Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương
Chiến tranh Nga – Ukraine:
-
- Đức cuối cùng cũng đồng ý chuyển giao xe tăng Leopard cho Ukraine
- Nga tấn công bằng tên lửa khiến một người chết, làm hỏng cơ sở hạ tầng năng lượng
- Ukraine thừa nhận Nga kiểm soát thị trấn ở Donetsk
- Hai tàu chiến Ukraine tập trận chung ngoài khơi Scotland
- Ukraine để mắt máy bay chiến đấu sau xe tăng
- Mỹ gửi 31 xe tăng Abrams và viện trợ Stryker cho Ukraine, báo hiệu giai đoạn mới của cuộc chiến với Nga
- Mỹ chỉ định lực lượng đánh thuê Wagner là một tổ chức tội phạm
- Mỹ đề nghị Israel gửi tên lửa Hawk tới Ukraine
- Rheinmetall có thể cung cấp 139 xe tăng Leopard cho Ukraine
Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương:
-
- Ngành công nghiệp vũ khí Mỹ không chuẩn bị cho xung đột với Trung Quốc
- Mỹ mở rộng huấn luyện quân đội Đài Loan với Vệ binh Quốc gia
- Mỹ cảnh báo Trung Quốc về Lằn ranh đỏ trong cuộc chiến Ukraine trước chuyến thăm của ông Blinken
- Trung Quốc thay thế ‘Phi Báo’ J-7 cũ bằng máy bay phản lực đa năng J-16 trước thách thức từ Mỹ, đồng minh ngày càng tăng
- Bộ trưởng ngoại giao Đài Loan cảnh báo Trung Quốc có thể xâm lược hòn đảo vào năm 2027
- Tên lửa 3 trong 1 của Nhật tập trận nhằm đối phó Trung Quốc
- Lo ngại leo thang sau cuộc không kích Myanmar gần biên giới Ấn Độ
- Mỹ, Philippines cam kết giải quyết ‘điểm nóng’ để tăng cường quan hệ an ninh
- Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines dựa vào Nhật Bản để có thêm tàu tuần tra
- Công ty Trung Quốc, Ấn Độ bị quỹ Na Uy bỏ rơi vì bán vũ khí cho Myanmar
- Papua New Guinea chuẩn bị ký Thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Mỹ khi hoàn tất hiệp ước an ninh với Úc
- Úc mua thủy lôi ‘có uy lực lớn’ để răn đe Trung Quốc
Châu Âu – Trung Đông – Châu Phi – Mỹ-Latinh:
-
- Thổ Nhĩ Kỳ xem xét thỏa thuận vũ khí lớn của Anh liên quan đến máy bay, tàu và động cơ xe tăng
- Quân đội Mỹ cho biết họ đã bắt được hai thành viên Nhà nước Hồi giáo ở Syria
- Cuộc không kích của Mỹ giết chết khoảng 30 chiến binh al-Shabaab ở Somalia
- IAI làm việc trên tên lửa chiến thuật phóng tay cho quân đội Mỹ
- Burkina Faso yêu cầu Pháp rút quân
- Tàu chiến Nga tham gia tập trận với hải quân Trung Quốc, Nam Phi
- Phiến quân Colombia, ELN nối lại đàm phán hòa bình ở Mexico vào tháng 2
Chuyên mục Phân tích:
-
- Cuộc đại tranh luận về xe tăng chiến đấu chủ lực
- Dự trữ quân dụng Ukraine có thể tạo ra sự bùng nổ doanh số bán hàng quân sự nước ngoài
- Vì sao Đức lại chật vật trong việc viện trợ xe tăng cho Ukraine?
- Liệu Okinawa có trở thành chiến địa trong một cuộc xung đột quân sự Nhật – Trung một lần nữa?
- Lực lượng vũ trang của Nhật đang ngày càng mạnh hơn và nhanh hơn
- Mỹ đã hiểu sai điều gì về Đài Loan và Răn đe?
- Đâu là gót chân “Asin” của ông Kim Jong Un?
Chiến tranh Nga – Ukraine:
Đức cuối cùng cũng đồng ý chuyển giao xe tăng Leopard cho Ukraine
Sau nhiều tuần lưỡng lự, Đức đã đồng ý chuyển giao xe tăng Leopard 2 cho Ukraine, thứ vũ khí mà Kyiv hy vọng sẽ thay đổi chiến trường. Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố quyết định chuyển 14 xe và cho phép các quốc gia khác làm điều tương tự. Trước đó, Mỹ đã công bố kế hoạch hỗ trợ cho Ukraine ít nhất 30 xe tăng M1 Abrams. Ukraine cho biết họ cần tổng cộng 300 xe tăng để giành chiến thắng trong cuộc chiến với Nga, xong đây là con số khó có thể đạt được. Tuy vậy, nếu mỗi nước đang vận hành Leopard 2 đồng ý hỗ trợ cho Kyiv 14 xe tăng, thì con số 100 chiếc xe tăng cũng có thể tạo rat hay đổi lớn.
Vậy là tới thời điểm hiện tại, ngoài Đức, Mỹ và Anh đã công khai lên tiếng hỗ trợ xe tăng cho Ukraine, danh sách các nước đã lên tiếng sẽ hỗ trợ loại vũ khí này cho Ukraine bao gồm: Ba Lan, Phần Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, CH Séc và Bulgaria, tất cả đều đang vận hành dòng tăng Leopard của Đức. Ngoài ra, Pháp cũng xem xét viện trợ xe tăng chủ lực của mình là Lerclerc cho Ukraine.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói việc các nước phương Tây hỗ trợ xe tăng cho Ukraine sẽ làm căng thẳng ở châu lục gia tăng, và sẽ không thể ngăn cản các mục tiêu của Nga. Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov thì cho rằng xe tăng Mỹ sẽ bị phá hủy như những loại vũ khí NATO khác trên chiến trường.
Xem thêm tại: BBC, Germany confirms it will provide Ukraine with Leopard 2 tanks. Truy cập ngày 27/1/2023; Newsweek, Full List of NATO countries sending tanks to Ukraine. Truy cập 27/1/2023
Nga tấn công bằng tên lửa khiến một người chết, làm hỏng cơ sở hạ tầng năng lượng
Nga đã tấn công Ukraine bằng tên lửa vào giờ cao điểm buổi sáng hôm thứ Năm, giết chết ít nhất một người ở Kiev và làm hư hại cơ sở hạ tầng quan trọng ở khu vực Odesa. Cuộc tấn công bằng tên lửa diễn ra sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong đêm, một ngày sau khi Ukraine đảm bảo cam kết cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực từ Đức và Mỹ để tăng cường quân đội. Người phát ngôn lực lượng không quân Yuriy Ihnat cho biết có tới 6 máy bay chiến đấu Tu-95 đã cất cánh từ vùng Bắc Cực Murmansk ở miền bắc nước Nga và phóng tên lửa tầm xa. Chính quyền Kiev cho biết lực lượng phòng không Ukraine đã hạ gục tất cả hơn 15 tên lửa của Nga bắn vào thủ đô, nhưng mối đe dọa vẫn còn và người dân không nên rời khỏi nơi trú ẩn.
Xem thêm tại: Reuters, Russian missile attack kills one in Kyiv, damages energy infrastructure. Truy cập ngày 26/1/2023
Ukraine thừa nhận Nga kiểm soát thị trấn ở Donetsk
Ukraine thừa nhận hôm thứ Tư rằng quân đội của mình đã rút lui khỏi Soledar , một thị trấn ở vùng Donetsk phía đông, nơi chứng kiến một số trận chiến ác liệt nhất trong cuộc xâm lược kéo dài gần một năm của Nga. Nhóm lính đánh thuê khét tiếng của Nga Wagner tuyên bố đã dẫn đầu cuộc tấn công vào Soledar, và đánh chiếm thị trấn này vào ngày 11 tháng 1. Hai ngày sau, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng của Moscow đã kiểm soát thị trấn khai thác muối với dân số trước chiến tranh khoảng 10.000 người. Việc Moscow chiếm được Soledar là chiến thắng đầu tiên trên chiến trường của nước này sau hàng loạt thất bại nhục nhã ở các mặt trận phía đông và phía nam.
Xem thêm tại: SCMP, ‘Soledar is gone’: Ukraine admits Russia controls Donetsk town. Truy cập ngày 26/1/2023
Hai tàu chiến Ukraine tập trận chung ngoài khơi Scotland
Hai tàu săn mìn, trước đây thuộc Hải quân Hoàng gia, hiện đang tiến hành huấn luyện và gần đây đã đi cùng nhau lần đầu tiên dưới cờ Ukraine. Các tàu Chernhiv (tên cũ HMS Grimsby) đang tiến hành huấn luyện định kỳ để làm quen với các thủy thủ đoàn mới. Các tàu lớp Sandown được thiết kế để rà phá thủy lôi ở vùng nước nông ven biển và được chế tạo bằng nhựa gia cố thủy tinh để giảm dấu hiệu từ tính và âm thanh, khiến chúng khó bị mìn phát hiện hơn. Các con tàu có thể được trang bị các phương tiện phá mìn điều khiển từ xa để vô hiệu hóa thủy lôi.
Xem thêm tại: UDJ, Two Ukrainian warships train together off Scottish coast. Truy cập ngày 23/1/2023
Ukraine để mắt máy bay chiến đấu sau xe tăng
Ukraine cho biết sẽ yêu cầu các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của phương Tây như F-16 của Mỹ sau khi nhận được hàng chục xe tăng chiến đấu cao cấp từ các đồng minh NATO. Ukraine đã giành được một sự thúc đẩy lớn cho quân đội của mình khi Mỹ và Đức công bố kế hoạch cung cấp xe tăng hạng nặng cho Kiev vào thứ Tư. Lực lượng không quân của Ukraine có một phi đội máy bay chiến đấu cũ kỹ từ thời Liên Xô đã ra khỏi dây chuyền lắp ráp trước khi Kiev tuyên bố độc lập hơn 31 năm trước. Các máy bay chiến đấu được sử dụng cho các nhiệm vụ đánh chặn và tấn công các vị trí của Nga.
Xem thêm tại: Al Jazeera, Ukraine eyes fighter jets after tanks: ‘This is what we want’. Truy cập ngày 26/1/2023
Mỹ gửi 31 xe tăng Abrams và viện trợ Stryker cho Ukraine, báo hiệu giai đoạn mới của cuộc chiến với Nga
Mỹ tuyên bố hôm thứ Tư rằng mình sẽ cung cấp cho Ukraine 31 xe tăng M1 Abrams tiên tiến trong vài tháng tới, một quyết định đã giúp phá vỡ bế tắc ngoại giao với Đức về cách tốt nhất để giúp Kiev trong cuộc chiến chống lại Nga. Các quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ cho biết sẽ mất vài tháng chứ không phải vài tuần để những chiếc Abrams được chuyển giao và mô tả động thái này nhằm cải thiện lâu dài nền quốc phòng Ukraine. Các thành viên của quân đội Ukraine sẽ được huấn luyện sử dụng Abrams ở một địa điểm chưa được xác định. Mặc dù là một loại vũ khí cực kỳ phức tạp và đắt tiền, nhưng Abrams rất khó bảo trì và gây ra thách thức về tiếp tế hậu cần vì nó chạy bằng nhiên liệu phản lực. Tổng chi phí của một chiếc xe tăng Abrams có thể khác nhau và có thể lên tới hơn 10 triệu đô la Mỹ cho mỗi chiếc xe tăng khi bao gồm cả huấn luyện và bảo trì. Quyết định của Washington và Berlin được đưa ra khi các đồng minh phương Tây giúp Ukraine chuẩn bị cho một cuộc phản công mùa xuân có thể xảy ra nhằm đẩy Nga ra khỏi lãnh thổ mà nước này đã chiếm giữ.
Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine sẽ có thêm loại xe chiến đấu Stryker. Chưa rõ Mỹ sẽ chuyên giao phiên bản Stryker nào cho Ukraine. Tuy nhiên, mô tả trong văn bản chính thức cho thấy ít nhất Mỹ sẽ chuyển giao phiên bản chở quân (ICV). Phiên bản ICV có hai người vận hành và khoang chở có thể chứa chín người, được trang bị súng máy .50 và một súng phóng lựu tự động 40mm. Ngoài ra, việc đề cập tới 20 thiết bị kháng mìn cho thấy Mỹ cũng có thể chuyển giao phiên bản Stryker dành cho công binh (ESV). Các thiết bị rà phá mìn được thiết kế nhằm kích cho mìn nổ trước để bảo vệ xe và người bên trong.
Xem thêm tại: Reuters, US to send 31 advanced Abrams tanks to Ukraine, signaling new phase of war with Russia. Truy cập ngày 26/1/2023; The Drive, Stryker Combat Vehicles Will Be Headed To Ukraine From U.S. Truy cập ngày 19/1/2023
Mỹ chỉ định lực lượng đánh thuê Wagner là một tổ chức tội phạm
Phát ngôn viên an ninh quốc gia của Nhà Trắng John Kirby hôm thứ Sáu cho biết Mỹ sẽ chỉ định nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga là một “tổ chức tội phạm xuyên quốc gia”, gây áp lực lên quân đội tư nhân đã tuyển dụng hàng chục nghìn tù nhân Nga để chiến đấu ở Ukraine. Kirby cũng đưa ra những bức ảnh tình báo của Mỹ cho thấy Triều Tiên dường như cung cấp vũ khí cho Wagner cho các hoạt động của họ ở Ukraine, đồng thời cho biết lực lượng lính đánh thuê tư nhân đã trở thành đối thủ của quân đội chính thức của Nga. Việc chỉ định sẽ cho phép áp dụng rộng rãi hơn các biện pháp trừng phạt đối với mạng lưới toàn cầu rộng lớn của nhóm, bao gồm các hoạt động đánh thuê cũng như các doanh nghiệp ở Châu Phi và các nơi khác.
Xem thêm tại: Al Jazeera, US to designate Wagner mercenary force a crime organisation. Truy cập ngày 21/1/2023
Mỹ đề nghị Israel gửi tên lửa Hawk tới Ukraine
Chính quyền Biden đã yêu cầu Israel cung cấp các tên lửa phòng không Hawk cũ mà họ có trong kho để chuyển chúng cho Ukraine. Israel cho đến nay đã từ chối hầu hết các yêu cầu của Mỹ và Ukraine về việc cung cấp vũ khí phòng thủ và tiên tiến cho Ukraine vì lo ngại rằng một động thái như vậy có thể tạo ra căng thẳng với Nga và gây tổn hại đến lợi ích an ninh của Israel ở Syria. Tên lửa Hawk dài 16 foot, nặng 1.400 pound bay với tốc độ trên Mach 2,5 và có thể bắn trúng mục tiêu từ độ cao thấp đến rất cao trong phạm vi khoảng 25 dặm. Các yêu cầu tương tự đã được thực hiện đối với một số quốc gia khác có hệ thống Hawk đang hoạt động hoặc đang được lưu trữ. Ukraine đã nhiều lần yêu cầu các nước phương Tây cung cấp vũ khí như vậy để giúp nước này tự vệ trước các cuộc tấn công của Nga.
Xem thêm tại: Axios, U.S. asked Israel for its Hawk missiles to send to Ukraine. Truy cập ngày 25/12/2023
Rheinmetall có thể cung cấp 139 xe tăng Leopard cho Ukraine
Tập đoàn quốc phòng Rheinmetall của Đức có thể cung cấp 139 xe tăng chiến đấu Leopard cho Ukraine nếu được yêu cầu. Đức đang chịu áp lực mạnh mẽ từ Ukraine và một số đồng minh NATO, chẳng hạn như Ba Lan, để cho phép Kyiv được cung cấp xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất để phòng thủ trước cuộc xâm lược của Nga. Cụ thể hơn, Rheinmetall có thể giao 29 xe tăng Leopard 2A4 vào tháng 4/5 và thêm 22 chiếc cùng loại vào khoảng cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024. Công ty cũng có thể cung cấp 88 xe tăng Leopard 1 cũ hơn mà không đưa ra khung thời gian giao hàng tiềm năng.
Xem thêm tại: Reuters, Rheinmetall could deliver 139 Leopard tanks to Ukraine. Truy cập ngày 25/1/2023
Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương:
Ngành công nghiệp vũ khí Mỹ không chuẩn bị cho xung đột với Trung Quốc
Xung đột kéo dài tại Ukraine đã phơi bày hiểm họa chiến lược mà Mỹ phải đối mặt khi kho vũ khí giảm xuống mức thấp và các công ty quốc phòng không được trang bị để bổ sung chúng nhanh chóng. Mỹ đã tiến hành chiến tranh chống nổi dậy ở Iraq, Afghanistan và các nơi khác, một chiến lược thâm dụng quân đội, nhưng cuộc xung đột ở Ukraine là một cuộc chiến tranh thông thường chủ yếu phụ thuộc nhiều hơn vào vũ khí hạng nặng. Một cuộc xung đột tiềm năng với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ khác với cuộc chiến tranh trên bộ chủ yếu diễn ra ở Ukraine. Vấn đề của cơ sở công nghiệp một phần đến từ kết quả của thủ tục hợp đồng quân sự lỗi thời và bộ máy quan liêu chậm chạp, hiện đang ảnh hưởng đến khả năng tạo ra một lực lượng răn đe đáng tin cậy ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hoặc đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc xung đột quân sự. Tốc độ tiêu thụ vũ khí của Ukraine đang nhanh chóng chứng tỏ những thách thức mà cơ sở công nghiệp của Mỹ có thể gặp phải trong một cuộc xung đột kéo dài tại Đài Loan. Ví dụ, số lượng tên lửa vác vai Javelin được gửi tới Ukraine kể từ tháng 8 năm ngoái tương đương với khoảng 7 năm sản xuất dựa trên tỷ lệ sản xuất trong năm tài chính 2022. Kho dự trữ Javelin, lựu pháo và radar phản pháo của Mỹ đều được đánh giá ở mức thấp.
Xem thêm tại: WSJ, U.S. Weapons Industry Unprepared for a China Conflict, Report Says. Truy cập ngày 24/1/2023
Mỹ mở rộng huấn luyện quân đội Đài Loan với Vệ binh Quốc gia
Lực lượng Vệ binh Quốc gia, một lực lượng quân đội cấp nhà nước của Mỹ, đã bắt đầu huấn luyện cho quân đội Đài Loan trước mùa xuân năm 2022. Washington đặt mục tiêu mở rộng phạm vi huấn luyện cho quân đội Đài Loan nhằm tăng cường khả năng răn đe Trung Quốc và tăng cường hợp tác với vùng lãnh thổ quốc đảo này. Các cuộc tập trận với lực lượng Ukraine đã góp phần bảo vệ nước này trước cuộc xâm lược của quân đội Nga. Lực lượng Vệ binh đào tạo quân đội của hơn 80 quốc gia, chủ yếu thông qua Chương trình Đối tác Nhà nước (SPP). Chương trình đào tạo trên phạm vi rộng, có chi tiết khác nhau đối với các quốc gia khác nhau, có thể bao gồm vận hành chiến thuật bộ binh, vận hành máy bay, phòng thủ mạng, ứng phó thảm họa, biện pháp đối phó khủng bố và hỗ trợ y tế. Việc mở rộng đào tạo phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của Mỹ về các trường hợp khẩn cấp quân sự tiềm ẩn ở Đài Loan.
Xem thêm tại: Nikkei Asia, U.S. expands training of Taiwanese military with National Guard. Truy cập ngày 20/1/2023
Mỹ cảnh báo Trung Quốc về Lằn ranh đỏ trong cuộc chiến Ukraine trước chuyến thăm của ông Blinken
Mỹ đang cảnh báo Trung Quốc về việc hỗ trợ vật chất và an ninh cho Nga trong cuộc chiến của Moscow với Ukraine, vạch ra lằn ranh đỏ của Washington trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Bắc Kinh vào đầu tháng tới. Thứ Ba, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Trung Quốc Michael Chase đã nói chuyện với Song Yanchao, phó giám đốc Văn phòng Hợp tác Quân sự Quốc tế của Trung Quốc thuộc Quân ủy Trung ương. Các cuộc đàm phán song phương giữa quân đội hai nước trong tuần này diễn ra khi Mỹ đang theo dõi chặt chẽ bất kỳ quyết định nào của Trung Quốc nhằm đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ an ninh của Nga. Quan chức Mỹ lưu ý các báo cáo về nhiều chuyến thăm Trung Quốc của máy bay vận tải Nga.
Xem thêm tại: VOA, US Warns China of Red Line in Ukraine War Ahead of Blinken Visit. Truy cập ngày 20/1/2023
Trung Quốc thay thế ‘Phi Báo’ J-7 cũ bằng máy bay phản lực đa năng J-16 trước thách thức từ Mỹ, đồng minh ngày càng tăng
Quân đội Trung Quốc đang thay thế phi đội máy bay phản lực J-7 bằng máy bay phản lực đa năng J-16 tiên tiến khi nước này chuẩn bị đối mặt với những thách thức gia tăng trong khu vực. Đầu tuần này, lô J-16 đầu tiên đã được triển khai tới Bộ Tư lệnh Mặt trận phía Tây của PLA và chịu trách nhiệm về an ninh biên giới ở khu vực Himalaya đang tranh chấp với Ấn Độ. Tuy nhiên, các chuyên gia quốc phòng cho biết J-16 hiện đã được triển khai tới tất cả 5 bộ chỉ huy quân khu của PLA. Việc sản xuất máy bay phản lực J-16 có thể được thúc đẩy nhờ động cơ WS-10 tự sản xuất trong nước, động cơ này có thể được trang bị cho một số máy bay như J-16, J-11, J-10 và J-20. Trung Quốc bắt đầu phát triển máy bay ném bom chiến đấu đa năng J-16 vào năm 2008. Đây là câu trả lời của PLA đối với việc lực lượng không quân Mỹ nâng cấp F-15C/D Eagle – khi đó là đối thủ chính của máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ tư J-11B của Trung Quốc.
Xem thêm tại: SCMP, China replacing old J-7 ‘Flying Leopards’ with J-16 multirole jets as challenges from US, allies grow: analysts. Truy cập ngày 20/1/2023
Bộ trưởng ngoại giao Đài Loan cảnh báo Trung Quốc có thể xâm lược hòn đảo vào năm 2027
Bộ trưởng ngoại giao Đài Loan Joseph Wu nói rằng năm 2027 có thể là năm mà Trung Quốc sẽ tiến hành xâm lược Đài Loan. Nhận định của ông được đưa ra vào thời điểm căng thẳng trên eo biển Đài Loan đang ở mức cao nhất trong nhiều năm, khi Trung Quốc điều máy bay chiến đấu bay tới không phận hòn đảo này hàng ngày. Ông Wu cũng nói rằng thỏa thuận “nguyên trạng” hiện tại, trong đó Đài Loan tự trị nhưng không chính thức tuyên bố độc lập, “có thể không tồn tại mãi mãi”.
Xem thêm tại: Sky News, China ‘more likely’ to invade Taiwan – and attack could come in 2027, island’s foreign minister Joseph Wu warns. Truy cập ngày 20/1/2023
Tên lửa 3 trong 1 của Nhật tập trận nhằm đối phó Trung Quốc
Nhật Bản đang phát triển một loại tên lửa hành trình có thể được trang bị đầu đạn trinh sát, tác chiến điện tử (EW) và đầu đạn thông thường. Nhật Bản có thể phóng một đầu đạn trinh sát với camera hiệu suất cao để xác định vị trí của kẻ thù, sau đó là một tên lửa tác chiến điện tử để vô hiệu hóa radar và các cảm biến khác của đối phương, sau đó một tên lửa được trang bị vũ khí thông thường sẽ thực hiện đòn tấn công chết người. Các tên lửa mới dự kiến sẽ được sử dụng để chống lại các bãi phóng tên lửa của kẻ thù, giúp Nhật Bản có khả năng phản công phù hợp với Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2022. Trước đó, Tokyo đã có kế hoạch triển khai 1.000 tên lửa hành trình nâng cấp vào năm 2026 để cải thiện khả năng phản công chống lại Trung Quốc. Nhật Bản sẽ triển khai các tên lửa này từ tàu chiến, máy bay chiến đấu và bệ phóng di động trên Quần đảo Tây Nam và Kyushu.
Xem thêm tại: Asia Times, Japan’s three-in-one missile trained on China. Truy cập ngày 21/1/2023
Lo ngại leo thang sau cuộc không kích Myanmar gần biên giới Ấn Độ
Tổng cộng năm thành viên của Mặt trận Dân tộc Chin (CNF) đã thiệt mạng trong hai vụ tấn công và các tòa nhà của một doanh trại, bao gồm nhà ở cho các gia đình và một trung tâm y tế. Quân đội Myanmar đã không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về các cuộc tấn công, diễn ra trong bối cảnh giao tranh leo thang kéo dài nhiều tháng ở bang Chin. Mặc dù quân đội nước này đã tăng cường sử dụng các cuộc không kích trong những tháng gần đây, nhưng vụ việc này đánh dấu lần đầu tiên họ nhắm vào trụ sở của một nhóm kháng chiến. Các cuộc tấn công không chỉ nêu bật những nỗ lực ngày càng trơ trẽn của các tướng lĩnh nhằm loại bỏ sự phản kháng chống lại sự cai trị của mình, mà còn cho thấy sự sẵn sàng mạo hiểm của họ khi tiến hành tấn công ở khu vực biên giới phía tây gần Ấn Độ.
Xem thêm tại: Al Jazeera, Fears of escalation after Myanmar air raids near India border. Truy cập ngày 25/1/2023
Mỹ, Philippines cam kết giải quyết ‘điểm nóng’ để tăng cường quan hệ an ninh
Manila đã tổ chức một cuộc đối thoại an ninh cấp cao với đồng minh quốc phòng hàng đầu của mình như một phần trong nỗ lực của Tổng thống Ferdinand Marcos nhằm khôi phục mối quan hệ đối tác kéo dài 7 thập kỷ đã bị phá vỡ bởi người tiền nhiệm Rodrigo Duterte. Các đồng minh đã nhất trí “tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh và đảm bảo liên minh thích nghi hiệu quả để đối mặt với những thách thức mới và đang nổi lên”. Hai quốc gia, bị ràng buộc bởi một hiệp ước phòng thủ chung năm 1951, đã đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán vào giữa năm 2023 để cho phép chính phủ của họ “lên kế hoạch trước và đảm bảo các phản ứng phối hợp hơn đối với các điểm nóng tiềm ẩn” và đẩy nhanh việc hoàn thành các dự án cho phép lực lượng Mỹ lưu trữ thiết bị tại các căn cứ quân sự được lựa chọn của Philippines, cũng như xác định “các địa điểm đã thỏa thuận bổ sung” cho mục đích này.
Xem thêm tại: SCMP, US, Philippines vow to address ‘flashpoints’ in boost to security ties. Truy cập ngày 22/1/2023
Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines dựa vào Nhật Bản để có thêm tàu tuần tra
Hôm thứ Sáu, Đô đốc Philippines Artemio Abu cho biết đất nước của ông sẽ yêu cầu Nhật Bản hỗ trợ mua ít nhất 5 tàu tuần tra cỡ lớn. Ông cho biết kế hoạch sẽ bao gồm hỗ trợ xây dựng một trụ sở mới, với một cầu cảng dành riêng cho tàu thuyền. Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đã nhận được 12 tàu tuần tra của Nhật Bản để chống lại các hoạt động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực. Các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc trong những năm gần đây đã chặn đường đi của các tàu tiếp tế của Philippines. Các tàu cá Trung Quốc cũng đã neo đậu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Xem thêm tại: NHK, Philippine Coast Guard turns to Japan for more boats. Truy cập ngày 22/1/2023
Công ty Trung Quốc, Ấn Độ bị quỹ Na Uy bỏ rơi vì bán vũ khí cho Myanmar
Quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới của Na Uy đã loại trừ hai công ty từ Trung Quốc và Ấn Độ vì đã bán máy bay chiến đấu hạng nhẹ và hệ thống vũ khí cho Myanmar do quân đội cai trị. Quỹ trị giá 1,3 nghìn tỷ USD sở hữu 0,37% cổ phần của tập đoàn AviChina (Trung Quốc) và 0,32% cổ phần của công ty Bharat Electronics (Ấn Độ) vào cuối năm 2021. AviChina đã giao máy bay hạng nhẹ vào tháng 12 năm 2021 cho Myanmar và Bharat Electronics đã giao một trạm vũ khí điều khiển từ xa đến Myanmar vào tháng 7 năm 2022.
Xem thêm tại: Al Jazeera, China, India firms dropped by Norway fund over Myanmar weapons. Truy cập ngày 26/1/2023
Papua New Guinea chuẩn bị ký Thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Mỹ khi hoàn tất hiệp ước an ninh với Úc
Papua New Guinea đang chuẩn bị ký Thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Mỹ, đồng thời hoàn tất hiệp ước an ninh với Australia. Các thỏa thuận quốc phòng và an ninh mới được đưa ra trong bối cảnh Canberra và Washington lo ngại về vị thế quyết đoán hơn của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Mỹ sẽ tập trung vào việc nâng cao năng lực cho lực lượng quốc phòng PNG về đào tạo và cơ sở hạ tầng. Thỏa thuận này sẽ cung cấp khuôn khổ hành chính để cho phép đầu tư quốc phòng trong tương lai và các chương trình chung, đồng thời xây dựng trên Thỏa thuận về Tình trạng Lực lượng giữa các quốc gia, được ký kết vào năm 1989.
Xem thêm tại: ABC, PNG prepares to sign Defence Cooperation Agreement with US as it finalises security treaty with Australia. Truy cập ngày 21/1/2023
Úc mua thủy lôi ‘có uy lực lớn’ để răn đe Trung Quốc
Úc sẽ thực hiện khoản đầu tư lớn đầu tiên vào thủy lôi kể từ Chiến tranh Việt Nam, chi tới 1 tỷ đô la cho vũ khí công nghệ cao dưới nước để ngăn chặn Trung Quốc và các đối thủ tiềm năng khác đưa tàu và tàu ngầm vào vùng biển của quốc gia. Ngư lôi là thiết bị nổ độc lập có thể được đặt ở các điểm nút thắt chiến lược quan trọng, chẳng hạn như eo biển và bến cảng, để làm nổ tung các tàu hải quân của kẻ thù đang xâm phạm. Bộ Quốc phòng Úc dự định mua một dạng thủy lôi đa ảnh hưởng tinh vi phản ứng với âm thanh, từ tính và áp suất của các tàu đi qua. Thủy lôi hiện đại có thể phân biệt giữa các mục tiêu quân sự và các tàu khác, khiến chúng khác với các loại mìn trên mặt đất. Các thủy lôi mà Úc đang tìm cách mua có thể được kích hoạt và hủy kích hoạt từ xa sau khi được đặt, cho phép các tàu thương mại và hải quân thân thiện đi qua các kênh và cảng một cách an toàn.
Xem thêm tại: SMH, Australia buys ‘potent and powerful’ sea mines to deter China. Truy cập ngày 24/1/2023
Châu Âu – Trung Đông – Châu Phi – Mỹ-Latinh:
Thổ Nhĩ Kỳ xem xét thỏa thuận vũ khí lớn của Anh liên quan đến máy bay, tàu và động cơ xe tăng
Thổ Nhĩ Kỳ đã đàm phán với Anh về khả năng mua máy bay phản lực Eurofighter, máy bay vận tải C-130J và tàu khu trục Type 23, cũng như động cơ cho xe tăng chiến đấu M60 lỗi thời của Thổ Nhĩ Kỳ. Giá trị ước tính của một thỏa thuận như vậy là hơn 10 tỷ đô la. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Ankara gặp khó khăn trong việc mua 40 máy bay F-16 mới và 79 bộ dụng cụ hiện đại hóa cho phi đội F-16 hiện có do vấp phải sự phản đối của Quốc hội Mỹ.
Xem thêm tại: MiddleEastEye, Turkey exploring massive UK arms deal involving planes, ships and tank engines. Truy cập ngày 21/1/2023
Quân đội Mỹ cho biết họ đã bắt được hai thành viên Nhà nước Hồi giáo ở Syria
Các lực lượng Mỹ đã bắt giữ hai thành viên Nhà nước Hồi giáo trong một cuộc tấn công trên không và trên bộ ở miền đông Syria diễn ra vào Chủ nhật. Một số chi tiết khác của cuộc đột kích đã được tiết lộ. Bộ Tư lệnh Trung tâm ám chỉ sự hiện diện của “lực lượng đối tác” – ngôn ngữ trong quá khứ được dùng để chỉ Lực lượng Dân chủ Syria, nhóm vũ trang người Kurd Syria đã giúp Mỹ và các đồng minh đánh bại Nhà nước Hồi giáo.
Xem thêm tại: Reuters, U.S. military says it captured two Islamic State members in Syria. Truy cập ngày 24/1/2023
Cuộc không kích của Mỹ giết chết khoảng 30 chiến binh al-Shabaab ở Somalia
Các lực lượng Mỹ hôm thứ Sáu đã “tiến hành một cuộc tấn công tự vệ tập thể” để hỗ trợ các lực lượng của Quân đội Quốc gia Somalia, những người “đã tham gia vào các cuộc giao tranh ác liệt sau một cuộc tấn công phức tạp, kéo dài và dữ dội của hơn 100 chiến binh al-Shabaab,” tuyên bố cho biết. đến nhóm khủng bố có liên hệ với al Qaeda. Vụ không kích xảy ra cách thủ đô Mogadishu của Somali khoảng 260 km về phía đông bắc, gần Galcad. Bộ Tư lệnh Châu Phi của Mỹ đánh giá rằng không có dân thường nào bị thương hoặc thiệt mạng do vị trí xa xôi.
Xem thêm tại: CNN, US strike kills approximately 30 al-Shabaab fighters in Somalia. Truy cập ngày 21/1/2023
IAI làm việc trên tên lửa chiến thuật phóng tay cho quân đội Mỹ
Công ty hiện đã tiết lộ tên lửa phóng bằng tay có thể mang theo trong ba lô của người lính sẽ được gọi là “Point Blank”. Point Blank được thiết kế để cho phép các đơn vị này tấn công nhiều mục tiêu khác nhau trong thời gian thực với độ chính xác và sát thương cao mà không cần hỗ trợ. Tên lửa được phóng bằng tay, do một người lính vận hành và có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng trở lại bàn tay của người lính. Hệ thống nặng khoảng 15 lbs và dài khoảng 3 ft. Nó có thể bay ở độ cao trên 1.500 ft, với tốc độ tối đa là 178 dặm/giờ (186 km/giờ) và có thể lơ lửng hoặc lảng vảng trong không trung trong khi bản chất và vị trí chính xác của mục tiêu được xác định trước khi tấn công.
Xem thêm tại: Def Brief, Israel’s IAI working on hand-launched tactical missile for US military. Truy cập ngày 20/1/2023
Burkina Faso yêu cầu Pháp rút quân
Chính phủ quân sự Burkina Faso đã ra lệnh Pháp rút quân đóng tại quốc gia này trong vòng một tháng. Quyết định này là dấu hiệu mới nhất cho thấy quan hệ giữa Pháp và thuộc địa cũ đang xấu đi kể từ cuộc đảo chính quân sự lần thứ hai vào tháng 9 năm ngoái. Pháp có khoảng 400 binh sĩ lực lượng đặc biệt đóng quân tại Burkina Faso, nơi đang chiến đấu với các nhóm liên kết với al-Qaeda và ISIL (ISIS). Trong những tháng gần đây, tâm lý bài Pháp đã tăng mạnh ở nước này trong bối cảnh nhận thức rằng sự hiện diện quân sự của Pháp không cải thiện được tình hình an ninh.
Xem thêm tại: Al Jazeera, Burkina Faso demands departure of French troops: Report. Truy cập ngày 22/1/2023
Tàu chiến Nga tham gia tập trận với hải quân Trung Quốc, Nam Phi
Một tàu chiến Nga được trang bị vũ khí hành trình siêu thanh sẽ tham gia tập trận với hải quân Trung Quốc và Nam Phi vào tháng Hai. Báo cáo hôm thứ Hai là lần đầu tiên chính thức đề cập đến sự tham gia của Đô đốc tàu khu trục Nga thuộc Hạm đội Liên Xô Gorshkov. Tàu khu trục được trang bị tên lửa Zircon, bay với tốc độ gấp 9 lần âm thanh và có tầm bắn hơn 1.000 km. Các tên lửa tạo thành trung tâm của kho vũ khí siêu thanh của Nga, cùng với phương tiện lượn Avangard đã đi vào hoạt động chiến đấu vào năm 2019. Cuộc tập trận, nhằm mục đích củng cố mối quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Nam Phi, Nga và Trung Quốc, sẽ diễn ra từ ngày 17-26/2 gần các thành phố cảng Durban và Vịnh Richards trên bờ biển phía đông của Nam Phi.
Xem thêm tại: Al Jazeera, Russian warship to join drills with China, South Africa navies. Truy cập ngày 24/1/2023
Phiến quân Colombia, ELN nối lại đàm phán hòa bình ở Mexico vào tháng 2
Colombia và nhóm nổi dậy Quân đội Giải phóng Quốc gia (ELN) hôm thứ Bảy cho biết họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán hòa bình ở Mexico vào tháng tới, vượt qua bế tắc gần đây sau khi chính phủ hủy bỏ lệnh ngừng bắn song phương. Sự thay đổi về lệnh ngừng bắn được đưa ra sau khi ELN cho biết họ không đồng ý với lệnh ngừng bắn. Cả hai bên đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp tại Caracas trong tuần này và đồng ý tổ chức vòng đàm phán thứ hai vào ngày 13/2 tại Mexico, một trong những quốc gia bảo lãnh cho các cuộc đàm phán cùng với Na Uy, Venezuela, Cuba và Chile.
Xem thêm tại: Reuters, Colombia, ELN rebels to resume peace talks in Mexico in February. Truy cập ngày 21/1/2023
Chuyên mục Phân tích:
Cuộc đại tranh luận về xe tăng chiến đấu chủ lực
Trong những tuần qua, đã có một cuộc tranh luận gay gắt tại châu Âu và Mỹ về việc cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại (MBT) của phương Tây cho Ukraine. Cuộc tranh luận này gay gắt vì một vài lý do. Trước nhất, vẫn còn thiếu bằng chứng cho các lời biện minh từ Mỹ về M1 Abrams, rằng nó quá phức tạp để viện trợ cho Ukraine. Thêm vào đó, cuộc tranh luận gay gắt vì sự thiếu hụt hoàn toàn ý chí và dũng khí của nhà lãnh đạo Đức. Cuối cùng, binh lính Ukraine đang chết dần chết mòn trên chiến trường vì họ buộc phải sử dụng xe tăng cũ hơn từ thời Liên Xô. Nhưng vấn đề viện trợ MBT đã có từ rất lâu, các cuộc tranh luận xoay quanh chủ đề này đã làm dậy sóng ở châu Âu và Mỹ. Nhưng nếu Nga có thể triển khai xe tăng T-90 tiên tiến hay thậm chí MBT mới T-14, tại sao khả năng tương tự đối với Ukraine lại bị từ chối? Nhưng một câu hỏi quan trọng khác đặt ra ở đây là, những cân nhắc dành cho việc đưa những chiếc xe tăng này vào lực lượng vũ trang Ukraine là gì? Mick Ryan, cựu tướng Úc đưa ra 7 vấn đề chính cần lưu ý, chúng bao gồm:
- Độ khả dụng: Xe tăng mà Ukraine đang cần không thể nào được sản xuất mới mà phải lấy từ đội xe có sẵn. Ukraine có thể cần từ 300-500 xe tăng cho chiến dịch tấn công sắp tới. Chỉ yêu cầu này thôi đã giới hạn loại xe tăng được viện trợ. Trên thực tế, chỉ có M1 Abrams của Mỹ và Leopard 2 của Đức mới có thể phù hợp về yêu cầu số lượng lớn như vậy.
- Học thuyết và tác chiến: thứ đến là cân nhắc về cách xe tăng của phương Tây sẽ được triển khai cho phù hợp với quân đội Ukraine hiện tại. Dù là vấn đề về học thuyết và cách tổ chức, đây là vấn đề mà Ukraine có thể xử lý cách nhanh chóng vì đã từng có kinh nghiệm triển khai đội xe tăng lớn.
- Sự bền vững về mặt chiến lược: Khả năng bảo trì hiện tại ở Ukraine là như thế nào? Việc bảo dưỡng xe tăng và các gói năng lượng của chúng ở cấp kho hàng – cũng như các hệ thống điện tử phụ – sẽ là một phần quan trọng trong việc triển khai xe tăng phương Tây. Một hệ thống sửa chữa bảo trì mới và sâu hơn có thể không cần thiết, nhưng có thể cần một số sửa đổi. Điều này có thể bao gồm vận chuyển xe tăng và bộ nguồn đến các quốc gia khác để tái trang bị và sửa chữa.
- Huấn luyện: Các hệ thống quân sự mới – có thể là vũ khí, đạn dược hoặc các vật phẩm khác – luôn yêu cầu các hệ thống đào tạo liên tục phát triển. Điều này thường kết hợp việc triển khai các công nghệ và kỹ thuật khác nhau, các thiết bị mô phỏng mới và các thiết bị hỗ trợ huấn luyện (động cơ, súng, hệ thống phụ, đạn dược, v.v.).
- Hỗ trợ trên chiến trường: Kỹ thuật chiến đấu cơ giới hóa cũng như các phương tiện chỉ huy là không thể thiếu trong các hoạt động của xe tăng hạng nặng. Mặc dù Ukraine có một số năng lực, nhưng cầu nối, máy cày và các phương tiện khác cũng có thể cần thiết để đảm bảo một đội xe được tiêu chuẩn hóa, được hỗ trợ nhiều hơn.
- Hậu cần về mặt tác chiến: Xe tải nhiên liệu (xe tăng cần nhiều nhiên liệu và đội xe tiếp nhiên liệu lớn), xe tải thấp và xe thu hồi xe tăng như xe thu hồi hạng nặng M88 Hercules có thể là một phần không thể thiếu của bất kỳ đội xe tăng nào được cung cấp cho Ukraine. Thêm vào đó, sẽ cần nhiều loại đạn dược với số lượng lớn.
- Bộ chỉ huy số: Việc chia sẻ thông tin chiến thuật, điều phối nhắm mục tiêu và tìm nguồn cung cấp hỏa lực từ bên trong và bên ngoài các đội vũ trang kết hợp đều được thực hiện hiệu quả nhất với mạng quản lý chiến đấu kỹ thuật số. Vì vậy, đây sẽ là một sự cân nhắc quan trọng về việc xe tăng nào sẽ đến Ukraine.
Trong khi sẽ có những thách thức khác, việc cung cấp một hạm đội xe tăng sẽ liên quan đến tất cả những cân nhắc này. Chúng tương tác với nhau và không thể tách ra riêng lẻ. Tuy nhiên, Ukraine đã chứng minh trong suốt cuộc chiến này rằng họ rất có khả năng tích hợp phần cứng và vũ khí rất phức tạp một cách nhanh chóng.
Xem thêm tại: Mick Ryan, The Great Tank Debate. Truy cập ngày 21/1/2023
Dự trữ quân dụng Ukraine có thể tạo ra sự bùng nổ doanh số bán hàng quân sự nước ngoài
Việc thay thế thiết bị quân sự chuyển đến Ukraine bởi các đồng minh NATO của mỹ có thể đem lại 21,7 tỷ USD doanh số bán vũ khí nước ngoài hoặc doanh số thượng mại trực tiếp cho ngành công nghiệp Mỹ. Đồng thời, vũ khí mà các đồng minh đã gửi tới Ukraine bằng thiết bị của Mỹ có thể cải thiện khả năng của Ukraine và xây dựng khả năng răn đe quân sự hiệu quả hơn trong khi giảm chi phí của Lầu Năm Góc để mua những vũ khí này. Nó cũng sẽ nâng cao chất lượng vũ khí mà các chiến binh Mỹ sử dụng và củng cố năng lực cơ sở công nghiệp quốc phòng của Mỹ. Ngoài khoản viện trợ an ninh trị giá 26,7 tỷ USD mà Mỹ đã cam kết (tính đến ngày 20 tháng 1) cho Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng 2, các thành viên NATO khác đã đóng góp trang thiết bị trị giá hàng tỷ USD.
Rất khó để tính toán chính xác giá trị tích lũy vì nhiều quốc gia, không giống như Mỹ, không công bố danh sách chi tiết. Trung Tâm Sức mạnh Quân sự và Chính trị (CMPP) đã dựa vào thông tin nguồn mở từ trang phân tích quân sự Oryx để thiết lập cơ sở liên quan đến chủng loại và số lượng vũ khí mà các quốc gia NATO đã cam kết cung cấp cho Ukraine. Sau đó xác định một hệ thống tương tự của Mỹ và sử dụng dữ liệu từ các thông báo của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng về doanh số FMS để ước tính đơn giá của hệ thống tương ứng của Mỹ. Cuối cùng, trung tâm đã cộng thêm chi phí của tất cả các hệ thống thay thế mà Mỹ có thể và sẽ cung cấp, với tổng trị giá khoảng 21,7 tỷ USD tính đến ngày 5 tháng 12. Phân tích như vậy có phần thiếu chính xác do sự không chắc chắn trong việc dự đoán các quyết định trong tương lai của các chính phủ đồng minh. Một số quốc gia có thể không thay thế thiết bị được gửi tới Ukraine theo tỷ lệ 1:1 hoặc có thể tìm cách mua thiết bị của Mỹ khác với dự đoán. Hơn nữa, một số chính phủ sẽ mua thiết bị từ các nhà sản xuất không phải của Mỹ. Đồng thời, số lượng thiết bị thực tế được cung cấp cho Ukraine (và có khả năng cần thay thế) gần như chắc chắn bị đánh giá thấp trong nghiên cứu này do một số thiết bị được cung cấp với số lượng không xác định hoặc bí mật.
Ngoài ra, nhiều đồng minh NATO đang tăng đáng kể ngân sách quốc phòng của họ. Các quốc gia NATO (không bao gồm Mỹ) đã tích lũy tăng chi tiêu quốc phòng thực tế mỗi năm kể từ năm 2015 và các mức chi tiêu quốc phòng đó có thể sẽ tăng hơn nữa sau cuộc xâm lược mới nhất của Nga. Ví dụ, Ba Lan đang tăng chi tiêu quốc phòng từ 2,2% tổng sản phẩm quốc nội lên 3%, điều này sẽ giúp Warsaw mua thêm thiết bị quân sự. Việc thay thế các thiết bị (thường là di sản) mà các thành viên NATO đã tặng cho Ukraine bằng các hệ thống hiện đại của Mỹ sẽ cải thiện khả năng của từng thành viên NATO và khả năng tổng hợp của liên minh trong việc ngăn chặn hành vi gây hấn. Ví dụ, thay thế các hệ thống tên lửa phóng nhiều nòng cũ của Liên Xô như BM-21 bằng Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao, đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc chống lại quân đội Nga, sẽ cho phép các thành viên NATO tấn công kẻ thù với độ chính xác cao hơn và từ phạm vi rộng hơn. Thay thế xe tăng T-72 thời Liên Xô gửi đến Ukraine bằng xe tăng M-1 Abrams sẽ mang lại lợi ích tương tự. Tăng cường sản xuất để lấp đầy các thành viên NATO cũng sẽ mang lại lợi ích cho Lầu năm góc, các thành viên dịch vụ của Mỹ và những người đóng thuế ở Mỹ. Tỷ lệ đầu tư cao hơn vào việc nghiên cứu và phát triển có thể dẫn đến vũ khí tiên tiến hơn, giúp đảm bảo các chiến binh Mỹ đang sử dụng những khả năng tốt nhất có thể ở bất cứ nơi nào họ triển khai, kể cả ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Trung Đông.
Xem thêm tại: Defense News, Stocking Ukraine could generate foreign military sales boom. Truy cập ngày 21/1/2023
Vì sao Đức lại chật vật trong việc viện trợ xe tăng cho Ukraine?
Cuộc chiến tại Ukraine đã chứng thực một điều rằng hòa bình trên lục địa không phải là một điều hiển nhiên. Nguyên trạng (status quo), với hàng thập kỷ chi tiêu mức thấp và quốc phòng không phải là ưu tiên của chính sách, không thể duy trì. Điều này đúng với Đức, vốn đã chi tiêu quân sự ở mức thấp hơn các đồng minh phương Tây của mình, nhưng giờ đây Berlin lại đang cân nhắc lại cách tiếp cận đối với vấn đề quốc phòng tại quê nhà và nước ngoài. Vài ngày sau khi cuộc chiến tại Ukraine bắt đầu, thủ tướng Đức Olaf Scholz đã cam kết chi 108 tỷ USD để hiện đại hóa năng lực quân sự của Đức, đồng thời nâng mức chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP. Tuy nhiên, gần hơn một năm, Đức đã bị cáo buộc việc chần chừ trong việc viện trợ những chiếc xe tăng uy lực cho Ukraine.
Có khoảng 2,000 xe tăng Leopard sử dụng bởi 13 quốc gia khắp châu Âu, và chúng đang ngày càng được coi là trọng yếu đối với nỗ lực chiến tranh của Ukraine khi cuộc chiến bước sang năm thứ hai. Nhưng Berlin phải cho phép các quốc gia này tái xuất xe tăng do Đức sản xuất sang Ukraine và cho đến nay họ vẫn từ chối các lời kêu gọi làm như vậy. Thủ tướng Scholz đã nhấn mạnh rằng bất kỳ kế hoạch nào như vậy sẽ cần phải được phối hợp đầy đủ với toàn bộ liên minh phương Tây và các quan chức Đức đã chỉ ra rằng họ sẽ không chấp thuận việc chuyển giao Leopards trừ khi Mỹ cũng đồng ý gửi một số xe tăng của mình tới Kiev. Bất chấp những lời chỉ trích trên, Berlin chỉ xếp sau Mỹ và Anh về khoản viện trợ quân sự cho Ukraine một năm qua. Viện trợ của Đức cho Ukraine đã tiến triển theo thời gian. Berlin đã từ bỏ chính sách không cung cấp vũ khí sát thương cho các khu vực xung đột lâu nay và gần đây đã tăng cường cung cấp các thiết bị hạng nặng cho Ukraine, bao gồm xe chiến đấu bộ binh bọc thép và hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot.
Tuy nhiên, chính phủ coi xe tăng là một bước tiến lớn so với vũ khí mà họ đã chuyển giao cho Ukraine từ trước đến nay và lo ngại rằng việc cho phép xe tăng của Đức được sử dụng để chống lại Nga sẽ bị Moscow coi là một hành động leo thang đáng kể. Các chuyên gia cho rằng sự dè dặt một phần xuất phát từ cách tiếp cận thực dụng của Berlin đối với xung đột nói chung, và vị thế quân sự tương đối rụt rè từ nhiều thập kỷ trước, được thấy trong điều mà chính Scholz đã mô tả là “hậu quả nghiêm trọng của hai cuộc chiến tranh thế giới bắt nguồn từ Đức”. Đức đã thừa nhận rằng mình sẽ không thể nào thực hiện được yêu cầu chi tiêu quốc phòng của NATO năm 2022, và năm nay sẽ tương tự như vậy. Thêm vào đó, khả năng trực chiến của Đức cũng thấp hơn so với các cường quốc châu Âu khác. Các chuyên gia quốc phòng nhận định rằng Berlin sẽ phải chật vật trong việc đi đường dài hay tốc hành đối với những nỗ lực gia tăng quân sự của mình vì sự kìm hãm chính trị. Không thể phủ nhận rằng Đức, quốc gia giàu có nhất châu Âu, đã hưởng lợi rất nhiều từ chính sách giữ chân hai bên. Đức được bảo vệ bởi tư cách thành viên NATO trong khi duy trì quan hệ kinh tế với các đối tác không mong muốn. Chính sách đó đã được đưa ra và giờ đây Đức phải quyết định chính xác loại tiếng nói nào họ muốn có trong cuộc trò chuyện hiện tại đang diễn ra về an ninh toàn cầu. Các quyết định mà Berlin đưa ra trong vài năm tới có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định an ninh của toàn bộ lục địa châu Âu trong nhiều thập kỷ tới.
Xem thêm tại: CNN, Why Germany is struggling to stomach the idea of sending tanks to Ukraine? Truy cập ngày 22/1/2023
Liệu Okinawa có trở thành chiến địa trong một cuộc xung đột quân sự Nhật – Trung một lần nữa?
Việc Nhật Bản gia tăng chi tiêu quân sự gần đây dấy lên nhiều câu hỏi, trong số đó câu hỏi về kịch bản nào có thể xảy ra nếu Trung Quốc có các động thái tiến đến việc sát nhập hai hòn đảo Đài Loan và Điếu Ngư? Các nhà phân tích quân sự cho rằng nếu Trung Quốc thực hiện các bước tiến quân sự tại Đài Loan, mối quan ngại chính yếu đó là Nhật sẽ bị cuốn vào cuộc chiến. Sugio Takahashi, trưởng Đơn vị Chính sách Quốc phòng tại Viện nghiên cứu Quốc phòng quốc gia cho biết để có thể hạ quân đội Mỹ, Trung Quốc sẽ thực hiện các cuộc không kích phủ đầu các mục tiêu bên ngoài Đài Loan, tại chuỗi đảo phía Tây Nam Nhật Bản và đảo Guam. Takahashi nói thêm rằng mục tiêu của Trung Quốc sẽ là đổ bộ và chiếm lấy Đài Loan cùng đảo Điếu Ngư, do đó chừng nào hai hòn đảo này có thể chống lại cuộc đổ bộ thì Trung Quốc không thể nào giành chiến thắng. Để có thể tránh một cuộc chiến trên bộ, lựa chọn tốt nhất của Nhật sẽ là chiến lược cân bằng yêu cầu lượng lớn tên lửa tầm xa nhằm chống lại các cuộc xâm lược. Từ 2023 cho đến 2025, Tokyo dự định sẽ triển khai phiên bản nâng cấp của tên lửa đất đối hạm Type 12, được mở rộng tầm bắn lên đến khoảng 900 đến 1200km so với mẫu trước chỉ 200km. Trong ngắn hạn, Tokyo cũng đang mua các tên lửa Tomahawk từ Mỹ. Tuy nhiên, Takahashi chỉ ra rằng ngay cả với việc gia tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng, bao gồm máy bay chiến đấu mới và tàu trục trang bị tên lửa Aegis, chi phí cung cấp cho Nhật Bản “khả năng phản công” chỉ chiếm 1/10 tổng ngân sách. Hiện tại, khả năng trên biển và trên không của quân đội Trung Quốc đã ở tầm 70% của Mỹ. Tuy nhiên, lực lượng Mỹ lại được triển khai khắp thế giới và tại Đông Á, cán cân nghiêng về phía Trung Quốc theo tỷ lệ 7 trên 5. Vì vậy, nếu Nhật Bản có thể bổ sung cho Mỹ 2 đơn vị còn lại, thì tỷ lệ này sẽ đạt được mức ngang bằng là 7 trên 7. Cuối cùng, nếu muốn ngăn Trung Quốc xâm lược Đài Loan thì cần phải làm cho Bắc Kinh thấy rằng mình không thể chiến thắng cuộc chiến.
Xem thêm tại: JapanToday, Will Okinawa once again become a battleground in a Japan-China military conflict? Truy cập ngày 20/1/2023
Lực lượng vũ trang của Nhật đang ngày càng mạnh hơn và nhanh hơn
Chuỗi đảo Nansei của Nhật trải dài từ Kyushu đến Đài Loan dường như hình thành một bức tường ngăn cách tham vọng toàn cầu của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, vị trí bấp bênh này đã khuyến khích Nhật Bản làm nhiều hơn nữa để đảm bảo an ninh của mình. Những thay đổi đã tăng tốc trong năm qua. Vào tháng 12, chính phủ Kishida đã cập nhật Chiến lược An ninh Quốc gia và hai khuôn khổ chính sách quốc phòng quan trọng. Nhật Bản sẽ chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng và mua vũ khí mới mạnh mẽ. Sự hiếu chiến của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đã góp phần thúc đẩy điều này. Nhưng cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin đã đóng một vai trò lớn hơn.
Những thay đổi trong dư luận đã cho phép chính phủ Nhật thực hiện các bước mà chỉ vài năm trước đây là điều cấm kỵ. Giờ đây, Nhật Bản có kế hoạch tăng chi tiêu lên 2% GDP vào năm 2028 và chi thêm 43 nghìn tỷ Yên (326 tỷ USD) trong 5 năm tới. Chiến tranh ở Ukraine đã khiến Nhật Bản phải suy nghĩ nhiều hơn về những gì sẽ liên quan đến cuộc chiến. Nhật Bản có kế hoạch chi một khoản lớn trong số tiền quốc phòng mới của mình để dự trữ các bộ phận và đạn dược, cũng như củng cố các cơ sở quân sự chống lại tên lửa. SDF cũng hy vọng sẽ bắt kịp trong chiến tranh mạng, mặt trận mà lực lượng này đang bị bỏ lại phía sau. Tất cả điều này đã làm hài lòng chính sách đối ngoại ở Mỹ.
Đối với các nhà hoạch định chính sách Mỹ, quy mô, sức mạnh kinh tế, địa lý chiến lược và tiềm năng quân sự của Nhật Bản khiến nước này trở thành đồng minh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương quan trọng nhất khi nói đến việc đối trọng với Trung Quốc. Đặc biệt, Nhật Bản đã trở nên thiết yếu đối với các kế hoạch của Mỹ nhằm ứng phó với các cuộc khủng hoảng xung quanh Đài Loan. Mặc dù Nhật Bản không có bộ chỉ huy chung với Mỹ (không giống như Hàn Quốc hay NATO), nhưng họ sẽ cần sự giúp đỡ của Mỹ trong việc xác định mục tiêu và thông tin tình báo để sử dụng các tên lửa mới mà họ mong muốn. Như đã chứng kiến từ cuộc chiến tại Ukraine, Mỹ chỉ đến giúp những nước sẵn sàng tự mình bảo vệ mình. Nhật Bản đang tìm cách tăng cường quan hệ với các đối tác khác: trên đường đến Mỹ, ông Kishida đã dừng lại ở London để ký một thỏa thuận với Anh nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các binh sĩ huấn luyện và hoạt động trên lãnh thổ của nhau. Nhật Bản cũng đang lên kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo với Anh và Ý. Nhiều người ở Nhật Bản đặt câu hỏi liệu các chính sách mới có hiệu quả hay không.
Ông Kishida vẫn chưa nói rõ ông sẽ tài trợ cho khoản chi tiêu mới như thế nào. ông dự định sẽ cần thêm nhân sự, nhưng dân số Nhật Bản đang giảm và SDF đã phải vật lộn để đạt được các mục tiêu tuyển dụng. Và vẫn chưa rõ công chúng sẽ phản ứng thế nào nếu binh lính Nhật thực sự được cử tham chiến. Cuối cùng, Nhật phải truyền đạt cách rõ ràng ý định của mình nhằm ngăn các thay đổi mình có nguy cơ thêm lửa vào cuộc xung đột.
Xem thêm tại: Economist, Japan’s armed forces are getting stronger, faster. Truy cập ngày 20/1/2023
Mỹ đã hiểu sai điều gì về Đài Loan và Răn đe?
Các chuyên gia gần đây đã liên tục cảnh báo về việc Trung Quốc nhăm nhe xâm lược Đài Loan. Để bảo vệ lợi ích của Mỹ tại đây, Washington phải chủ yếu, nếu không phải hoàn toàn, dựa vào khả năng răn đe quân sự. Nhưng chiến lược này có thể gây ra một cuộc chiến thay vì ngăn chặn nó. Những người ủng hộ lập luận rằng Mỹ nên dựa hoàn toàn vào khả năng răn đe quân sự gần như tin rằng Trung Quốc có khát vọng thay thế Mỹ làm một cường quốc thống trị khu vực tại châu Á thông qua các phương tiện quân sự. Các chuyên gia này cũng tin rằng một khi Trung Quốc giành được quyền tiếp cận quân sự rộng rãi ở Thái Bình Dương bằng cách kiểm soát Đài Loan và thống trị các cường quốc lân cận khác, thì Trung Quốc có thể tiếp tục đe dọa Hawaii và Mỹ.
Theo đó, Mỹ chỉ có duy nhất một lựa chọn là gấp đôi hiện diện tại khu vực, thúc giục các đồng minh của mình gia tăng chi tiêu quốc phòng và ủng hộ quan điểm của Mỹ. Nhưng trên thực tế, Washington và Bắc Kinh chưa bao giờ xem Đài Loan là mắt xích trọng yếu về mặt chiến lược tại khu vực. Đối với Trung Quốc, việc tái thống nhất Đài Loan là một vấn đề về toàn vẹn lãnh thổ và tự hào dân tộc hay tính chính danh của ĐCSTQ trong mắt người dân Trung Quốc. Đối với Mỹ, Đài Loan là một người ủng hộ trung thành và một đồng minh đối với nước khác như Nhật và Hàn. Từ góc độ quân sự thuần túy, rất khó khẳng định rằng việc kiểm soát Đài Loan sẽ mang lại cho Bắc Kinh đòn bẩy quyết định đối với Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc các nước châu Á khác, chứ chưa nói đến Mỹ. Và không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy Trung Quốc tin rằng an ninh của họ phụ thuộc vào việc đánh bại hoặc đe dọa các nước láng giềng châu Á bằng quân sự.
Đối với Mỹ, chính sách răn đe dựa trên việc tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc vì những lý do chiến lược là hoàn toàn không tương thích với chính sách một Trung Quốc của mình, theo đó Washington phản đối bất kỳ động thái đơn phương nào hướng tới nền độc lập của Đài Loan, duy trì chiến lược nhập nhằng liên quan đến việc bảo vệ Đài Loan và vẫn sẵn sàng tiếp nhận khả năng thống nhất hòa bình, không ép buộc. Nếu Mỹ công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao hay khiến hòn đảo trở thành một đồng minh an ninh chính thức thì Trung Quốc sẽ không ngần ngại đáp trả bằng cách đảo ngược bất kỳ hành động nào của Mỹ bằng mọi phương cách, kể cả quân sự. Quan trọng không kém, các nhà lãnh đạo Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ sử dụng vũ lực ngay cả khi Mỹ có khả năng răn đe quân sự vượt trội, một điểm dường như không được những người ủng hộ cách tiếp cận răn đe nắm bắt đầy đủ. Vòng lặp hành động-phản ứng đối đầu này làm tăng đáng kể nguy cơ xảy ra một tính toán sai lầm có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột quân sự.
Nếu Mỹ và Trung Quốc chân thành mong muốn tránh xảy ra chiến tranh vì Đài Loan, cả hai phải có những hành động có ý nghĩa để chấm dứt vòng luẩn quẩn hiện nay. Washington nên đặt những giới hạn rõ ràng về tương tác giữa Mỹ và Đài, bác bỏ bất kỳ lý do chiến lược nào nhằm giữ Đài Loan tách biệt khỏi Trung Quốc, và làm rõ các mong đợi đối với Đài Loan trong việc tự vệ. Bắc Kinh nên khẳng định rõ ràng rằng họ không có mốc thời gian cho việc thống nhất, đồng thời giảm các cuộc tập trận và hiện diện quân sự gần Đài Loan. Sau đó, Washington và Bắc Kinh nên đồng ý cắt giảm có đi có lại các kế hoạch và hoạt động quân sự liên quan đến Đài Loan, chẳng hạn như các hoạt động giám sát và trinh sát gần đó, phát triển khả năng đổ bộ quy mô lớn của Trung Quốc và việc Mỹ bán vũ khí tấn công như tên lửa đạn đạo cho Đài Loan .
Xem thêm tại: Diplomat, What the US Gets Wrong About Taiwan and Deterrence. Truy cập ngày 24/1/2023
Đâu là gót chân “Asin” của ông Kim Jong Un?
Năm 2022, Triều Tiên phóng ít nhất 59 tên lửa đạn đạo trong 31 lượt thử nghiệm, nhiều hơn 6 cuộc so với năm 2019. Có hai sự kiện đáng chú ý ở Bắc Triều Tiên năm ngoái. Một là bài phát biểu của Kim trong cuộc duyệt binh ngày 25 tháng 4 để kỷ niệm 90 năm thành lập Quân đội Cách mạng Nhân dân Triều Tiên. Tại Triều Tiên, những lời nói của nhà lãnh đạo tối cao được coi là dấu hiệu cho thấy ông sẵn sàng tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu. Điều này phù hợp với mục tiêu đã tuyên bố của ông là bắt đầu sản xuất hàng loạt vũ khí hạt nhân chiến thuật trong năm nay. Diễn biến quan trọng thứ hai là một loạt vụ phóng tên lửa và bắn pháo mà Triều Tiên tiến hành vào tháng 9 và tháng 10, trong đó có một tên lửa đạn đạo bay qua Nhật Bản. Cả hai sự kiện đáng chú ý này đều diễn ra vào thời điểm một hàng không mẫu hạm của Mỹ ở gần Bắc Triều Tiên.
Kim và các nhà lãnh đạo khác của Triều Tiên dường như tin rằng mối đe dọa lớn nhất đối với sự sống còn của mình đến từ các máy bay chiến đấu tàng hình tối tân như F-35 có thể mang đầu đạn hạt nhân. Máy bay hoạt động trên tàu sân bay có thể tấn công tất cả các cơ sở quân sự lớn của Triều Tiên và thực hiện các chiến dịch “chặt đầu” giới lãnh đạo. Hầu hết các radar và các cơ sở phòng không khác của Triều Tiên đều là những hệ thống cũ từ thời Chiến tranh Lạnh, dễ bị tấn công bằng đường không. Việc phóng nhiều tên lửa trong 2022 đơn giản là vì Bình Nhưỡng không có vũ khí nào khác có thể đe dọa kẻ thù của mình. Không như Mỹ và Hàn Quốc, Triều Tiên không sở hữu cả máy bay chiến đấu tiên tấn cũng như máy bay ném bom chiến lược. Ngoài ra, với nền kinh tế yếu ớt của mình, Triều Tiên không sẵn sàng cho một cuộc chạy đua vũ trang.
Nhưng Triều Tiên không có lựa chọn nào khác ngoài cạnh tranh với Mỹ. Để giải quyết thách thức này, Triều Tiên đã tăng tốc phát triển máy bay không người lái và vệ tinh do thám giá rẻ. Vào cuối năm ngoái, năm máy bay không người lái của Triều Tiên đã đi vào lãnh thổ Hàn Quốc, một trong số đó đã đi vào vùng cấm bay xung quanh văn phòng tổng thống của nước này. Cả Mỹ và Hàn Quốc đều nhận thức rõ về gót chân Achilles của Triều Tiên và đang cố gắng khai thác điểm yếu của nước này. Từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, cả hai đã tiến hành một cuộc tập trận chung lớn với sự tham gia của 240 máy bay. Sau khi Triều Tiên đáp trả bằng cách bắn thử tên lửa, Mỹ đã điều các máy bay như máy bay ném bom B-1B và B-52H và máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tới Bán đảo Triều Tiên để cảnh báo. Nhưng như đã thấy trong quá trình phát triển tên lửa của mình, Triều Tiên di chuyển với tốc độ khác với phương Tây, dần dần và kiên nhẫn khắc phục những điểm yếu về công nghệ và những điểm yếu khác của mình thông qua phương pháp thử và sai. Có vẻ như Triều Tiên ngày càng tự tin về sức mạnh quân sự của mình khi không ngừng các hành động khiêu khích trong cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn vừa qua, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc hai bên sẽ tiếp tục khiến tình hình hiện tại trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.
Xem thêm tại: Nikkei Asia, Kim Jong Un’s Achilles’ heel lies in weak air defense. Truy cập ngày 22/1/2023