Lâm.

    1. Cửa sông Bình Than, huyện Thanh Lâm.
    2. Bến đò Cổ Pháp, huyện Chí Linh.
    3. -22. Cửa biển Đa Ngư, cửa Đôi, cửa sông An Phố, thuộc huyện Bình Hà.
    1. Cửa sông A Lao, huyện Đa Cẩm.
    2. Trần Xá, huyện Sơn Vi.
    3. Núi Hoa Nguyên, huyện Ma Khê.
    4. Đãng Hôi, huyện Hạ Hoa.
    5. Cửa sông Cổ Lưu, huyện Đông Lan.
    6. Hiên Quan, huyện Tây Lan.
    7. Cửa sông Tam Kỳ, huyện Hổ Nham.
    8. Phí Xá, huyện Lũng Bản.
    9. Sái Xá, huyện Cổ Nông.
    10. Sông Lộ Bái huyện Ý Yên.
    11. Cửa bể Đại An, huyện Đại Loan.
    12. Sông Sơn Thủy, huyện An Ninh.
    13. Núi Sinh Dược, huyện Lê Bình.
    1. Cửa biển Thần Đầu, huyện Yên Mô.
    2. -38. Sông Liêu, cửa kênh Đa Các, thuộc huyện Thái Bình.
    1. Lật Giang, huyện Đa Dực.
    2. Bến Chi Long, huyện A Khôi.
    3. Xã Chi Lai, huyện Tây Quan.
    4. Sông Thiên Liêu, Đồn Sơn thuộc châu Đông Triều.
    5. Cửa biển xã Phù Đái, huyện Cổ Phí,
    6. Cửa Lão, cửa biển Đa Hỗn, thuộc huyện An Lão.
    7. Cửa biển Đồng An, huyện Đồng An.
    8. Cửa biển xã Đa Lý, huyện Chi Phong.
    9. Cửa biển Tiểu Bạch Đằng, huyện An Hòa.
    10. Xã Ba Liễu, huyện Trường Tân.
    11. Đội Vực Cá Lâu, đội Du Giang, đội Chúc Thủy; huyện Tứ Kỳ.
    12. Đa Dặc, huyện Đồng Lợi.
    13. Bổng Điền, huyện Bổng Điền.
    14. Cửa sông Hoàng Giang, huyện Kiến Xương.
    15. Cửa Hải Môn, huyện Chân Lợi.
    16. Cửa khẩu Xa Lật, huyện Đông Kết.
    17. Cửa khẩu sông Ninh Giang, huyện Mỹ Lộc.
    18. Cửa khẩu Đái Giang, huyện Tây Chân.
    19. -58. Cửa sông A Giang, Hội Giang, thuộc huyện Thuận Vi.

59-60. Cửa biển Thiêm Phúc, cửa Giao, thuộc huyện Giao Thủy.

    1. Hương Thạch Tư, thuộc huyện Thu Vật.
    2. Cầu Bắc Quả, huyện Đại Man.
    3. Xã Chi Lan, huyện Đương Đạo.
    4. Cửa sông Vị Long, huyện Văn An.
    5. Bắc Cù, huyện Bình Nguyên.
    6. Trấn Tích Sơn, huyện Để Giang.

Lập 7 trạm dịch dùng ngựa, gồm:

    1. Trạm Khương Kiều, huyện Thanh Liêm.
    2. Trạm Bảo Phúc, huyện Bảo Phúc.
    3. Trạm Gia Lâm, huyện Gia Lâm.
    4. Trạm Thị Cầu, huyện Vũ Ninh.
    5. Trạm Vĩnh An, huyện Bình Lục.
    6. Trạm Sinh Dược, huyện Lê Bình.
    7. Trạm Cần Trạm, huyện Bảo Lộc.

Lập 5 sở chuyển vận, gồm:

    1. Sông Lô, tại phủ Giao Châu.
    2. Thị Cầu, tại huyện Vũ Ninh.
    3. Cần Trạm, tại huyện Bảo Lộc.
    4. Kê Lăng.
    5. Khâu Ôn.

Thiết lập ty Tăng Hội tại huyện Thạch Thất, ty Đề Cử diêm khóa Giao Chỉ, hai công trường diêm khóa Quảng Từ và Đại Hoàng. Cải Kê Lăng quan thành Trấn Di quan. (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 259)

—————

[1] Lỗi Giang: một nhánh của sông Mã ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, hạ lưu thông với sông Đại Lại.

[2] Điển Canh: sau là cửa Ghép hay cửa Mom thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

[3] Thâm Giang: Tức cửa sông Ngàn Sâu ở tỉnh Hà Tĩnh.

[4] Cửa Kỳ La: ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

[5] Vệ Vĩnh Định: Thời Minh Kiến Văn [1399-1402] đổi vệ Đại Dung thành vệ Vĩnh Định, thuộc Đô ty Hồ Quảng.

[6] Núi Cao Vọng: ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

[7] Ty đề cử diêm khoá: Ty quản lý về muối.