“Lòng tin” và “Quan hệ Tin cậy lẫn nhau” trong Quan hệ Quốc tế

Tác giả: TS. Vũ Lê Thái Hoàng[1]

Mở đầu

Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đưa các quan hệ với các nước, đặc biệt là các nước lớn và các nước láng giềng, đi vào chiều sâu và ổn định, chú trọng hiệu quả, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, tạo sự đan xen lợi ích nhằm củng cố vị thế của ta và bảo đảm lợi ích quốc gia trong quan hệ với các nước này. Trong quá trình này, Việt Nam mong muốn “là bạnđối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”. Đây là một thông điệp đối ngoại phù hợp vì việc xây dựng lòng tin và thúc đẩy quan hệ tin cậy lẫn nhau góp phần đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển ổn định của quan hệ (tránh rủi ro và những sự cố bất ngờ) cũng như sự hợp tác nhiều mặt giữa các bên. Continue reading ““Lòng tin” và “Quan hệ Tin cậy lẫn nhau” trong Quan hệ Quốc tế”

Phải kiện Trung Quốc nhưng kiện cái gì, như thế nào và khi nào

Tác giả: Tô Văn Trường

Việt Nam chúng ta tuy có đông dân, nhưng kinh tế, và nhiều mặt còn chưa phù hợp với vai trò mà chúng ta nên có trong một thế giới sôi động ngày nay. Người làm chính trị có thể coi như lái thuyền giữa biển khơi, sự tỉnh táo, linh hoạt, là không thể thiếu.

Sự kiện giàn khoan khổng lồ Haiyang Shiyou (HS) 981 của Trung Quốc ngang nhiên đặt vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam hơn tháng này kèm theo các hành động ngang ngược tấn công bằng vòi rồng phun nước, đâm thủng các thuyền chấp pháp và ngư dân của ta gây nên làn sóng phẫn nộ phản đối của nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Có nhiều ý kiến khác nhau về kiện hay không kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế và thời điểm kiện cần chờ ý kiến của Bộ Chính trị? Continue reading “Phải kiện Trung Quốc nhưng kiện cái gì, như thế nào và khi nào”

Biển Đông trên bàn cờ lớn của Trung Quốc

Tác giả: Đỗ Thanh Hải

Đối với nhiều người, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông luôn khó hiểu. Quan sát sự khác biệt giữa lời nói và việc làm của Trung Quốc ở Biển Đông, Ryan Santicola kết luận Trung Quốc không có cách tiếp cận nhất quán. Brad Gloasserman cũng thấy khó giải thích lý do Trung Quốc lại chọc giận nhiều nước láng giềng của họ cùng một lúc. Tuy nhiên, xem xét các động thái của Trung Quốc dưới  lăng kính văn hóa chiến lược của Trung Quốc có thể cho chúng ta một gợi mở đáng suy ngẫm. Continue reading “Biển Đông trên bàn cờ lớn của Trung Quốc”

Tính toán mới của Trung Quốc về Biển Đông

Tác giả: Yun Sun | Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Trong những tháng gần đây, các hành động đơn phương của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách của mình ở Biển Đông đã đẩy căng thẳng khu vực lên cao. Các hành động được tính toán kỹ lưỡng của Trung Quốc được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố trong lẫn ngoài nước. Những yếu tố này bao gồm việc thúc đẩy uy tín và thẩm quyền của Tập Cận Bình nhằm phục vụ chương trình nghị sự cải cách trong nước; và nhận định rằng Hoa Kỳ rất nhiều khả năng sẽ không can thiệp vào thời điểm này. Bên cạnh những hành động công khai nhằm khẳng định yêu sách của mình ở Biển Đông, các tuyên bố chính thức và các phân tích pháp lý trong nội bộ Trung Quốc cũng phản ánh một quyết tâm được điều chỉnh lại nhằm củng cố (yêu sách) đường chín đoạn gây tranh cãi của nước này ở Biển Đông. Continue reading “Tính toán mới của Trung Quốc về Biển Đông”

Đường chữ U của Trung Quốc ở biển Đông: phân tích bốn cách diễn giải

Tác giả: Dương Danh Huy | Biên dịch: Phạm Thanh Vân, Phan Văn Song

SCS claims

Việc Trung Quốc yêu sách vùng biển nằm ngoài 12 hải lý tính từ các các đảo tranh chấp ở biển Đông kể từ những năm 1990 và việc họ kèm một bản đồ vẽ đường chữ U trong các công hàm gửi đến Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) năm 2009 đã làm dấy lên nhiều quan ngại và tranh luận về ý nghĩa của đường này. Bài viết này xem xét một số cách diễn giải có thể có trong bối cảnh Bắc Kinh chưa có một sự giải thích rõ ràng. Continue reading “Đường chữ U của Trung Quốc ở biển Đông: phân tích bốn cách diễn giải”

Việt Nam cần sẵn sàng cho chiến tranh mạng

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Gần đây, thông tin về sâu máy tính Flame có những khả năng gián điệp tinh vi hoành hành ở khu vực Trung Đông suốt 5 năm qua đã làm cho mối quan ngại về nguy cơ diễn ra các cuộc chiến tranh mạng hay xâm hại an ninh quốc gia thông qua không gian ảo ngày càng trở nên sâu sắc. Continue reading “Việt Nam cần sẵn sàng cho chiến tranh mạng”

Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ – Trung

Tác giả: Lê Hồng Hiệp | Biên dịch: Trâm Anh

Liệu Việt Nam có thể vun đắp mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ mà không giẫm lên chân Trung Quốc?

Đầu năm 1833, một phái đoàn Mỹ do Edmund Roberts dẫn đầu đã tới Việt Nam trên chiếc chiến hạm nhẹ USS Peacock neo đậu tại vịnh Vũng Lắm, ngoài khơi tỉnh Phú Yên ngày nay. Với tư cách là một “phái viên đặc biệt” của Tổng thống Andrew Jackson, Roberts đã đề xuất ký kết một hiệp định thương mại với nhà Nguyễn nhưng sứ mệnh không hoàn thành do những hiểu lầm từ rào cản ngôn ngữ và chính sách bế quan tỏa cảng lúc bấy giờ của Việt Nam gây ra. Continue reading “Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ – Trung”

Hoa Kỳ nên chia quyền với Trung Quốc?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

us_china_relations_onpage_c4

Thời gian qua, một số học giả, trong đó nổi bật là GS. Hugh White, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Úc và hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Úc, đã lập luận rằng do Trung Quốc nổi lên trở thành một siêu cường ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đã đến lúc nước này được đóng một vai trò lớn hơn trong trật tự khu vực, tới một mức độ mà theo đó Mỹ nên từ bỏ vị thế bá chủ để chia sẻ vai trò lãnh đạo khu vực của mình với Trung Quốc. Continue reading “Hoa Kỳ nên chia quyền với Trung Quốc?”

Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ

120702103617_viet_trung_huunghi_464x261_getty_nocredit

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Một trong những thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong những năm 1990 là việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991) và Mỹ (1995).

Việc bình thường hóa với Trung Quốc giúp Việt Nam bước đầu phá thế bị bao vây cô lập, cho phép Việt Nam cải thiện quan hệ với ASEAN và Mỹ. Trong khi đó, việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ giúp Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ bình thường với tất cả các cường quốc trên thế giới. Continue reading “Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.11): Chính sách kinh tế mới và Thế Chiến II

Awesome Color Photos of the Attack on Pearl Harbor (6)

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 11.

“Chúng ta phải là kho vũ khí vĩ đại của nền dân chủ”
– Tổng thống Franklin D. Roosevelt,1941

Roosevelt và chính sách Kinh tế Mới

Vào năm 1933, vị tổng thống mới Franklin D. Roosevelt đã mang tới một bầu không khí tự tin và niềm lạc quan, và điều đó đã mau chóng tập hợp được dân chúng đến với tấm biểu ngữ chương trình của ông mang tên Chính sách kinh tế mới (New Deal). Điều duy nhất khiến chúng ta sợ hãi chính là bản thân nỗi khiếp sợ – vị tổng thống đã tuyên bố như vậy trong diễn văn nhậm chức của mình trước dân tộc. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.11): Chính sách kinh tế mới và Thế Chiến II”

Crimea và nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 17/3/2014, Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopol tuyên bố độc lập khỏi Ukraine và đệ đơn xin gia nhập Liên bang Nga.

Theo đó, một hiệp ước cho phép Crimea sáp nhập vào Nga đã được Quốc hội Nga thông qua và sau đó được Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn vào ngày 21/3. Hành động của Nga đã bị nhiều nước trên thế giới lên án và phản đối kịch liệt vì Nga đã vi phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hay Ngoại trưởng Canada John Baird thậm chí còn so sánh hành động nuốt chửng Crimea của Nga với việc Đức Quốc xã thôn tính Sudetenland của Tiệp Khắc ngay trước Thế chiến II với cùng một lý do là bảo vệ các kiều dân của mình sống ở các vùng đất đó. Continue reading “Crimea và nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam”

Việt Nam: Bao nhiêu đối tác chiến lược là đủ?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tháng 1/2013, nhân chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng tới Italia, hai nước đã ký tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt – Ý. Đây là mối quan hệ đối tác chiến lược mới nhất mà Việt Nam đã thiết lập với một nước khác.

Trước đó, Việt Nam đã tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với LB Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc, Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Anh (2010), và Đức (2011). Trong số này, một số mối quan hệ như với Trung Quốc và LB Nga đã được nâng lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện”. Ngoài ra, từ năm 2009, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ “đối tác toàn diện” với Australia. Continue reading “Việt Nam: Bao nhiêu đối tác chiến lược là đủ?”

Việt Nam giữa ba tầng tranh chấp Biển Đông

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay đang là thách thức lớn nhất về mặt an ninh – quốc phòng cũng như đối ngoại của Việt Nam, có ảnh hưởng to lớn đến tương lai hòa bình và phát triển của đất nước. Việc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông đòi hỏi ở Việt Nam sự khôn ngoan, kiên trì về chiến lược lẫn sự khéo léo, kịp thời về sách lược, nhất là khi cuộc tranh chấp ngày càng trở nên phức tạp và không chỉ liên quan đến Việt Nam, Trung Quốc mà còn cả các nước khác trong và ngoài khu vực. Continue reading “Việt Nam giữa ba tầng tranh chấp Biển Đông”

Việt Nam và “lời nguyền địa lý”

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Một số nhà nghiên cứu ví von Trung Quốc như một con gà trống, với bán đảo Triều Tiên là chiếc mỏ và Việt Nam là chân của con gà. Hình ảnh so sánh này một mặt cho thấy tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là về an ninh, một mặt ám chỉ tới một thực tế rằng Việt Nam từ hàng ngàn năm qua đã gánh trên vai mình, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, sức nặng của Trung Quốc. Vấn đề là Việt Nam nếu muốn cũng không thể làm được gì để thay đổi thực tế này. Continue reading “Việt Nam và “lời nguyền địa lý””

Việt Nam: Cần thận trọng với ảnh hưởng của nhóm lợi ích

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Các nhóm lợi ích là một trong số các chủ thể tham gia vào môi trường chính trị trong nước của một quốc gia. Các nhóm lợi ích chính là tập hợp các cá nhân và tổ chức chia sẻ những lợi ích nhất định, hoạt động với mục đích thông qua nhiều biện pháp khác nhau tác động tới chính quyền nhằm tạo ra các quyết định chính sách có lợi nhất cho họ. Continue reading “Việt Nam: Cần thận trọng với ảnh hưởng của nhóm lợi ích”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.10): Chiến tranh, thịnh vượng và suy thoái

American troops in Vladivostok parading before the building occupied by the staff of the Czecho-Slovaks.  Japanese marines are standing at attention as they march by.  Siberia, August 1918.  Underwood and Underwood.  (War Dept.) Exact Date Shot Unknown NARA FILE #:  165-WW-558C-4 WAR & CONFLICT BOOK #:  354

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 10.

“Công việc chính của người Mỹ là kinh doanh”
– Tổng thống Calvin Coolidge, 1925

Chiến tranh và các quyền trung lập

Đối với công chúng Mỹ, cuộc chiến tranh bùng nổ ở châu Âu vào năm 1914 – khi quân đội Đức – áo – Hung tấn công Anh-Pháp-Nga – đã gây nên một cú sốc. Lúc đầu, cuộc chiến ấy có vẻ như ở rất xa nước Mỹ, nhưng lại gây ra những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị rất nhanh chóng và sâu sắc. Năm 1915, nền công nghiệp Mỹ đang bị suy thoái nhẹ nay đã được phục hồi nhờ những đơn đặt hàng quân trang và vũ khí từ các nước đồng minh phương Tây. Cả hai phe đã sử dụng những phương tiện tuyên truyền nhằm đánh thức những tình cảm mạnh mẽ của người Mỹ – một phần ba trong số họ là người nước ngoài hoặc có cha, mẹ hay cả bố và mẹ đều là người nước ngoài. Hơn nữa, cả Anh và Đức trước kia đều đã phản đối vận tải đường biển của Mỹ ở ngoài khơi và điều đó đã khiến Tổng thống Woodrow Wilson lên tiếng phản đối kịch liệt. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.10): Chiến tranh, thịnh vượng và suy thoái”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.9): Bất mãn và cải cách

History_Mankind_American_Railroad_SF_still_624x352

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 9.

“Một nền dân chủ vĩ đại sẽ không còn là vĩ đại và dân chủ nếu nó không tiến bộ”
– Cựu Tổng thống Theodore Roosevelt, vào khoảng năm 1910.

Khó khăn trong nông nghiệp và sự ra đời của chủ nghĩa dân túy

Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể, nông dân Mỹ vào cuối thế kỷ XIX đã phải trải qua nhiều thời kỳ đầy gian khó. Các tiến bộ về cơ khí đã làm tăng sản lượng trên mỗi hecta đất trồng. Diện tích canh tác tăng rất nhanh vào nửa sau thế kỷ XIX do các tuyến đường sắt và các cuộc khai phá của người da đỏ ở vùng đồng bằng đã dần tạo ra các miền đất mới cho những người định cư phương Tây. Tương tự, diện tích đất trồng cũng tăng lên ở các quốc gia khác như Canada, Argentina và Australia, làm trầm trọng hơn những khó khăn trên thị trường thế giới, nơi tiêu thụ phần lớn các loại nông sản của Mỹ. Khắp mọi nơi, lượng cung quá lớn đã đẩy giá nông sản xuống thấp. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.9): Bất mãn và cải cách”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.8): Tăng trưởng và cải cách

industrial-revolution

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 8.

“Nền văn minh nhân loại phụ thuộc vào chính sự bất khả xâm phạm của tài sản”

– Nhà công nghiệp, nhà từ thiện Andrew Carnegie, 1889

Giữa hai cuộc chiến lớn – Nội chiến và Chiến tranh Thế giới Thứ nhất – Hoa Kỳ đã phát triển và trưởng thành. Trong giai đoạn chưa tới 50 năm, Hoa Kỳ đã chuyển từ một nước cộng hòa nông nghiệp thành một nước công nghiệp. Biên giới dần biến mất. Các nhà máy lớn và xưởng luyện thép, các tuyến đường sắt xuyên lục địa, các thành phố sầm uất, các khu nông nghiệp rộng lớn xuất hiện khắp đất nước. Với đà tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng như vậy nên đã kéo theo một loạt vấn đề. Xét trên bình diện cả nước, một số ít doanh nghiệp đã chi phối toàn bộ các ngành công nghiệp theo phương thức hoặc là kết hợp với các doanh nghiệp khác hoặc là tự độc quyền. Điều kiện làm việc thường rất tệ. Các thành phố phát triển nhanh nên không cung cấp đủ nhà ở cho cư dân hay không thể quản lý được dân số tăng lên quá nhanh. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.8): Tăng trưởng và cải cách”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.7): Nội chiến và công cuộc tái thiết

Civil_War-33

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 7.

Bài liên quan: Các chương khác trong cuốn Outline of US History

“Dưới sự che chở của Chúa, dân tộc này sẽ có một nền tự do mới”
– Tổng thống Abraham Lincoln, ngày 19/11/1863

Ly khai và nội chiến

Việc Lincoln thắng cử tổng thống tháng 11/1860 đã khiến cho việc bang Nam Carolina ly khai khỏi liên bang ngày 20/12 là một kết quả có thể đoán trước. Bang này đã chờ đợi sự kiện này từ lâu, một sự kiện sẽ liên kết được miền Nam chống lại các lực lượng chống chế độ nô lệ. Cho tới ngày 1/2/1861, năm bang khác nữa đã ly khai. Vào ngày 8/2, sáu bang này đã thông qua hiến pháp tạm thời cho các bang ly khai. Tuy nhiên, các bang miền Nam còn lại vẫn ở trong liên bang cho dù bang Texas đã bắt đầu chuẩn bị ly khai. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.7): Nội chiến và công cuộc tái thiết”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.6): Xung đột địa phương

History_America_Story_Of_US_Black_Blizzard_SF_still_624x352

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 6.

“Một gia đình bị chia rẽ chống lại nhau thì không thể đứng vững được. Tôi tin rằng nhà nước này không thể kéo dài mãi được tình trạng nửa nô lệ, nửa tự do”

– Ứng cử viên Thượng nghị sỹ Abraham Lincoln,1858

Hai nước Mỹ

Không một vị khách nào đến thăm nước Mỹ lại để lại một ghi chép tỉ mỉ về những cuộc du hành và quan sát của mình hơn nhà văn và nhà luận thuyết chính trị người Pháp Alexis De Tocqueville. Cuốn Nền dân chủ ở Mỹ của ông được ấn hành lần đầu tiên năm 1835 đã trở thành một trong số những phân tích sắc bén và thấu đáo từ bên trong đời sống xã hội và chính trị của nước Mỹ. Tocqueville là một nhà quan sát rất thông thái, vì vậy ông không thể không phê phán nước Mỹ, tuy nhiên nhận định phán xét của ông về căn bản là tích cực. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.6): Xung đột địa phương”