Tình hình Bắc Ninh đến Lạng Sơn gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Bài về tình hình các địa phương khác

Xế trưa ngày ngày 11 tháng 2 [27/3/1836] chúng tôi đến phủ Từ Sơn [Bắc Ninh], chiều tối đến tỉnh thành Bắc Ninh, cách Hà Nội 130 dặm.[1] Ngày 12 gặp Tuần phủ họ Nguyễn [Đăng Giai] (thân thuộc của Vương ),[2] hàn huyên mấy câu, tặng 1 cân trà thơm.

Ngày 13 [29/3/1836] đến phủ Lạng Giang [Bắc Giang], gặp quan Tri phủ họ Lê (tên Trinh, Cử nhân xuất thân) và quan Huyện thừa Phượng Nhãn [huyện Yên Dũng, Bắc Giang] họ Phạm (tên Hanh, Tú tài xuất thân), cùng nhau thù tạc ngâm vịnh. Ngày 14 [30/3/1836] đến đồn Cần Doanh [Kép, huyện Lạng Giang] (đồn này có quan trấn thủ); gần đồn nơi giáp giới với huyện Văn Giang có hồ Câu Lậu sản xuất đan sa. Vào ngày 15 [31/3/1836] trú tại đồn Quang Lang [châu Ôn, Lạng Sơn] (từ đồn Cần Doanh đến đồn Quang Lang đặt 7 đồn tấn, có quan giữ đồn trông coi).

Ngày 16 [1/4/1836] đi khoảng 30 dặm đến Quỉ Môn quan [huyện Chi Lăng, Lạng Sơn], người xưa có câu ca dao rằng “Quỉ môn quan, thập nhân khứ, nhất nhân hoàn” [quan ải Quỉ Môn, 10 người đến, chỉ 1 người về]. Tục truyền có chợ quỉ, sau giờ Ngọ đám đông quỉ ra cửa quan mua bán, người đụng phải sẽ bị bệnh. Chúng tôi ngồi nghỉ dưới quan ải, thấy gió lạnh buốt da, lông muốn dựng lên. Bên cạnh quan ải có miếu Phục ba tướng quân [Mã Viện] hết sức linh thiêng (phàm Sứ thần qua lại đều đến miếu này dâng hương); trước miếu trồng cây ý dĩ (ý dĩ trước đây Mã Viện trồng, ăn hạt này có thể giải chướng khí, trừ nước độc, nên gọi là Càn Khôn thảo, tôi hái một túi đầy). Cách miếu 2 dặm phía đông nam, có núi đá, Đồng Trụ tại nơi này (có 2 Đồng Trụ, còn 1 Đồng Trụ tại Phân Mao Lãnh, châu Khâm [Quảng Tây]), cao hơn 1 trượng,[3] lớn 10 người ôm, lướt xem cùng chung màu với đá núi, trên đầy phân chim; người dân địa phương bảo rằng thường có chim lạ đậu trên đó. Buổi tối ngủ tại Đài Số 5 (thời trước Thái thú Biện Châu [tức Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị ?] đánh Tây Sơn, quân Tây Sơn cho xây 18 pháo đài từ Lạng Sơn đến Đông Kinh [Hà Nội] liên lạc với nhau; nay còn có tên Đài Số 3, Đài Số 5.

Ngày 17 [2/4/1836] đến tỉnh thành Lạng Sơn (cách Bắc Ninh 360 dặm). Từ Lạng Sơn phía nam đến Bắc Ninh; đường sá hoang dã, cỏ rậm tung hoành, vươn cao hơn trượng, nhìn mút mắt, rất ít nhà cửa. Có chỗ núi trống, cốc sâu, cây cối chưa khai phá, không thấy dấu chân người, hành khách thường lo gặp kẻ gian phi. Lại có núi đá, đột ngột nhô lên trời cao, mây mù phủ quanh, suốt ngày không tan hết; cây núi đang mùa xuân, vẫn ngả màu vàng thiếu sinh khí. Đá trông như sắt, từng vằn từng vằn rêu phủ, nước khe chảy phía dưới, thỉnh thoảng chim công xúm nhau tắm. Những nơi khe suối đi qua, hai bên bờ cây cối tươi tốt giao nhau, khiến ánh sáng mặt trời không thể lọt xuống; rắn rết ẩn tàng, tanh hôi chứa chất, nên nước khe rất độc. Người đi đường phải che đậy thức ăn, một giọt nước bên ngoài cũng không dám cho vào miệng, sáng chiều hai bữa ăn phải dùng nước thang ý dĩ; viễn khách đến nơi này, ăn uống thực khó khăn. Khi đến gần Lạng Sơn thấy nơi biên địa núi non trùng điệp, xa nhìn như hàng vạn lưu tinh kéo dài đến hơn 20 dặm, thế núi vươn lên, hạ xuống, rồi đột khởi thành mấy chục đỉnh cao. Khi chúng tôi đi qua được nửa lãnh, gặp một lão trượng lông mày rộng, là Tri huyện hậu bổ họ Vũ (tên Huy Nhất, hiệu Đường Trạch, Cử nhân xuất thân) trên đường đi đến tỉnh Cao Bằng. Ông ta mang một bình rượu ngon, cùng đi với chúng tôi khoảng 2, 3 dặm, rồi mời tôi ngồi nghỉ, uống rượu ngâm thơ để quên mệt nhọc; khi qua lãnh, tôi phải chấp tay bái biệt vị lão trượng ung dung hào sảng.

 Đến thành, khoảng giờ Thân [3-5 giờ chiều], gặp quan Tuần phủ họ Trần[4] (kiêm quản tỉnh Cao Bằng, nên gọi là Tuần phủ Lạng Bình; tên là Văn Tuân; vào năm Nhâm Thìn Đạo Quang [2/2/1832-19/2/1833] cùng với các ông Trần Văn Trung, Cao Hữu Dực phụng mệnh Vương đến Hạ Môn [Phúc Kiến]; lúc về được thăng hàm Gia nghị đại phu). Mới vào cửa, các Thư lại ngạc nhiên cho là quí quan (vì Việt Nam không đặt Lẫm sinh [Sinh viên được cấp học bổng]); ông bèn giải thích về khoa mục, nói rằng:

“Nhân sĩ của Thiên triều, Lẫm sinh tài học phải kiêm ưu, chớ có khinh thị.”

Ông người to lớn, râu đẹp, mặt trẻ trung, nhưng tóc màu trắng; dáng dấp phiêu nhiên, dùng lễ nghi giống như Trung Quốc. Ông ta kể rằng khi tại Hạ Môn từng tiếp xúc tốt đẹp với thầy Chu Vân Cao, nay được biết tôi là học trò của thầy Chu, thì rất kính trọng, hoan hỷ như trước kia từng gặp thầy.

Rồi sắp xếp cho tôi trọ tại nhà tại phía đông thành (chủ nhân là Âu Bang, người phủ Thái Bình, Quảng Tây); việc sắp xếp chỗ ngủ chăn chiếu đều do nhân viên tỉnh thành lo liệu, yến hội tiệc tùng không có ngày nghỉ. Tỉnh đường đã thông báo cho phủ Thái Bình, xin định ngày ra khỏi quan ải (theo lệ cũ phàm những người của thiên triều do nước này đệ tống đến biên giới, quan Tuần phủ bẩm báo, đợi phủ Thái Bình phúc đáp, định ngày đến quan ải tiếp thu.

Ngày 20 [5/4/1836] quan Tuần phủ biết tôi buồn bã tịch liêu, bèn biên thư bảo rằng:

“Lạng Sơn là nơi biên giới, sau cơn binh hỏa[5] (ba năm trước dân bản xứ làm loạn tại Lạng Sơn, Cao Bằng, mới bình định được từ năm ngoái) thành ấp hoang phế, chỉ mới sửa chữa một cách tạm bợ; núi sông, nhân vật không đáng quan chiêm. Duy có một vài nham động có thể du lịch, ông nên thử đi xem.”

Bèn sai viên thư lại là Bát phẩm Đoàn Văn Trung (có thể nói được tiếng Tuyền Châu) cùng các Phố trưởng Quảng Châu, Triều Châu, dẫn tôi đi du ngoạn. Từ phía đông thành, qua khe, thấy núi đá nhô lên sừng sửng phía đông bắc gọi là núi Phi Lai. Tương truyền khi Mã Viện đến, định xây thành tại nơi này; chỗ xây đã định, thì đêm hôm đó một trái núi bổng nhô lên. Mã tướng quân bèn cho dời thành sang phía nam khe, rồi bắn một mũi tên vào đá, nay hòn đá vẫn còn lưu dấu. Cách khe khoảng 2 dặm, thấy một dãy núi đá, 4 ngọn liên tiếp tuần hoàn; đi tiếp 3,4 dặm thấy chất đá gắn kết nhuần nhuyễn. Trước núi có một động, tên gọi là Nhị Thanh (năm Kỷ Hợi Cảnh Hưng thứ 41 [1780] Trấn thủ Lạng Sơn Ngô Thời Nhiệm[6] [Ngô Thì Sĩ?] bắt đầu khai phá; trước đó có nét vằn trên đá giống 3 chữ “nhị na thanh 二那”, nhân đó đặt tên động là Nhị Thanh. Cửa động xây bằng gạch, có 3 cánh rộng, đi thêm hơn 20 bước thấy mái điện thiên nhiên, hình vuông khoảng 1 mẫu, bốn bề lỗ chỗ lấp lánh, dáng trơn như mỡ; trong đột xuất tòa đá nhô lên từ dưới nước như tòa sen, trên tòa khắc tượng Khổng Tử; hai bên vào giữa vách đột xuất tòa đá nhỏ, bên trái khắc tượng Thích Ca, bên hữu khắc tượng Lão Tử; gọi là Tam Giáo Đường (do Lê Hữu Dung[7] soạn bài ký). Trên trần thạch nhũ la liệt, hoặc giống hệt như chuông, hoặc như khánh, hoặc như tiểu tăng chấp tay tụng niệm. Động phía sau có tượng đức Thế Tôn, qua một con đường khấp khúc, đến một cái hang tối đen không thấy đường, sau cùng sang động Tam Thanh tại phía bắc núi.

Ra khỏi động đi một số bước, qua 1 cầu lớn, cầu nhỏ; lại gặp một động khác. Động phía dưới rộng, phía trên dáng cong như chuông, nền bằng 2 phiến đá lớn, có thể chứa vài chục người. Nước xung quanh trần nhỏ xuống lách tách; tỏa khí mát, cho dù khách đến vào tháng sáu cũng không cảm thấy nóng. Nhẩn nha ngắm cảnh, theo đường phía trước núi đi khoảng 2 dặm đến động Tam Thanh (khai tịch năm Cảnh Hưng 41 [1780]). Động lớn hơn Nhị Thanh gấp bội, nhưng kém phần u nhã; trong có tượng Chư Thiên Bồ Tát, ánh sáng từ chuỗi hạt ngọc trên cổ tỏa ra bốn phía. Thỉnh thoảng nước nhỏ giọt vào thạch nhũ, ngưng đọng tạo màu sắc tân kỳ. Trước động đối diện với một ngọn núi đơn độc, gọi là hòn Vọng Phu; tục truyền đây là nơi xưa Tô Nhược Lan[8] chờ Đậu Thao, chuyện thực hoang đường! Bấy giờ trời gần trưa, chúng tôi theo đường cũ trở về. 

Sau giờ Ngọ đi qua phía tây thành, lại du lịch động Đại Thanh (không biết khai tịch từ thời nào, không có bia để khảo); đường núi dốc, phải vin vào cành lá, mỏm đá, quanh co mấy vòng mới leo tới bên trên. Khi gần nửa triền núi, cửa động rộng mở, đá lớn nhô lên như muốn rơi, trên vách đá khắc 4 chữ lớn “thạch Phật cổ tích” [石佛古跡 dấu tích cũ Phật bằng đá]; thẳng người đi vào, cảnh trí rộng mở. Trong có một pho tượng bậc đại sĩ, quí tướng trang nghiêm, mặt mũi tay chân giống như thật, ngưng thần hướng thẳng, xem cõi trần như không, nội tâm hướng về cõi tĩnh tịch. Sau pho tượng mấy bước có hang thông lên đỉnh núi, hiểm trở chật hẹp khó đi. Trước pho tượng phía bên phải, có một hang tròn, đi khoảng hơn 10 bước, nhìn ngang thấy ánh sáng mặt trời. Người dẫn đường bảo rằng qua nơi này còn một động khác tối hơn; nhưng tiếc rằng mặt trời đã xuống thấp, chân cũng đã quá mỏi; nên đại khái chiêm ngưỡng kỳ quan dừng tại đây;quả thật là nơi tiên cảnh tại hải ngoại. 

Vào ngày 24 [9/4/1836], quan Tuần phủ tế văn miếu; các quan và học sinh đều áo mũ lễ phục hành lễ; trong miếu đồ tế khí không hoàn bị, không vũ nhạc, chỉ thổi sáo, đàn Hồ cầm, đánh chuông không ngừng. Phía ngoài sân miếu, quân lính trang bị vũ khí, xếp bốn hàng nghiêm chỉnh theo hướng đông tây, ngoài cửa đốt 2 con rồng. Tế xong sai người biếu thịt nướng.  

Ngày 27 [12/4/1836] nhận được hồi văn của Tri phủ Cảnh Côn từ phủ Thái Bình (hẹn ngày 5 tháng 3 [20/4/1836] đến quan ải. Tuần phủ họ Trần biết được ngày đi, vào ngày 28 [13/4/1836] thết tiệc tại nhà khách, mệnh Tri phủ Tràng Định họ Đặng (Huy Thuật, Tiến sĩ xuất thân),[9] Kinh lịch họ Nguyễn (tên Đăng Giảng), Tri châu Lộc Bình họ Nguyễn (tên Đình Diêu, Tri huyện Văn Khai [Văn Quan?][10] họ Hồ (tên Văn Trước), quan Phó vệ họ Nguyễn (tên Kim Đôi; gồm 5 quan văn võ bồi tiếp. Rượu nửa chừng, Tri phủ họ Trần đề nghị theo thứ tự lần lượt làm thơ liên cú, chuyền ly lớn uống cho say. Ông Đặng tao nhã, thi tứ bén nhạy, thơ hùng hồn; bữa hôm đó mọi người đều hoan hỷ. Vào ngày 29 [14/4/1836] vào từ tạ Tuần phủ họ Trần, định ngày mai khởi hành; ông nghe tin sắp đi, buồn bã hồi lâu, đưa biếu 10 lạng bạc, cùng vài vị thuốc; tôi từ chối tiền chỉ nhận thuốc, rồi cảm tạ bằng thơ.

Ngày 30 cáo biệt [15/4/1836], ông sai quan Lục phẩm Cai đội Nguyễn Văn Lương, Bát phẩm Thư lại Đoàn Văn Trung, hai viên quan giữ ải Nguyễn Đình Tây, Nguyễn Hành Kiệm mang 20 tên lính của tỉnh, y phục nghiêm chỉnh, khí giới tinh hảo, hộ tống ra quan ải. Ông đích thân đốc suất quan lại ra khỏi thành tiễn hành, dặn tôi khi trở về Hạ Môn xin gửi lời thăm thầy Chu Vân Cao để biểu đạt tấm lòng ngưỡng mộ; ông không dám viết thư, vì lễ[11] không cho phép, rồi gạt nước mắt từ biệt. Qua sông [Kỳ Cùng] là phố Kỳ Lừa (nơi cho phép người Lưỡng Quảng tập trung buôn bán); đi tiếp 35 dặm đến châu Văn Uyên.

Ngày mồng một tháng 3 [16/4/1836] Tri châu họ Nguyễn (tên Thiếu) mời dự tiệc. Đến chiều quan coi ải Nguyễn Đình Tây cũng mời. Ngày hôm sau Thư lại châu là Trương Sùng Lễ cùng Lẫm sinh Nông Mãnh Âu (người Ninh Minh, Quảng Tây, khách trú tại đây) làm thơ đưa tặng.

Ngày mồng 2 [17/4/1836] quan Tri phủ họ Đặng gửi thơ tặng, cùng tặng 2 quan tiền; quan Tri châu nghe tin, cũng làm thơ tặng và tặng tiền 2 quan; tôi đều làm thơ báo đáp.

Buổi sáng ngày mồng 5 [20/4/1836] khởi hành từ Văn Uyên đi theo đường nhỏ, qua núi rừng trùng điệp, âm u không bóng người, không nghe tiếng gà chó; khoảng 40 dặm đến ải Do, tức Nam Quan[12] (Việt Nam gọi là ải thôn Do, giáp giới với châu Ninh Minh, phủ Thái Bình; là nơi tiếp giáp xung yếu giữa Quảng Tây và đất Giao, có viên Bả tổng trấn thủ). Ngày hôm đó nha môn thuộc 3 xứ, đạo Tả Giang, phân phủ Minh Giang, châu Ninh Minh (đều gần ải Nam Quan), sai lính đến tiếp nhận. Tôi từ biệt những người hộ tống, rồi theo quân lính đạo Tả Giang trên đường lên phương bắc; từ đó ra khỏi nước ngoài để đi vào trung thổ. Tuy nhiên hồi tưởng đến sự ân cần của các quan Việt Nam cùng đồng bào Hoa cư ngụ tại đây, không thể ngăn được giọt nước mắt cảm động![13]

—————————–

[1] 1 dặm=576 m

[2] Đại Nam Thực Lục [ĐNTL], Hà Nội: NXB Giáo Dục, tập 4, trang 873, xác nhận vào tháng 2 năm Minh Mệnh thứ 17 [17/3-15/4/1836] Nguyễn Đăng Giai làm Bố chánh tỉnh Bắc Ninh. Tác giả hiểu lầm rằng Nguyễn Đăng Giai thuộc họ Tôn Thất thân cận vời Vua, nhưng thực ra Đăng Giai thuộc họ Nguyễn tại Quảng Bình.

Chương Dân Thi Thoại của Phan Khôi [không nhớ trang] chép bài thơ hài hước giữa hai người bạn Nguyễn Đăng Giai lúc đó làm Bố chánh Quảng Bình, và Thị lang Huýnh tại kinh sư Thừa Thiên, như sau:

Bài gửi:

Bố chánh Giai, Bố chánh Giai,

Có chi cho mỗ một đôi vài.

Gan ruột Quảng Bình ai chẳng biết,

Trong ni thiếu thốn biết nhờ ai?

Bài đáp:

Thị lang Huýnh, Thị lang Huýnh,

Tiền của thiếu chi của Bố chánh.

Ơn nghĩa Thừa Thiên chẳng dám quên,

Chỉ sợ đường xa không ai gánh!

[3] 1 trượng=3,2 mét

[4] ĐNTL, sách đã dẫn, tập 4, trang 935, xác nhận vào tháng 5 năm Minh Mệnh thứ 17 [14/6-13/7/1836] Trần Văn Tuân làm Tuần phủ Lạng Bình.

[5] Cơn binh hỏa: Chỉ cuộc nỗi dậy của Nồng Văn Vân tại 3 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên từ năm 1833 đến năm 1835.

[6] Đính chính: Năm Cảnh Hưng 41 là năm Canh Tý chứ không phải là Kỷ Hợi; bấy giờ Ngô Thì Sĩ làm Đốc đồng Lạng Sơn, chứ không phải người con là Ngô Thì Nhậm.

[7] Lê Hữu Dung: Từng làm Sứ thần sang nhà Thanh vào năm Nhâm Tuất [1784].

[8] Tôn Nhược Lan sinh vào khoảng Tần Mục Đế thứ nhất [357]; văn hay, lấy chồng là Đậu Thao. Tương truyền Đậu Thao đi đánh giặc, Nhược Lan chờ chồng. Đây là chuyện người Trung Quốc cố gán ghép vào hình ảnh hòn Vọng Phu tại nước ta.

[9] ĐNTL, sách đã dẫn, tập 4, trang 935, xác nhận Đặng Huy Thuật làm Tri phủ Tràng Khánh.

[10] Tác giả viết Văn Khai huyện [文開縣], xét kỹ Lạng Sơn không có huyện này, chỉ có huyện Văn Quan [文關縣]; như vậy lầm chữ khai với quan, vì hai chữ Nho gần giống nhau.

[11] Lễ không cho phép: Ý nói theo luật bấy giờ, quan không được tự tiện giao dịch thư từ với người nước ngoài.

[12] Ải Do: Tác giả lầm, bảo ải Do tức ải Nam Quan. Thực ra ải Do cách ải Nam Quan khoảng trên 5 km, về phía đông. Thời nhà Thanh, hai nước giao thiệp thông thường tại ải Do; lúc có việc đại sự như Sứ thần qua lại mới qua ải Nam Quan.

[13] Nguyên văn:

午後至慈山府,知府官他出。暮抵北寧省城距河內百三十里。十二日見巡撫官阮公王家親屬,寒暄數語,贈香茗一筋。十三日宿諒江府,見知府官黎公名楨,舉人出身、鳳眼縣縣丞範公名亨,秀才出身,有酬詠。十四日,至芹營屯有屯守官。近屯文江縣界有勾漏海,出丹沙。十五日,宿桄榔屯自芹營屯至桄榔屯共設七處汛防,俱有屯員駐守。

十六日,行三里許至鬼門關。昔人謠云:『鬼門關,十人去,一人還』。俗傳有鬼市,過午則群鬼出關貿易,人犯之輒病。小憩關下,覺陰風襲肌,毛髮欲豎。關側有伏波將軍廟,甚靈異凡使臣往來,必詣廟進香;廟前皆薏苡即馬援當時所餌,能勝瘴氣、解水毒,人呼乾坤草;餘掇取盈橐。去廟東南二里許,有石山,銅柱在焉銅柱有二,其一在欽州分茅嶺。高丈餘,大過十圍,望之與石同色,鳥糞堆積;土人言,常有奇禽宿其上。晚宿五台昔時汴州太守征西山,賊自諒山至東京,共築十八座炮台,聯絡相望;今尚有三台、五台之名。

十七日,抵諒山省城距北寧三百六十里。諒山以南至北寧,皆荒墟野徑,榛莽縱橫,勁茅高丈餘,萋萋滿目,絕少人家;或空山幽谷,蠶叢未闢,人跡不經,常患奸匪。又有石山,崢嶸突屼,聳入重霄。煙瘴封埋,竟日不散。山樹當春,猶黃枯無生氣。石如鐵色,苔蘚斑斑。溪流出其下,孔雀不時群浴。溪水所經,兩旁林木交蔭,不漏天光。蛇蠍藏踞,腥穢落溪中,故水上最毒。行人自裹糗糧,滴水不敢入口。旦夕兩飯,必燒薏苡湯下之;遠客至此,食性尤乖。將近諒山,見遍地岡巒攢簇,若萬點流星。有盤蛇嶺長二十餘里,逶迤上下,摩歷數十峰頭。抵嶺半,遇龐眉叟,為候補知縣官武君名輝一,號唐澤,舉人出身,將往高平省;攜良醞一瓢,二、三里輒踞地邀餘憩酌,隨意成吟,藉忘勞頓。逾嶺一揖而別,亦豪叟也。至城,日已晡,見巡撫官兼管高平,稱諒平巡撫官陳公名文恂;道光壬辰年,與陳公文忠、高公有翼奉其王命至廈門,返加嘉議大夫銜。初入門,眾書吏錯愕,以為貴員越南不設廩生,公語以科目;且曰:『天朝人士,雖一衿必才學兼優,無輕視』。公身偉,美須髯,童顏鶴發,飄飄若仙;行禮如中國儀。自言在廈門時與周蕓皋觀察善。及聞為周公門下士,益起敬,歡若平生。館餘於城東客舍主人歐邦,廣西太平人,鋪設氈褥,悉供自署內,燕會饋遺無虛日。先報太平府,請定出關日期往例:凡天朝人由該國遞送到界,巡撫官稟候太平府回札,定期到關接收。

二十日,公知餘寥寂,以書謂曰:『諒山邊地,且經兵燹後三年前,諒山高平土人作亂,去年始平城邑荒墟,草草修治,山川人物無足觀,惟一、二岩洞可供清游。君試一涉歷焉』。遣八品書吏段文忠能作泉州人語同廣、潮二庯長導餘游。

自城東過溪,見東北一石山。拔地巋然,名飛來山。相傳馬援築城於此,基既定,經宿忽起一山,乃徙城溪南,發一矢射此山,矢穿石過;今山頭穿隙宛然雲。去溪行二里許,見石山一帶,四峰循環相接,幾三、四里,石質粘合渾融。山前一洞,名二青洞景興四十一年己亥,諒山鎮吳時任始闢。舊有自然石文,象「二那青」三字,因以二青名洞。洞口磚砌高垣,三扉並豁。進二十餘步,殿宇天成,方廣盈畝。四面空竅玲瓏,色滑潤若羊脂。中突石座,如出水菡萏初舒。座間塑宣聖像。兩旁半壁,突出小座,左塑釋迦像、右塑老君像。稱三教堂黎有容撰記。高際乳穗駢垂,或如鐘、或如罄、或如小闍黎合南狀,皆逼肖。後一洞,塑世尊像。緣級曲折,乃得登最後一穴,穿出山北之三青洞,深黑不可窺。出洞右行數步,度小木橋,又探一洞。底寬頂縮,如戴懸鐘;下平石兩片,可容數十人。洞水環注,清清泠泠,六月中忘炎暑。徙倚半日,循山前二里許至三青洞景興四十一年闢;廣倍二青,而遜其幽折。內供諸天菩薩像,瓔珞寶珠,金光四照。洞上垂石乳,有無根水時一滴、滴處皆融結為石理,亦奇矣。洞前對山,孤峰獨峻,名望夫山;俗傳為蘇若蘭望竇滔處,語甚荒唐。日向午,尋舊路還

午後過城西,再游大青洞不知何時闢,無碑記可考。山徑欹斜,攀蘿附石,經數折乃上。將近山半,洞門翕張,危石崁空欲墜,壁間鐫「石佛古跡」四大字。聳身而入,境界宏開。內一生成大士像,寶相莊嚴,身手面目無少異;凝神正視,覺塵垢皆空,心性俱寂。像背數步,有穴通山頂,險窄難行。像前右旁,一圓穴,十步之外,即睇天光。導人謂過此一洞更幽,惜夕陽將墜,足力亦窮。然勝概奇觀,已盡於此,誠海外別一洞天也。

二十四日,巡撫官致祭文廟,官屬及諸生皆袍笏衣冠行禮。廟中祭器不備,無樂舞,惟吹笛、彈胡琴、鳴鐘鼓不絕。自廟庭以外,東西分四行,用健卒執干環立,門外燒火龍二條。祭畢,遣官致燔肉。

二十七日,接太平府景公錕回文限三月初五日到關。陳公知有行期,二十八日大設席於客寓,命長定府知府官鄧公名輝述,進士出身、經歷官阮君登講、祿平州知州官阮君廷姚、文開縣知縣官胡君文著、副衛官阮公金堆文武五人陪席。酒半酣,鄧公請依次聯句,飛巨觥浮白。鄧公雅量,詩思較捷,句亦雄健。是日一座皆歡。二十九日入謝陳公,訂明日啟行。公聞欲去,惆悵久之,出十金及藥物數味見遺;餘辭金受物,謝以詩。

三十日,告別,公遣六品該隊官阮文良、八品書吏段文忠、二守隘官阮廷西、阮行儉等帶省兵二十名,衣帽鮮明、器械精肅,護送出關。公親率官屬出城送行,囑餘回廈門,致周公蕓皋道思慕之意;不敢寓書,禮不外交也;掩淚揖別。過溪為駈驢庯兩粵通商人等准至此。三十五里,抵文淵州。

三月初一日,知州官阮君眺招赴席。是晚,守隘官阮廷西亦設席相邀。次日,州書吏張崇禮及廩生農孟區廣西寧明州人,客居於此各以詩來投。初二日,知府官鄧公寄詩追贈,又寄贈錢二貫;知州官聞之,亦贈詩及錢二貫。俱以詩報之。

初五日,晨發文淵,盤行小徑,出入亂山中,杳無人跡,不聞雞犬聲。四十五里至由隘,即南關越南稱油村隘,屬廣西太平府寧明州界,為交、廣接壤要衝,有把總駐守。是日,左江道、明江分府、寧明州三處衙門俱附近南關皆遣役會營到關接交。餘謝別護送諸人,遂同左江等處兵役取道北行。自是,出異域而入中土矣。然回思越南諸官及流寓諸君殷殷之意,未嘗不感極欲涕也。