#252 – Chướng ngại Pakistan trong tam giác quan hệ Mỹ – Trung – Ấn

??????????????????????????

Nguồn: Harsh V. Pant (2012). “The Pakistan Thorn in China—India—U.S. Relations”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No.1, pp. 83-95.

Biên dịch: Đoàn Trương Hiên | Hiệu đính: Lâm Vũ

Tại thời điểm vai trò của Pakistan trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố bị đặt một dấu hỏi lớn, cả thế giới đang theo dõi quyết định của Bắc Kinh về quan hệ với Islamabad. Mặc dù trong những tháng trở lại đây, Pakistan đang ngày càng bị cô lập về mặt ngoại giao nhưng sự ủng hộ của Trung Quốc vẫn không hề bị dao động, ít nhất là về mặt ngôn luận. Hai tuần sau cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden vào tháng 5 năm 2011 của Mỹ, thủ tướng Pakistan Yousef Raza Gilani thực hiện chuyến công du đến Trung Quốc trong bốn ngày nhân dịp kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Tất nhiên, có rất nhiều thứ để chúc mừng trong một mối quan hệ song phương mà đại sứ Pakistan ở Trung Quốc đã miêu tả là “cao hơn cả núi, sâu thẳm hơn biển cả, rắn rỏi hơn sắt thép tôi luyện, dịu dàng hơn ánh mắt trìu mến, ngọt ngào hơn mật ong, v.v.”[1] Continue reading “#252 – Chướng ngại Pakistan trong tam giác quan hệ Mỹ – Trung – Ấn”

Các đàn rô-bốt và tương lai của chiến tranh

head-swarmanoid

Nguồn: Paul Scharre, “Unlease the Swarm: The Future of Warfare”, War on the Rocks, 23/03/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kỳ 1: Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì? | Kỳ 2: Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng

Liệu các “bầy đàn” khí tài chi phí thấp và có khả năng thay thế sẽ thay đổi cách thức quân đội tác chiến? Tháng 11 năm 2014, Trợ lý Bộ trưởng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ ông Frank Kendall đã yêu cầu Ủy ban Khoa học Quân sự tiến hành nghiên cứu một ý tưởng mang tính căn bản: “sử dụng một số lượng lớn các vật thể đơn giản, chi phí thấp, so với việc sử dụng một số lượng nhỏ các vật thể có cấu tạo tinh vi (đa năng)”. Quan điểm này hoàn toàn đi ngược lại xu hướng giảm số lượng, tăng giá thành và mức độ tinh vi của khí tài, vốn đã kéo dài hàng thập kỷ qua trong hoạt động mua sắm quân sự. Vì chi phí tăng, cho dù ngân sách quốc phòng vẫn tăng, số lượng các hệ thống tác chiến trong kho vũ khí của quân đội Hoa Kỳ vẫn liên tục suy giảm. Continue reading “Các đàn rô-bốt và tương lai của chiến tranh”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (21/04/2015)

Rheinmetall_50kw-Laser_1

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Theo báo cáo của IHS Jane’s, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng sân bay tại Đá Chữ Thập. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là sân bay đầu tiên của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Theo các hình ảnh được ghi lại vào ngày 23 tháng 3, một phần đường băng có diện tích 503m x 53m đang được triển khai tại phía đông bắc của Đá Chữ Thập, trong khi một phần khác cũng đang được chuẩn bị san lấp. Một sân bay thật sự có đường băng dài 3,000 mét sẽ có thể được xây dựng tại đây, tương tự với kích cỡ của một sân bay quân sự trong đại lục (dài từ 2,700 mét tới 4,000 mét). Các hoạt động mở rộng khác cũng đang được triển khai cấp tập tại Đá Subi. Trung Quốc cũng đang dự tính xây dựng một đường băng dài 3,000 mét tại bãi đá này. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (21/04/2015)”

#251 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P2)

article-2200820-14F08B49000005DC-631_964x472

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 8), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Nguyễn Đắc Thành

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Chiến lược quân sự trong thời đại hạt nhân

Vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ngày 6 tháng 8 năm 1945 là sự kiện quan trọng đánh dấu sự phân chia giai đoạn trước và sau Thế Chiến II trong chính trị quốc tế. Sau một ánh chớp chói lòa, thế giới chuyển từ hệ thống “cân bằng quyền lực” sang “cân bằng sợ hãi”. Trong các thập kỷ tiếp theo, các nhà hoạch định chính sách ở các nước có vũ khí hạt nhân phải giải quyết hai vấn đề chính sách chính: (1) có nên sử dụng vũ khí hạt nhân không và (2) làm thế nào để ngăn các nước khác dùng vũ khí hạt nhân. Việc tìm giải pháp cho những vấn đề trên có ý nghĩa rất quyết định bởi vì những hậu quả khủng khiếp tức thời cũng như dài hạn của chiến tranh hạt nhân tổng lực đối với bất cứ ai. Continue reading “#251 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P2)”

Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc?

Krepinevich_HowtoDeterChina

Nguồn: Andrew F. Krepinevich Jr., “How to Deter China: The Case for Archipelagic Defense“, Foreign Affairs, March/April 2015 Issue.

Biên dịch: Hương Trà

Trong quân đội Mỹ, ít nhất, chiến lược “xoay trục” sang Châu Á đã bắt đầu. Đến năm 2020, hải quân và không quân dự kiến bố trí 60% lực lượng của mình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi đó, Lầu Năm Góc đang đầu tư một phần ngày càng tăng các nguồn lực đang thu hẹp lại vào máy bay ném bom tầm xa mới và tàu ngầm năng lượng hạt nhân được thiết kế để hoạt động trong các môi trường có mức độ đe dọa cao.

Những sự thay đổi này rõ ràng nhằm ngăn chặn một Trung Quốc ngày càng quyết đoán. Và với một lý do chính đáng: các tuyên bố chủ quyền ngày càng bành trướng của Bắc Kinh đe dọa gần như mọi quốc gia nằm dọc cái thường được biết đến là “chuỗi đảo thứ nhất”, bao gồm các khu vực của Nhật Bản, Philippines và Đài Loan – tất cả các khu vực mà Washington có nghĩa vụ phải bảo vệ. Continue reading “Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc?”

Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng

Kilobot_robot_swarm-470x260

Nguồn: Paul Scharre, “Robots at war and the quality of quantity“, War on the Rocks, 26/02/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kỳ 1: Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì?

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát động tìm kiếm một “chiến lược bù đắp lần thứ ba”, một cách tiếp cận mới với mục tiêu duy trì sự siêu việt về công nghệ kỹ thuật quân sự của nước Mỹ, nhằm chống lại các đối thủ tiềm năng. Tuy nhiên, vì một số lý do, chiến lược lần này có phần khác biệt so với hai lần trước đó. Ngay cả cách sử dụng thuật ngữ “bù đắp” cũng chưa hẳn đã chính xác. Hai chiến lược đầu tiên nhắm đến việc “bù đắp” cho quân đội Hoa Kỳ trước lợi thế về số lượng vũ khí quy ước của Liên Xô tại châu Âu, đầu tiên là bằng vũ khí hạt nhân và sau đó là các vũ khí được cung cấp thông tin với độ chính xác cao (information-enabled precision-strike weapons). Nhưng trong lần này có thể chính Hoa Kỳ sẽ mang lợi thế số lượng vào trận chiến. Continue reading “Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (14/04/2015)

Picture_1

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Ngày 9 tháng 4, Văn phòng Tình báo Hải quân (ONI) thuộc Hải quân Hoa Kỳ vừa công bố báo cáo dày 49 trang với nhan đề “Hải quân Trung Quốc: Những khả năng và nhiệm vụ mới trong thế kỷ 21”. Bản báo cáo được chia thành 5 phần chính, nhưng chủ yếu tập trung vào 3 nội dung sau:

  • Tiến độ đóng tàu nhanh chóng cho phép Hải quân (PLAN) và Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) tăng tốc độ thay thế các tàu chiến cũ bằng những tàu thế hệ mới và hiện đại hơn. Đáng chú ý là sự mở rộng quy mô của lực lượng Cảnh sát biển. Đến cuối năm 2015, lực lượng này sẽ mở rộng quy mô hơn 25% so với năm 2012.
  • Trung Quốc có số lượng tàu cảnh sát biển lớn hơn số lượng tàu mà Nhật Bản, Philippines, Việt Nam, Indonesia và Malaysia gộp lại.
  • Bắc Kinh cũng được cho là đang phát triển tên lửa hành trình chống hạm siêu âm (ASCM) với tên gọi YJ – 18. Ẩn số này có thể sẽ gây ra những bất ngờ với lực lượng tàu chiến của Mỹ và đồng minh.

Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (14/04/2015)”

#250 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P1)

Invincible Spirit Exercise In East Sea

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 8), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Nguyễn Đắc Thành

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Nếu bạn muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh.

Flavius Vegetius Renatus – Tướng La Mã

Vào ngày 30 tháng Chín năm 1862, Bá tước Otto von Bismarck, Thủ tướng nước Phổ đã báo cáo trước Ủy ban ngân sách Quốc hội về yêu cầu tăng cường lực lượng quân đội quốc gia. Đây là một nhiệm vụ khó khăn đối với vị Thủ tướng cao lớn, vai rộng và nghiêm khắc này. Nhiều  đại biểu Quốc hội trước đó đã chống lại việc tăng thuế cho dù là để tài trợ cho việc cải cách quân đội.

Phổ là một trong 38 quốc gia của người Đức nằm trải khắp Trung Âu vào giữa thế kỷ 19. Với những người theo chủ nghĩa dân tộc Đức, việc dân tộc Đức bị phân thành các quốc gia vừa và nhỏ khiến các quốc gia này nằm dưới sự kiểm soát của các láng giềng hùng mạnh. Rất nhiều người Đức ủng hộ sự hợp nhất nhưng cũng nghi ngờ tham vọng của nước Phổ trong việc dẫn dắt một nước Đức thống nhất. Continue reading “#250 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P1)”

Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì?

Nguồn: Paul Scharre, “Between a Roomba and a Terminator: What is Autonomy“, War on The Rocks, 18/02/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh| Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Lời giới thiệu: Đây là bài viết đầu tiên trong loạt 6 bài viết mang tên The Coming Swarm (tạm dịch: Cuộc đổ bộ sắp đến) về công nghệ rô-bốt (robotics) và tự động hóa (automation) trong quân sự. Loạt bài là một phần của dự án “Vượt ra khỏi Sáng kiến Bù đắp”[1] (Beyond Offset Initiative), hợp tác thực hiện bởi trang mạng War on The Rocks và Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới (Center for New American Security). Nghiencuuquocte.net xin giới thiệu loạt bài này như là một cách để giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về công nghệ rô-bốt, cũng như tác động và hàm ý của công nghệ này tới các cuộc chiến tranh trong tương lai. Loạt bài này được đặt dưới góc nhìn của Hoa Kỳ, vốn đang là cường quốc hàng đầu thế giới về công nghệ rô-bốt và các ứng dụng của nó đối với quân sự nói chung. Continue reading “Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì?”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/04/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Thông tin đáng chú ý tuần qua có lẽ là việc chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tuyên bố rằng Trung Quốc đang xây dựng “lâu đài cát” trên biển (Great Wall of Sand), gia tăng rủi ro đối đầu quân sự tại các vùng biển tranh chấp. Đây được coi là chỉ trích mạnh mẽ nhất và ở cấp cao nhất cho tới hiện nay của một quan chức Hoa Kỳ. Theo Chris Johnson tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trong 5 tháng vừa qua với khối lượng công việc nhiều hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại trong vòng 5 năm. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/04/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (02/04/2015)

lead_large

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Vấn đề “liên minh” đối với Việt Nam hiện nay là một đề tài mang tính chiến lược rất lớn, gây ra nhiều tranh luận. Trong phiên bảo vệ tại buổi Tổng kết giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông do Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu biển Đông (Viện Biển Đông, Bộ Ngoại giao) tổ chức vừa qua ở Hà Nội, Tiến sỹ Trương Minh Huy Vũ và cộng sự (Khoa Quan hệ Quốc tế – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM) đã trình bày một đề tài đáng chú ý liên quan đến “chính sách hợp tác mới” của Việt Nam. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (02/04/2015)”

Điều khoản số 5 của NATO hoạt động như thế nào?

nato2

Nguồn:How NATO’s Article 5 works,” The Economist, 09/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự quan trọng nhất thế giới. Nó được hình thành trong vai trò một thành lũy chống lại sự xâm lược của Liên Xô trong thời kỳ đầu sau Thế chiến II, song vẫn được duy trì và hoạt động khá tích cực trong nhiều thập niên sau khi Liên Xô sụp đổ . Những can thiệp của nó gần đây đều là các cuộc chiến mà nó lựa chọn; NATO dẫn đầu cuộc can thiệp vào Afghanistan và giúp lật đổ chính quyền Slobodan Milošević ở Nam Tư. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc sáng lập của NATO là phòng thủ tập thể, thể hiện trong điều khoản số 5 quan trọng của Hiệp ước Washington 1949 (còn gọi là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NHĐ). Continue reading “Điều khoản số 5 của NATO hoạt động như thế nào?”

#249 – Các cam kết quân sự bên ngoài của Nhật Bản

warship-Izumo_5b94d66183a7682fb58b8791

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter Five: Japan’s External Military Commitments”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 79-98.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Quá trình tái quân sự hóa ở bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản cần được đánh giá không chỉ về khía cạnh triển khai trực tiếp các lực lượng quân sự của họ ra nước ngoài thông qua các cơ chế của liên minh Mỹ – Nhật và các hoạt động của Liên Hiệp Quốc mà còn thông qua việc mở rộng hỗ trợ về vật chất và tài chính của Nhật Bản cho quá trình triển khai sức mạnh của Hoa Kỳ ở cấp độ khu vực và toàn cầu, dưới hình thức cung cấp các căn cứ và khả năng phối kết hợp các năng lực quân sự. Quá trình triển khai quân đội ra nước ngoài và việc tái cơ cấu liên minh Mỹ – Nhật trong thời kỳ hậu Koizumi đã bị giảm sút và tiến triển chậm hơn mong muốn của các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bất chấp tranh cãi chính trị trong nước về khả năng triển khai lực lượng ra nước ngoài, Nhật Bản vẫn kiên trì trong việc tái cơ cấu liên minh của mình với Hoa Kỳ và tiếp tục tìm kiếm cách thức để triển khai Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) ra nước ngoài. Do đó, Nhật Bản đã tiếp tục củng cố các cam kết quân sự của mình ở nước ngoài. Continue reading “#249 – Các cam kết quân sự bên ngoài của Nhật Bản”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (25/03/2015)

china-anti-satellite-missile-test-cartoon

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Giữa tháng ba, Viện Nghiên cứu Hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI) đã đưa ra một báo cáo cho thấy Trung Quốc đã vượt Pháp để trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Nga. Thông tin này gây nhiều chú ý không đơn thuần về vấn đề thứ hạng, mà còn về những tác động lớn hơn trong tương lai đối với thị trường vũ khí và môi trường an ninh toàn cầu.

Từ trước tới nay, Trung Quốc nổi tiếng là nhà cung cấp các loại vũ khí hạng nhẹ hàng đầu (chủ yếu là các loại súng và pháo). Tuy nhiên nước này, và cả Ấn Độ, đang nổi lên như là những cường quốc xuất khẩu vũ khí đứng đầu thế giới, bao gồm cả các hệ thống vũ khí hạng nặng, kỹ thuật cao. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (25/03/2015)”

#248 – Làm sao để quan hệ Mỹ – Trung không xấu đi?

US-China

Nguồn: James Steinberg & Michael O’Hanlon (2014), “Keep Hope Alive: How to Prevent U.S.-Chinese Relations From Blowing Up”, Foreign Affairs, Vol. 93, No. 4, pp. 107-117.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trong cuộc họp thượng đỉnh vào cuối tháng 6 năm ngoái tại California, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết sẽ xây dựng lòng tin giữa hai quốc gia. Kể từ đó, những diễn đàn đối thoại chính thức mới đã được tổ chức (điển hình là những cuộc đối thoại quân đội trực tiếp được bộ trưởng quốc phòng hai nước tuyên bố gần đây), nhằm bổ trợ cho các diễn đàn có sẵn như Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (với sự tham gia của các quan chức ngoại giao và kinh tế hàng đầu của hai nước). Nhưng bất chấp những nỗ lực đó, lòng tin giữa Washington và Bắc Kinh nói riêng – và giữa hai quốc gia nói chung – vẫn còn rất thấp, và khả năng xảy ra xung đột ngẫu nhiên hoặc có chủ đích giữa Mỹ và Trung Quốc có vẻ đang gia tăng. Xét tới những phí tổn khổng lồ mà một cuộc xung đột như vậy có thể sẽ mang lại cho cho cả hai phía, việc tìm ra cách để ngăn chặn được nó là một trong những thách thức quốc tế quan trọng nhất cho những năm và những thập kỷ sắp tới. Continue reading “#248 – Làm sao để quan hệ Mỹ – Trung không xấu đi?”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (17/03/2015)

ChinaNavy_180773703-676x450

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Liên minh các lực lượng biển Hoa Kỳ (American’s Sea Services – bao gồm Hải quân, Thuỷ quân lục chiến và Bảo vệ bờ biển) ngày 13 tháng 3 vừa công bố một báo cáo mới mang tên “Forward, Engaged, Ready: A Cooperative Strategy for 21st Century Seapower”. Báo cáo tiếp nối phiên bản năm 2007, cập nhật thêm các thay đổi trong môi trường an ninh và tài khoá, cũng như cập nhật mới các chiến lược hải dương có liên quan. Đây là một báo cáo quan trọng, do nó chỉ ra đường hướng chiến lược trong những năm sắp tới của các lực lượng biển Hoa Kỳ, cường quốc hải dương hàng đầu thế giới. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (17/03/2015)”

Trung Quốc: Chiến lược trở thành cường quốc biển

1024px-thumbnail

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Quá trình chuyển biến nhận thức về chiến lược biển của người Trung Quốc

Thực tế lịch sử cho thấy Trung Quốc tuy là nước lớn nhưng trong thời kỳ cận đại lại yếu hèn, bị các cường quốc bắt nạt, xâm chiếm. Đầu tiên, năm 1840, hạm đội Anh chiếm Quảng Châu, chính quyền nhà Thanh buộc phải ký Điều ước Nam Kinh nhục nhã; cuối cùng, năm 1937 phát xít Nhật tấn công Trung Quốc và dần dần chiếm đóng hầu hết nước này. Đại tá, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Lưu Minh Phúc nhận xét: Căn nguyên của tất cả các thất bại đó là do “Trung Quốc lạc hậu về chiến lược”. Đồng thời ông đánh giá “Mỹ là nước lớn về chiến lược…, người Mỹ chưa từng có những sai sót chiến lược gây ra sự tụt lùi của đất nước.” Continue reading “Trung Quốc: Chiến lược trở thành cường quốc biển”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (10/03/2015)

Tau_do_bo_hai_quan_viet_nam_05

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Việc Trung Quốc tuyên bố gia tăng ngân sách quốc phòng của mình lên thêm 10% trong năm 2015 có lẽ là tin tức quốc phòng đáng chú ý nhất trong tuần vừa qua. Với những ai chuyên theo dõi về quốc phòng Trung Quốc, điều này không mấy ngạc nhiên. Ngân sách dành cho quốc phòng của nước này luôn tăng xung quanh con số 10% trong vòng một thập kỷ vừa qua. Không những thế còn tăng với con số năm sau đều cao hơn năm trước. Kết quả là Trung Quốc đã bắt đầu tạo dựng được một đội quân bắt đầu có khả năng đối đầu với Hoa Kỳ tại khu vực phía tây Thái Bình Dương. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (10/03/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (03/03/2015)

kuz2

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Một báo cáo của Quỹ Heritage đề cập tới Chỉ số sức mạnh quân sự Hoa Kỳ cho rằng quân đội nước này không đủ năng lực để có thể đối mặt với nhiều mối đe doạ toàn cầu cùng một lúc. Đây là một kết luận không có gì ngạc nhiên đối với một tổ chức đi theo xu hướng bảo thủ như Quỹ Heritage. Kết luận chủ yếu của báo cáo chính là việc Hoa Kỳ chỉ có thể đảm bảo tác chiến đồng thời tại hai chiến trường lớn toàn cầu. Tiêu chuẩn này xuất hiện từ thời Chiến tranh Lạnh, nhưng bị Lầu Năm Góc cho là không hợp lý và thiếu tính chiến lược. Báo cáo hằng quý gần đây nhất cho rằng Hoa Kỳ chỉ cần xây dựng một lực lượng đủ mạnh để giành chiến thắng trên một chiến trường chủ chốt và “kìm chân” đối thủ cơ hội khác, thay vì phải căng mình đối đầu tại hai chiến trường rộng lớn. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (03/03/2015)”

3 Mục tiêu ngoại giao quân sự của Trung Quốc

U138P200T1D332909F8DT20100809073737

Nguồn: Shannon Tiezzi, “3 goals of China’s military diplomacy”, The Diplomat, 30/01/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc tìm cách hoàn thành ba việc trong chính sách ngoại giao quân sự: răn đe, lập chương trình nghị sự và tái trấn an.

Hôm thứ Năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (đồng thời là Chủ tịch UB Quân ủy Trung ương) nói rằng Trung Quốc sẽ quan tâm hơn tới ngoại giao quân sự như là một phần của tổng thể chiến lược đối ngoại. Ông Tập đã phát biểu tại một cuộc họp với các cơ quan quân đội và các quan chức quân sự khác liên quan đến công tác ngoại giao. Cán bộ tham dự bao gồm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long (Fan Changlong), một Phó Chủ tịch quân ủy khác kiêm Tư lệnh không quân Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thường Vạn Toàn; Tổng tham mưu trưởng Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) và Tư lệnh hải quân Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli). Continue reading “3 Mục tiêu ngoại giao quân sự của Trung Quốc”