Thế giới hôm nay: 31/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

GDP của Mỹ giảm 32,9% trong quý hai so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số tăng trưởng GDP tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến II. Đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới cũng tăng lên 1,43 triệu  vào tuần trước. Hôm qua, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết số ca nhiễm covid-19 tăng đang bắt đầu đè nặng lên hoạt động kinh tế một lần nữa.

Lý Đăng Huy, tổng thống Đài Loan giai đoạn 1988-2000, đã qua đời ở tuổi 97. Lớn lên dưới thời kỳ cai trị của Nhật Bản, ông là nhà lãnh đạo sinh tại Đài Loan đầu tiên của hòn đảo và là người đầu tiên được bầu trực tiếp. Ông được ca ngợi ở Đài Loan vì đã kết thúc một chế độ độc tài và giữ gìn nền độc lập trên thực tế, trong khi Bắc Kinh sỉ vả ông là một kẻ ly khai. Dù vậy, dưới thời ông thương mại và các mối quan hệ khác giữa Đài Loan và đại lục đã nở rộ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/07/2020”

Thế giới hôm nay: 30/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Báo cáo một khoản lỗ lớn hơn dự kiến ​​trong quý hai, Boeing tuyên bố chiếc máy bay phản lực thân rộng 747 cuối cùng sẽ xuất xưởng trong khoảng hai năm nữa. Nhà sản xuất máy bay Mỹ cũng đã cắt giảm việc sản xuất máy bay 777 và 787, và trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng 737 MAX, vốn bị cấm bay từ năm ngoái sau hai vụ rơi máy bay làm 346 người thiệt mạng.

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cảnh báo triển vọng kinh tế của nước này còn phải phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch coronavirus. Chủ tịch Fed Jerome Powell nói “tốc độ phục hồi dường như đã chậm lại” kể từ khi số ca nhiễm bắt đầu tăng trở lại vào tháng 6. Fed cam kết giữ lãi suất gần bằng 0 và duy trì hỗ trợ kinh tế khẩn cấp. Tin này làm thị trường tăng nhẹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/07/2020”

Thế giới hôm nay: 29/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các trường hợp mắc covid-19 tăng đột biến ở một số nước vốn đối phó tốt với căn bệnh này. Đức ghi nhận 3.611 ca nhiễm mới trong tuần qua; người đứng đầu cơ quan y tế công cộng của đất nước đã chỉ trích người Đức “lơ là” giãn cách xã hội. Còn Trung Quốc công bố 64 ca mới vào thứ Ba, nhiều nhất kể từ tháng 3. Phần lớn là ở Tân Cương, gây lo ngại về khả năng lây nhiễm trong các trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ.

Các cổ đông của McDonald sẽ buồn lòng khi đọc báo cáo thu nhập tệ nhất trong 13 năm qua của chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh này. Nguyên nhân chủ yếu là do phong tỏa bên ngoài thị trường cốt lõi Mỹ. Giám đốc điều hành Chris Kempczinski nói bán mang về và giao hàng tại nhà giúp giảm bớt thiệt hại. Chuỗi này có kế hoạch đóng cửa khoảng 200 cửa hàng ở Mỹ trong năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/07/2020”

Thế giới hôm nay: 28/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá vàng tăng lên mức kỷ lục, vượt 1.940 đô la một ounce, do đồng đô la suy yếu và lo ngại về tăng trưởng kinh tế. Giá vàng đã tăng hai phần ba chỉ trong vòng chưa đầy hai năm. Đà tăng này ban đầu được thúc đẩy bởi xung đột thương mại Trung-Mỹ và lãi suất thấp của Mỹ. Hậu quả kinh tế của covid-19 giờ đây đẩy giá lên cao hơn nữa.

Hồng Kông sẽ cấm các cuộc tụ họp hơn hai người, đóng cửa các nhà hàng và bắt buộc đeo khẩu trang từ ngày mai trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của covid-19. Hôm qua lãnh thổ này ghi nhận 145 ca nhiễm, mức cao mới trong ngày. Trong khi đó, Bỉ, nơi có số ca nhiễm cũng đang tăng nhanh, đã giảm quy mô “bong bóng xã hội” của họ (tức số  người có thể đến thăm nhà của nhau) từ 15 người mỗi hộ xuống còn 5 người. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/07/2020”

Thế giới hôm nay: 27/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong bối cảnh số ca nhiễm covid-19 được xác nhận trên toàn cầu đạt 16 triệu, với ít nhất 644.000 trường hợp tử vong, Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo sẽ không thể quay lại “bình thường cũ”. Trong một dấu hiệu cho thấy căn bệnh đang lây lan nhanh chóng, hơn một triệu ca nhiễm mới vừa được ghi nhận chỉ trong bốn ngày. Gần 40 nước báo cáo mức tăng ca nhiễm trong ngày kỷ lục vào cuối tuần qua.

Một số quốc gia, bao gồm Anh và Na Uy, đã tái áp dụng cách ly đối với khách du lịch từ Tây Ban Nha sau khi số ca nhiễm mới tăng lên ở Catalonia. Tui, hãng tổ chức tour du lịch lớn nhất Châu Âu, đã hủy tất cả các chuyến đi nghỉ tại Tây Ban Nha lục địa trong hai tuần tới. Trong khi đó, báo El País công bố một cuộc điều tra ước tính rằng số người chết tại  Tây Ban Nha do covid-19 có thể cao hơn 60% so với con số chính thức là 28.432. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/07/2020”

Thế giới hôm nay: 23/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hãng dược phẩm Pfizer và công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức đã công bố một thỏa thuận đặt hàng trị giá gần 2 tỷ đô la với [chính phủ] Mỹ cho một loại vắc-xin covid-19. Nếu vắc-xin được chứng minh là hiệu quả, nước này sẽ nhận 600 triệu liều; công dân sẽ được tiêm miễn phí. Vắc-xin vẫn đang được phát triển, nhưng hai công ty dự kiến ​​sẽ sản xuất tới 100 triệu liều kết hợp cho tới tháng 12.

Slack Technologies, chủ sở hữu một nền tảng nhắn tin được sử dụng rộng rãi, đã đệ đơn khiếu nại Microsoft tới Liên minh châu Âu. Slack cho rằng việc Microsoft kết hợp Teams, dịch vụ làm việc nhóm của hãng, với Office 365 là “bất hợp pháp và chống cạnh tranh”. Microsoft từng đối mặt với một khiếu nại tương tự hồi 2008 về việc tích hợp Internet Explorer vào Windows. Ủy ban châu Âu sẽ xem xét vấn đề trước khi quyết định có nên mở một cuộc điều tra chính thức hay không. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/07/2020”

Thế giới hôm nay: 22/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

EU đã đạt được thỏa thuận về gói phục hồi coronavirus sau năm ngày đàm phán nóng bỏng. Năm quốc gia “tằn tiện” giữ vững lập trường về số tiền vay cần thiết và cách giải ngân tiền. Chỉ hơn một nửa số tiền kích thích trị giá 750 tỷ euro (858 tỷ đô la) là được cấp dưới dạng tài trợ, ít hơn đáng kể so với đề xuất ban đầu. Phần còn lại là dưới dạng khoản vay.

Một ủy ban quốc hội Anh công bố một báo cáo được chờ đợi từ lâu, kết luận nước này đã không chuẩn bị hoặc tiến hành bất kỳ đánh giá đúng đắn nào về các nỗ lực của Nga nhằm can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2016. Báo cáo cảnh báo rằng sự can thiệp của Kremlin là tình trạng “bình thường mới” ở Anh. Tài liệu này được hoàn thành gần 18 tháng trước, nhưng chính phủ Anh không muốn công bố nó trước thềm cuộc tổng tuyển cử năm ngoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/07/2020”

Thế giới hôm nay: 21/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một loại vắc-xin chống coronavirus được phát triển bởi Đại học Oxford và hãng dược phẩm AstraZeneca đã được chứng minh có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh (cả kháng thể và tế bào T) và dường như an toàn. Các kết quả đầy hứa hẹn của thử nghiệm ban đầu với 1.077 người tham gia, vừa được công bố trên tạp chí y khoa Lancet. Chính phủ Anh đã đặt hàng 100 triệu liều vắc-xin này, được gọi là AZD1222. Lancet cũng công bố thông tin về một loại vắc-xin đầy triển vọng khác từ Trung Quốc,  dường như cũng an toàn và có khả năng tạo phản ứng miễn dịch như vắc-xin của Oxford.

Các cuộc thảo luận để lập một quỹ phục hồi hậu coronavirus trị giá 750 tỷ euro (857 tỷ đô la) cho Liên minh châu Âu đã được nối lại. Một nhóm nhỏ các quốc gia, dẫn đầu bởi Hà Lan, cho rằng gói đề xuất quá hào phóng và muốn tăng tỉ lệ viện trợ được giải ngân bằng các khoản vay, thay vì bằng các khoản tài trợ thẳng. Các nước EU khác phản đối lập trường của họ. Đồng euro đã đạt mức giá cao nhất trong bốn tháng so với đồng đô la. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/07/2020”

Thế giới hôm nay: 20/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca tử vong vì covid-19 trên toàn cầu đã vượt 600.000. Hôm thứ Bảy, WHO thông báo gần 260.000 trường hợp mới đã được ghi nhận trên toàn thế giới trong 24 giờ trước đó, cao nhất từ trước đến nay. Ấn Độ hiện là quốc gia thứ ba ghi nhận hơn 1 triệu ca nhiễm, sau Mỹ và Brazil.

Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh đã bác bỏ các báo cáo chính phủ Trung Quốc ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương sau khi được xem một đoạn video quay bằng drone cho thấy một số lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ bị bịt mắt và trói tay để đưa lên tàu hỏa. Ông bác bỏ các cáo buộc chính phủ Trung Quốc đang cưỡng chế triệt sản phụ nữ Duy Ngô Nhĩ. Ông nói chính phủ đối xử với “các dân tộc ở Trung Quốc công bằng như nhau”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/07/2020”

Thế giới hôm nay: 16/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tòa án cao thứ hai của EU phán quyết Apple sẽ không phải trả số thuế trị giá 13 tỷ euro (14,8 tỷ đô la) cho Ireland. Phán quyết này đã đảo ngược quyết định năm 2016 của Ủy ban châu Âu và đặt ra cho người đứng đầu cơ quan quản lý cạnh tranh của Ủy ban, Margrethe Vestager, một thách thức khi bà điều tra các thoả thuận thuế quốc gia. Quyết định hôm thứ Tư vẫn có thể bị thách thức tại Tòa án Công lý Châu Âu.

Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa sau khi Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp chấm dứt địa vị thương mại đặc quyền của Hồng Kông với Mỹ, đồng nghĩa với khả năng tăng thuế hàng hóa. Lệnh của ông Trump là nhằm đáp trả việc Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia mới lên lãnh thổ này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết sẽ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với những người và thực thể có liên quan của Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/07/2020”

Thế giới hôm nay: 15/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Anh cho biết các thiết bị của Huawei phải được gỡ bỏ khỏi mạng di động 5G của nước này vào năm 2027 và cấm công ty Trung Quốc cung cấp thiết bị mới tính từ năm tới. Hội đồng An ninh Quốc gia kết luận rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Huawei làm tăng rủi ro bảo mật, cụ thể là khiến hãng khó mua được linh kiện đáng tin cậy. Chính phủ thừa nhận quyết định này sẽ khiến việc thiết lập mạng 5G ở Anh chậm tiến độ thêm ba năm.

Vụ xử tử cấp liên bang đầu tiên của Mỹ trong 17 năm qua được tiến hành sau khi Tòa án Tối cao bỏ phiếu 5-4 cho phép vụ tử hình này được thực hiện. Năm thẩm phán bảo thủ phán quyết rằng việc sử dụng pentobarbital để tiêm thuốc gây chết người là không vi hiến. Daniel Lewis Lee, một kẻ giết ba người, đã bị tử hình vào sáng thứ Ba; trước đó một tòa án đã chặn việc xử tử người này vào hôm thứ Hai. Hai người khác sẽ bị thi hành án trong tuần này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/07/2020”

Thế giới hôm nay: 14/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca mắc coronavirus được xác nhận trên toàn cầu đã lên tới 13 triệu, khi WHO cảnh báo đại dịch vẫn có thể tồi tệ hơn. Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc WHO, nói nhiều nước đang “đi sai hướng”. Hôm thứ Hai, số người chết vì covid-19 ở Mỹ Latinh, hiện là gần 145.000, đã vượt qua con số của Bắc Mỹ. Chỉ Châu Âu ghi nhận nhiều ca tử vong hơn mức đó với hơn 200.000 người.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế hàng năm cho Trung Đông và Trung Á. Quỹ này cho rằng GDP sẽ giảm 4,7% trong năm nay, tệ hơn hai phần trăm so với dự báo hồi tháng 4. Các nền kinh tế trong khu vực đã phải chịu thiệt hại vì phong tỏa do coronavirus cũng như gián đoạn thương mại và du lịch. Các nước xuất khẩu dầu bị ảnh hưởng vì giá dầu giảm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/07/2020”

Thế giới hôm nay: 13/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Phản ứng trước quyết định giảm án cho Roger Stone của Tổng thống Donald Trump, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã công bố kế hoạch đề xuất luật nhằm hạn chế quyền khoan hồng của tổng thống. Trong khi đó, Robert Mueller, cựu cố vấn đặc biệt điều tra dấu hiệu thông đồng giữa Nga và ông Trump, bảo vệ bản cáo trạng của ông dành cho ông Stone, nói rằng “ông ta vẫn là một tên tội phạm bị kết án” và chỉ trích quyết định giảm án.

Trong một dấu hiệu cho thấy đại dịch covid-19 đang trở nên tồi tệ ở Mỹ, Florida vừa báo cáo hơn 15.000 ca nhiễm covid-19 mới vào Chủ nhật. Đây là mức kỷ lục mới cho một bang của Mỹ và nhiều hơn số ca trong ngày của bất kỳ quốc gia châu Âu nào. Số ca nhiễm bệnh mới hàng ngày ở Mỹ đã vượt quá 60.000 trong ba ngày liên tiếp, trong bối cảnh khả năng xét nghiệm của đất nước đang dần cạn kiệt. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/07/2020”

Thế giới hôm nay: 10/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tòa án Tối cao Mỹ phán quyết rằng mặc dù Tổng thống Donald Trump có thể từ chối trát của quốc hội yêu cầu xem hồ sơ tài chính và thuế cá nhân của ông, nhưng công tố viên New York thì có quyền xem chúng. Ông Trump nổi giận trên Twitter, nhưng các phán quyết có thể là một chiến thắng chính trị: công chúng có thể sẽ không xem được các giấy tờ này trước cuộc bầu cử tháng 11, vì tòa án đã gửi cả hai trường hợp xuống các tòa thấp hơn để xem xét thêm.

Úc đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông vì luật an ninh quốc gia mới mà chính phủ Trung Quốc đã áp đặt lên lãnh thổ này. Các biện pháp hà khắc bao gồm những điều khoản xét xử các tội “phức tạp” tại toà án của đại lục. Canada cũng đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông vì luật này, và Anh tuyên bố sẽ mở đường cấp quyền công dân cho tối đa 3 triệu người Hồng Kông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/07/2020”

Thế giới hôm nay: 09/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tòa án Tối cao Mỹ phán quyết ủng hộ các điều luật do chính quyền Trump đặt ra cho phép các nhà tuyển dụng, vì lý do tôn giáo, được từ chối cung cấp biện pháp tránh thai miễn phí theo Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (Obamacare). Có tới 126.000 phụ nữ có thể mất bảo hiểm tránh thai nếu chủ lao động của họ áp dụng miễn trừ. Trong một quyết định khác, tòa cũng phán quyết rằng “sự miễn trừ tôn giáo” giúp các trường đạo không bị điều chỉnh bởi một số luật chống phân biệt đối xử về tuyển dụng và sa thải nhân viên.

Tổng thống Donald Trump chính thức thông báo đến WHO về việc Mỹ rút khỏi tổ chức này, một quyết định mà ông đã công bố hồi tháng 5. Ông Trump cho rằng WHO quá thiên vị Trung Quốc, và đôi khi đổ lỗi cho tổ chức này vì đại dịch. Việc rút khỏi WHO dự kiến ​​sẽ diễn ra sau đúng một năm. Tuy nhiên, Joe Biden, hiện đang dẫn đầu cuộc đua tổng thống vào tháng 11, phản đối quyết định này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/07/2020”

Thế giới hôm nay: 08/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã xét nghiệm dương tính với coronavirus. Ông này liên tục xem nhẹ các rủi ro của virus, và tranh cãi với các thống đốc vùng, những người muốn duy trì phong tỏa ở địa phương, điều theo ông là gây thiệt hại cho nền kinh tế. Bolsonaro nói ông được xét nghiệm sau khi có triệu chứng nhẹ – ho và sốt nhẹ – và “hoàn toàn khỏe mạnh”.

Melbourne sẽ khôi phục lại các biện pháp phong tỏa từ nửa đêm thứ Tư trong sáu tuần tới. Vào thứ Hai, 191 ca nhiễm covid-19 mới được ghi nhận tại bang Victoria nơi Melbourne là thủ phủ, sau khi bang này dỡ bỏ nhiều hạn chế trong tháng 6. Người dân ở Melbourne sẽ chỉ được phép rời nhà để mua nhu yếu phẩm, tập thể dục và đi làm nếu không thể làm việc tại nhà. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/07/2020”

Thế giới hôm nay: 07/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Rạn nứt ngoại giao giữa Trung QuốcAnh thêm sâu sắc. Đại sứ Trung Quốc cáo buộc Anh “can thiệp thô bạo” vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc sau khi nước này đề nghị cấp quyền công dân Anh cho 3 triệu người Hồng Kông. Liu Xiaoming cũng cảnh báo Anh không được đảo ngược cam kết cho phép Huawei xây dựng mạng 5G của nước này; trong khi các bộ trưởng ngày càng phản đối sự tham gia của Huawei.

Đơn đặt hàng sản xuất của Đức đã tăng 10,4% trong tháng 5 so với tháng trước. Nhu cầu tăng khi các bang của Đức dỡ bỏ phong tỏa coronavirus nghiêm ngặt, đồng thời đến sau những con số tồi tệ của tháng 4, bao gồm lần sụt giảm lớn nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được ghi nhận vào năm 1991. Dù vậy, phục hồi sẽ chậm chạp. Hoạt động của ngành này trong tháng 5 vẫn giảm 29,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/07/2020”

Thế giới hôm nay: 06/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nhà chức trách Tây Ban Nha, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi covid-19, đã đặt lại các hạn chế ở hai vùng sau khi phong tỏa được dỡ bỏ hôm 21 tháng 6. Catalonia phong tỏa El Segriá vào thứ Bảy, ảnh hưởng khoảng 200.000 người, sau khi số ca nhiễm tăng vọt. Galicia làm theo vào Chủ nhật, ngăn 70.000 người tại một khu vực rời khỏi nhà. Khi châu Âu mở cửa lại cho kỳ nghỉ lễ, các chính phủ lo ngại về các vụ bùng dịch ở địa phương như vậy.

Iran ghi nhận 163 trường hợp tử vong mới do covid-19 vào Chủ nhật, mức tăng trong ngày cao nhất cho tới nay. Nước này hiện đã có 240.438 ca nhiễm được ghi nhận và 11.571 trường hợp tử vong liên quan đến covid, dù vẫn còn lo ngại rằng con số thực tế có thể cao hơn. Đáp lại sự tăng đột biến, nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố đeo khẩu trang giờ là bắt buộc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/07/2020”

Thế giới hôm nay: 03/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống còn 11,1% trong tháng 6, tức giảm 2,2% so với tháng 5, khi một số bang dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa. Nền kinh tế đã lấy lại  7,5 triệu trong số 22 triệu việc làm bị mất kể từ tháng Ba. Tuy nhiên, việc số ca nhiễm covid-19 tăng lại đã buộc nhiều tiểu bang phải khôi phục các hạn chế, điều có thể gây nên làn sóng mất việc mới.

Một trận lở bùn do mưa lớn gây ra cái chết của hơn 120 người tại một mỏ ngọc bích ở Hpakant, Myanmar. Một số vụ tai nạn tương tự đã xảy ra ở các mỏ ngọc Myanmar những năm gần đây, bao gồm sự cố hồi năm 2015 làm ít nhất 113 người chết. Nhân viên cứu hộ đang tiếp tục tìm kiếm những người sống sót. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/07/2020”

Thế giới hôm nay: 02/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Anh vạch ra con đường cấp quyền công dân cho gần 3 triệu cư dân Hồng Kông đủ điều kiện và gia đình của họ, nhằm đáp trả việc Trung Quốc áp dụng luật an ninh quốc gia mới. Ngọai trưởng Anh Dominic Raab mô tả đạo luật mới là “một sự vi phạm nghiêm trọng và rõ ràng” hiệp định mà theo đó Anh đã trao trả lãnh thổ này cho Trung Quốc vào năm 1997. Theo đó, những người Hồng Kông đủ điều kiện sẽ được phép sống và làm việc ở Anh trong 5 năm, và cuối cùng có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch.

BioNTech, một hãng nghiên cứu y tế, và Pfizer, một nhà sản xuất thuốc, thông báo kết quả tích cực từ một thử nghiệm nhỏ về vắc-xin phòng covid-19 mới. Những người được tiêm chủng đã có kháng thể “tăng cao đáng kể” trong vòng bốn tuần kể từ khi bắt đầu điều trị. Các công ty hy vọng sẽ thực hiện một nghiên cứu lớn hơn nhiều trong vòng vài tuần tới, và có khả năng sản xuất tới 100 triệu liều vào cuối năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/07/2020”