03/11/1969: Tổng thống Nixon kêu gọi ủng hộ của “đa số im lặng”

Nguồn: President Nixon calls on the “silent majority”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Tổng thống Richard Nixon đã xuất hiện trên truyền hình và đài phát thanh để kêu gọi đoàn kết dân tộc về vấn đề Chiến tranh Việt Nam và kêu gọi ủng hộ các chính sách của ông. Hành động này là một nỗ lực nhằm ngăn cản phong trào phản chiến mới được hồi sinh.

Tuyên bố rằng Mỹ sẽ “giữ vững cam kết của chúng ta ở Việt Nam,” Nixon nói rằng lực lượng Mỹ sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi những người cộng sản đồng ý với một nền hòa bình công bằng và danh dự, hoặc cho đến khi Nam Việt Nam có thể tự vệ. Ông khẳng định đã rút 60.000 lính Mỹ và sẽ cắt giảm thêm khi tình hình cho phép. Continue reading “03/11/1969: Tổng thống Nixon kêu gọi ủng hộ của “đa số im lặng””

Thế giới hôm nay: 03/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đúng như dự đoán, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng 0,75 điểm phần trăm lãi suất cơ bản, qua đó đưa lãi suất liên bang lên phạm vi 3,75-4,0%. Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo còn “quá sớm” để nói về việc dừng tăng lãi suất, và nói thêm là lãi suất cuối cùng sẽ “cao hơn dự kiến ​​trước đây.” Fed đang ở trong một cuộc chiến dai dẳng với lạm phát, hiện ở quanh mức 8%.

Nga thông báo quay lại thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine trên Biển Đen. Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass nói chính phủ nước này đã nhận được “văn bản bảo đảm” Ukraine sẽ không dùng hành lang ngũ cốc để tấn công quân sự vào Nga. Điện Kremlin đình chỉ thỏa thuận này từ thứ Bảy. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/11/2022”

Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ: Năm điều châu Á cần biết

Nguồn: Jack Stone Truitt, “U.S. midterm elections: Five things Asia should know,” Nikkei Asia, 01/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đảng của Biden có khả năng mất đa số trong Quốc hội. Vậy hàm ý cho châu Á là gì?

Chỉ còn một tuần nữa, cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ của Mỹ sẽ diễn ra, và kết quả sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hai năm còn lại trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, cũng như định hình kịch bản có thể xảy ra trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.

Nhưng không chỉ có chính sách đối nội mới bị ảnh hưởng, vì những gì xảy ra ở Mỹ thường có ảnh hưởng lan rộng sang phần còn lại của thế giới nói chung, và châu Á nói riêng. Các quyết định chính sách kinh tế và đối ngoại chính sẽ bị ảnh hưởng bởi câu hỏi: Ai sẽ là người kiểm soát hai viện của Quốc hội Mỹ – Hạ viện và Thượng viện – Đảng Dân chủ của Biden hay Đảng Cộng hòa đối lập? Continue reading “Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ: Năm điều châu Á cần biết”