Tại sao Hiệp định TPP lại quan trọng với Hoa Kỳ?

TPP-Latintelligence

Nguồn: Roger C. Altman & Richard N. Haass, “Why the Trans-Pacific Partnership Matters”, The New York Times, 03/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau năm năm, các cuộc đàm phán do Mỹ dẫn dắt về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một thỏa thuận tự do thương mại với 11 quốc gia khác vốn chiếm 40% nền kinh tế thế giới – gần như đã hoàn tất. Bước tiếp theo là Quốc hội cần cho phép  quyền bỏ phiếu đồng ý hay bác bỏ trọn gói đối với thỏa thuận này – quy trình từng được áp dụng cho các hiệp định thương mại gần đây, bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1993 và Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ-Hàn Quốc (KORUS FTA) năm 2011.

Nhưng triển vọng của quốc hội đối với cách tiếp cận này – được gọi là Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA) hay quyền đàm phán nhanh vì nó không cho phép sửa đổi hoặc cản trở thông qua hiệp định ở quốc hội – đã bị làm mờ đi. Nếu không có nó, hiệp định này sẽ sụp đổ, trở thành nạn nhân của các sửa đổi bất tận. Do đó, cuộc bỏ phiếu sắp tới (của Quốc hội Mỹ về TPA – NHĐ) là tương đương với cuộc bỏ phiếu cho chính TPP. Nếu như không thành công, tác động bất lợi đến an ninh quốc gia của Mỹ sẽ vô cùng lớn. Continue reading “Tại sao Hiệp định TPP lại quan trọng với Hoa Kỳ?”

Liệu Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á có thành công?

asian-infrastructure-investment-bank-800x534

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Will China’s Infrastructure Bank Work?”, Project Syndicate, 06/04/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Biên tập: Phạm Hồng Anh

Khi Trung Quốc khởi xướng một định chế tài chính quốc tế mới trị giá tới 50 tỉ USD là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), phần lớn các cuộc tranh luận đều tập trung vào những nỗ lực vô vọng của nước Mỹ nhằm ngăn chặn các nền kinh tế phát triển khác tham gia vào ngân hàng này. Có quá ít người chú ý đến việc tìm hiểu xem tại sao việc cho vay phát triển đa phương lại thất bại nhiều như thế, và liệu chúng ta có thể làm gì để tăng cường hiệu quả của hoạt động này hay không.

Có lẽ thành tựu nhất quán nhất của các cơ chế (viện trợ) phát triển đa phương là chúng đóng vai trò như các ngân hàng “tri thức” giúp các khu vực chia sẻ kinh nghiệm, các quy chuẩn chung, và tri thức kĩ thuật với nhau. Ngược lại, thất bại lớn nhất của chúng là việc cấp vốn cho các dự án hoành tráng đem lại lợi ích cho giới tinh hoa hiện thời, nhưng lại không cân nhắc đến các ưu tiên về môi trường, xã hội và phát triển một cách thích đáng. Continue reading “Liệu Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á có thành công?”

Tại sao các biện pháp trừng phạt Nga sẽ không hiệu quả?

640x-1

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Why Sanctions on Russia Don’t Work”, Project Syndicate, 28/03/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Phương pháp tiếp cận của phương Tây đối với Nga được xác định dựa trên giả thiết rằng tiếp tục gây áp lực đối với Nga sẽ làm cho chế độ của Tổng thống Vladimir Putin phải có những nhượng bộ và thậm chí là sụp đổ. Nhưng sự thật không phải như vậy.

Các giả định cơ bản về hiệu quả của các biện pháp trừng phạt của phương Tây là sự suy thoái nhanh chóng về kinh tế do các biện pháp này gây ra sẽ khiến cho công chúng Nga, đặc biệt là tầng lớp tinh hoa chính trị và tài chính, chống lại Điện Kremlin. Putin sẽ không thể chống lại sự bất đồng chính kiến đang gia tăng từ các khu vực thành thị giàu có và tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh của đất nước. Continue reading “Tại sao các biện pháp trừng phạt Nga sẽ không hiệu quả?”

Cần thừa nhận vai trò Trung Quốc trong quản trị toàn cầu

?

Nguồn: Javier Solana, “China and Global Governance”, Project Syndicate, 30/3/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Xuân | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Rõ ràng biến động địa chiến lược nổi bật nhất trong hai thập niên vừa qua là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy vậy, phương Tây lại không thể chấp nhận việc Trung Quốc có một tầm ảnh hưởng tương xứng với sức mạnh của nước này trong hệ thống quản trị toàn cầu ngày nay, chưa nói đến các nền kinh tế lớn mới nổi khác. Nhưng điều này có khả năng sẽ phải thay đổi.

Hiện nay, Trung Quốc dựa vào các dàn xếp song phương để tăng cường can dự vào các quốc gia khắp châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Được hậu thuẫn bởi lượng dự trữ ngoại hối 3,8 nghìn tỉ USD, Trung Quốc đã cung cấp các khoản đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng để đổi lấy hàng hóa, qua đó biến mình trở thành nước cung cấp tài chính lớn nhất cho các nước đang phát triển, với việc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc hiện đã cho vay nhiều hơn cả Ngân hàng Thế giới. Continue reading “Cần thừa nhận vai trò Trung Quốc trong quản trị toàn cầu”

Món nợ thế kỷ của Đức với người Hy Lạp

?

Nguồn: Manfred Ertel, Katrin Kuntz and Walter Mayr, “Nazi Extortion: Study Sheds New Light on Forced Greek Loans”, Spiegel Online International, 21/03/2015.

Lược dịch: Trần Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Liệu nước Đức hiện đại có trách nhiệm phải chi trả khoản tiền mà Đức Quốc xã đã ép buộc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp phải cống nạp cho nó trong suốt thời kỳ Thế chiến II hay không? Một nghiên cứu mới vừa được xuất bản ở Hy Lạp hé lộ những bằng chứng mới đủ để gia tăng áp lực lên Berlin phải thanh toán khoản nợ thời chiến này.

Cách thủ đô Athens hai tiếng đi ô tô, nằm nép mình dưới những ngọn đồi nhỏ xung quanh, thị trấn Distomo là chứng nhân lịch sử cho một trong những tội ác tàn bạo nhất của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Loukas Zizis, phó thị trưởng 48 tuổi của thị trấn, nói rằng dù được sinh ra rất lâu sau khi Thế chiến II kết thúc, nhưng ông vẫn thường xuyên bị ám ảnh bởi những gì người Đức đã làm đối với tổ tiên của mình trong cuộc thảm sát Distomo ngày 10/6/1944, cướp đi sinh mạng của 218 người dân thị trấn này, bao gồm cả nhiều trẻ nhỏ. Continue reading “Món nợ thế kỷ của Đức với người Hy Lạp”

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS)

cois

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (viết tắt theo tiếng Nga là SNG và theo tiếng Anh là CIS – Commonwealth of Independent States) là tổ chức khu vực bao gồm các quốc gia thành viên cũ của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết thành lập ngày 8 tháng 12 năm 1991. CIS ra đời trong bối cảnh sau khi Liên Xô tan rã, các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ mặc dù đã tuyên bố độc lập nhưng vẫn có nhu cầu phối hợp hoạt động cùng nhau trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, chính sách đối ngoại…. Continue reading “Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS)”

Nhật Bản nên ảnh hưởng lên AIIB từ bên trong

AIIB

Nguồn: Tomoo Kikuchi & Takehiro Masutomo, “Japan should influence the Asian Infrastructure Investment Bank from within”, East Asia Forum, 18/03/2015.

Biên dịch: Đào Quỳnh Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhật Bản nên nghiêm túc xem xét việc gia nhập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, bất chấp sự phản đối trong nước.

AIIB lần đầu tiên được đề xuất bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2013. Và đến tháng 10 năm 2014, Bắc Kinh đã thu nạp được 21 thành viên sáng lập. Việc đàm phán chi tiết hơn về cơ cấu quản trị của Ngân hàng dự kiến sẽ được hoàn thành khi ngân hàng chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2015.

Một nhà cựu ngoại giao cấp cao của Nhật Bản dự đoán rằng AIIB có thể thất bại do các thể lệ kém và các dự án không sinh lời. Ông so sánh AIIB với các ngân hàng cho vay dưới chuẩn (subprime lender), cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các doanh nghiệp có kết quả hoạt động yếu kém nhưng có nhu cầu vốn cao. Continue reading “Nhật Bản nên ảnh hưởng lên AIIB từ bên trong”

Trung Quốc với AIIB

AIIB_logo-2

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ & Phạm Sỹ Thành

Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) là một cơ hội để Trung Quốc xây dựng vai trò lãnh đạo của mình. Tuy nhiên, AIIB cũng thử thách năng lực điều phối các vấn đề mang tính quốc tế của Trung Quốc.

Những câu hỏi về quản trị và điều phối

Trước hết, cho đến nay, dường như nội bộ Trung Quốc vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn về mục tiêu, vai trò và cách thức vận hành của AIIB. Những tuyên bố trái chiều phát đi từ Trung Quốc về việc quốc gia này có giữ quyền phủ quyết trong AIIB hay không đã cho thấy điều đó. Hay như những tranh luận về việc AIIB nên là một định chế đa phương, đóng vai trò như một ngân hàng phát triển của khu vực hay là một định chế do Trung Quốc chi phối và phục vụ cho các nhu cầu của Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc với AIIB”

Ai sẽ kiểm soát quá trình luân hồi của Dalai Lama?

_81862004_dalailama_getty

Nguồn: Evan Osnos, “Who Will Control Tibetan Reincarnation?The New Yorker, 13/3/2015.

Biên dịch: Phan Hoài Thương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tại Bắc Kinh tuần qua, các vị đại biểu của Quốc hội Trung Quốc đã dành một chút thời gian trong việc thảo luận các mục tiêu hàng năm về tỉ lệ lạm phát giá tiêu dùng (3%), tỉ lệ thất nghiệp (4,5%), cắt giảm nồng độ các bon (3,1%) để nhắc lại lập trường chính sách của họ về quá trình luân hồi chuyển kiếp của các linh hồn. Nói đúng hơn, không phải mọi linh hồn: chỉ linh hồn của Dalai Lama, nhà lãnh đạo Tây Tạng đang lưu vong, và của các vị Lama (Lạt-ma) Phật giáo Tây Tạng cấp cao khác.

Padma Choling, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng, giải thích với báo giới rằng thẩm quyền xác định vị trí và thời gian tồn tại của linh hồn Dalai Lama trong tương lai là hoàn toàn thuộc về Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh. “Điều đó không phụ thuộc vào chính Dalai Lama,” Padma nói. Việc người hiện đang nắm giữ linh hồn Dalai Lama (tức Tenzin Gyatso, vị Dalai Lama hiện tại – NHĐ) đề nghị bất cứ điều gì khác là “báng bổ Phật giáo Tây Tạng,” ông nói thêm. Continue reading “Ai sẽ kiểm soát quá trình luân hồi của Dalai Lama?”

Nhật – Trung – Hàn và vận mệnh chung của Đông Bắc Á

0,,18332694_303,00

Nguồn: Christopher R. Hill, “Northeast Asia’s Shared Destiny”, Project Syndicate, 26/3/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Cuộc gặp của các ngoại trưởng Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tại Seoul vào tuần trước để bàn luận về khả năng hợp tác trong một số lĩnh vực, từ chống chủ nghĩa khủng bố đến ô nhiễm không khí, là cuộc họp đầu tiên của họ sau gần ba năm. Nhưng, ngoài việc đồng ý sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa ba bên vào “thời điểm thuận tiện sớm nhất”, vấn đề chủ chốt mà cả ba nước phải đối mặt vẫn chưa được giải quyết: Liệu các nước này có thể giải quyết – hay ít nhất là tạm gác lại – những tranh chấp lãnh thổ và lịch sử giữa họ để theo đuổi lợi ích chung hay không? Continue reading “Nhật – Trung – Hàn và vận mệnh chung của Đông Bắc Á”

Trung Quốc: “Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cải tạo Đảng Cộng sản!”

pb-110701-china-communist-da-06.photoblog900

Tác giả: Trương Hiền Lượng | Giới thiệu & lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của Dịch giả: Trương Hiền Lượng ( , 1936-2014) là nhà văn, nhà thư pháp, nhà sưu tầm cổ vật, tác gia cấp I Nhà nước Trung Quốc (TQ), đảng viên Đảng Cộng sản TQ, tốt nghiệp đại học. Do có lý lịch gia đình “phản động”, năm 18 tuổi phải đi cải tạo lao động ở vùng núi Ninh Hạ. 1957 đăng báo bài thơ Đại Phong Ca, bị chụp mũ phái hữu, bị bắt giam và đưa đi cải tạo 22 năm, có thời gian phải đi ăn xin. Tháng 9/1979 được xoá án. Năm 1980 làm biên tập viên một tạp chí văn học, vào Hội Nhà Văn TQ. Từ 1981 chuyên sáng tác văn học và kiêm kinh doanh, có tài liệu nói ông sở hữu tài sản cỡ 100 triệu Nhân dân tệ (tương đương 12 triệu USD). Continue reading “Trung Quốc: “Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cải tạo Đảng Cộng sản!””

Trung Quốc và “Mô hình Singapore”

lee-kuan-yew-and-deng

Nguồn: Minxin Pei, “The Real Singapore Model”, Project Syndicate, 26/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Sự ra đi của Lý Quang Diệu, người cha lập quốc của Singapore, là một dịp để chúng ta suy nghĩ về di sản của ông – và có lẽ quan trọng hơn, để nhìn nhận xem liệu chúng ta đã hiểu đúng về di sản đó hay chưa.

Trong thời gian 31 năm làm thủ tướng, ông Lý đã tạo nên một bộ máy chính quyền độc nhất, cân bằng một cách tinh tế giữa chế độ chuyên chế với dân chủ và giữa chủ nghĩa tư bản nhà nước với thị trường tự do. Cách thức quản trị của ông Lý, được biết đến với tên gọi “Mô hình Singapore,” thường hay bị miêu tả sai thành hình ảnh một chế độ độc đảng độc tài đứng trên một nền kinh tế thị trường tự do. Continue reading “Trung Quốc và “Mô hình Singapore””

Mục tiêu lạm phát 2% của Fed ra đời như thế nào?

rwcvmb0swcfs3imn

Nguồn: Robert Heller, “The Fed Versus Price Stability,” Project Syndicate, 19/3/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có một sự khác biệt lớn giữa nhiệm vụ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là duy trì “giá cả ổn định” – như được đề ra trong Đạo luật Dự trữ Liên bang – và mục tiêu mà Fed tự đề là đạt tỉ lệ lạm phát ở mức 2% một năm. Vậy làm thế nào mà các nhà hoạch định chính sách có thể thay thế mục tiêu thứ nhất bằng mục tiêu thứ hai?

Thuật ngữ “giá cả ổn định” có thể hiểu được mà không cần giải thích: một nhóm hàng hóa sẽ có giá như nhau trong 10, 50, hoặc thậm chí 100 năm kể từ bây giờ. Ngược lại, nếu một nước có tỷ lệ lạm phát hàng năm ở mức 2% trong thời gian 10 năm, những mặt hàng có thể mua được với 100 đô la hôm nay sẽ có giá 122 đô la vào cuối thập kỷ. Sau 100 năm, nhãn giá của những mặt hàng ấy sẽ là một con số rất lớn: 724 đô la. Continue reading “Mục tiêu lạm phát 2% của Fed ra đời như thế nào?”

Tại sao thiên hạ luôn đoán Trung Quốc sắp sụp đổ?

China-Collapse

Nguồn: Xie Tao, “Why Do People Keep Predicting China’s Collapse,” The Diplomat, 20/3/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sức hấp dẫn của việc đưa ra các dự đoán về Trung Quốc có lẽ là không thể cưỡng lại, do Trung Quốc được cho là trường hợp đương đại quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế. Do đó, một số nhà quan sát phương Tây đã liều lĩnh đánh cược danh tiếng nghề nghiệp của bản thân để làm những nhà tiên tri. Có lẽ trường hợp nổi tiếng (hoặc tai tiếng) nhất là Gordon Chang, người đã xuất bản cuốn sách The Coming Collapse of China (Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc) hồi năm 2001. “Hồi kết của nhà nước Trung Quốc hiện đại đang đến gần,” ông khẳng định. “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ còn tồn tại được năm năm, hoặc có thể là mười năm, trước khi nó sụp đổ.” Continue reading “Tại sao thiên hạ luôn đoán Trung Quốc sắp sụp đổ?”

Việt Nam 1945: Khoảnh khắc không gì là không thể

Hanoi,_The_uprising_on_August_19,_1945

Nguồn: David G. Marr, “A moment when everything seemed possible”, Inside Story, 10/10/2013.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Vai trò của các đảng phái chính trị trong nhà nước Việt Nam DCCH

David G. Marr mô tả sự ra đời tác phẩm mới của mình, một cái nhìn chi tiết về bước ngoặt trong lịch sử hiện đại của Việt Nam.

Tôi bắt đầu tiếp xúc với Việt Nam vào những năm 1960, tự hỏi vì sao có quá nhiều người kể về nơi họ đã ở và những việc họ làm trong giai đoạn 1945-46 với một vẻ hào hứng đến vậy. Nhưng những tài liệu của Việt Nam về thời kỳ này quả thật rất khó tìm kiếm. Những thư viện hay tiệm sách ở Sài Gòn hầu như chẳng có gì. Tôi tìm được một hiệu sách thiên tả tại Hồng Kông có bán những ấn phẩm xuất bản định kì từ Hà Nội, đáng chú ý là Tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Năm 1964, một ngày nọ, hai đặc vụ FBI tới ký túc xá sinh viên sau đại học trường Berkeley của chúng tôi và hỏi lý do tôi đặt nhận những ấn phẩm tuyên truyền của kẻ thù qua đường bưu điện. Continue reading “Việt Nam 1945: Khoảnh khắc không gì là không thể”

Tập Cận Bình: Năm mươi sắc thái của quyền lực

Economy_ChinasImperialPresident

Nguồn: Kerry Brown, “Fifty shades of power”, Inside Story, 13/3/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Theo Kerry Brown, [Chủ tịch Trung Quốc] Tập Cận Bình đang tìm kiếm một trọng tâm mới cho quyền lực to lớn của ông. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho những nước láng giềng của Trung Quốc, cũng như toàn thế giới.

Vào giữa những năm 1990, sau khi trở lại Anh sau hai năm sống tại Trung Quốc, tôi đã làm việc cho một công ty nhỏ chuyên giao thương với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong một vài tháng. Tôi có nhớ một cuộc họp, khi đó một đối tác đã khoe khoang về chuyện doanh thu của công ty trong năm vừa qua đã lớn đến mức nào. Một người đồng nghiệp nhìn anh ta chua chát và bảo rằng: “Doanh thu chỉ là hư vô, lợi nhuận mới là điều quan trọng duy nhất”. Công ty này đã phá sản sau đó hai năm – một thời gian sau khi tôi nghỉ việc, tôi xin bổ sung như vậy. Doanh thu của công ty thì vẫn cao, nhưng lợi nhuận thì chẳng có. Continue reading “Tập Cận Bình: Năm mươi sắc thái của quyền lực”

Kinh tế Trung Quốc “dò đá qua sông”

107189661_10_edit_2412268b

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Trial-and-Error Economy”, Project Syndicate, 20/03/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kế hoạch làm việc của Chính phủ Trung Quốc năm 2015 do Thủ tướng Lý Khắc Cường trình bày tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc trong tháng này đánh dấu sự chuyển dịch của Trung Quốc sang một trạng thái tăng trưởng kinh tế “bình thường mới” (new normal) ở mức 7%. Việc chuyển dịch sang mức tăng trưởng chậm hơn đặt ra những thách thức nghiêm trọng nhưng cũng tạo ra một cơ hội quan trọng để Trung Quốc đảm bảo sự phát triển dài hạn của nền kinh tế.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận ra cơ hội này và đang hành động để hỗ trợ việc chuyển đổi sang các mô hình tăng trưởng bền vững hơn. Bộ Tài chính Trung Quốc đã nâng mức thâm hụt ngân sách của Chính phủ từ 1,8% GDP vào năm 2014 lên 2,7% trong năm 2015, và sẽ cho phép các chính quyền địa phương mắc nợ nhiều được phép hoán đổi 1 nghìn tỉ NDT (161,1 tỉ đô la) tiền nợ đáo hạn trong năm nay lấy trái phiếu với lãi suất thấp hơn. Continue reading “Kinh tế Trung Quốc “dò đá qua sông””

Mỹ nên dành chỗ cho Trung Quốc?

Nguồn: www.chinadaily.com.cn

Nguồn: Jim O’Neill, “Making Space for China”, Project Syndicate, 17/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Vương quốc Anh đồng ý trở thành một thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng vào đầu tháng 3, phần lớn các tiêu đề báo chí không phải tập trung vào sự kiện này mà vào những bất đồng giữa Anh và Mỹ do quyết định này gây ra.

Nhà Trắng đã đưa ra một tuyên bố thúc giục chính phủ Anh “sử dụng tiếng nói của mình để thúc đẩy đưa ra các tiêu chuẩn cao“ (đối với AIIB). Một viên chức cấp cao của Mỹ còn được trích lời là đã buộc bội Anh “liên tục thỏa hiệp với Trung Quốc, vốn không phải là cách tốt nhất để can dự với một cường quốc đang lên”. Tuy nhiên trên thực tế, chính Hoa Kỳ mới đang áp dụng một hướng tiếp cận sai lầm. Continue reading “Mỹ nên dành chỗ cho Trung Quốc?”

Tại sao nhiều người châu Âu gọi Đức là “Đệ tứ đế chế”?

image-826593-breitwandaufmacher-vbce

Nguồn: Nikolaus Blome, Sven Böll, Katrin Kuntz, Dirk Kurbjuweit, Walter Mayr, Mathieu von Rohr, Christoph Scheuermann, Christoph Schult, “German Power in the age of the Euro crisis”, Spiegel Online International, 23/03/2015.

Biên dịch: Trần Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 30/5/1941 là ngày mà Manolis Glezos đã nhạo báng Adolf Hitler khi ông và một người bạn của mình lẻn lên nóc thành cổ Acropolis ở Athens, tháo xuống rồi xé toạc lá cờ “Chữ vạn ngược” được quân Đức Quốc Xã treo lên 4 tuần trước đó khi chúng chiếm đóng Hy Lạp. Hành động này đã làm ông và người đồng chí của mình trở thành những người hùng.

Vào thời điểm đó, Glezos là một chiến binh kháng chiến. Nhưng hôm nay, người đàn ông sắp bước sang tuổi 93 hiện đang là một nghị viên thuộc đảng cầm quyền Syriza đại diện cho Hy Lạp tại Nghị Viện Châu Âu. Ngồi ở văn phòng của mình trên tầng ba, tòa nhà Willy Brandt, Brussel, ông kể lại câu chuyện về cuộc chiến chống lại phát xít ngày xưa cũng như cuộc chiến với nước Đức hiện đại. Mái tóc bạc bù xù khiến nhiều người ví von ông giống như là Che Guevara lúc về già. Từng nếp nhăn trên khuôn mặt của người chiến sĩ một thời lột tả những thăng trầm của cả một thế kỷ trôi qua trên lục địa già. Continue reading “Tại sao nhiều người châu Âu gọi Đức là “Đệ tứ đế chế”?”

Những đồng minh châu Á hay cãi vã của Mỹ

south-korea-japan-20140213

Nguồn: Kent Harrington, “America’s Bickering Asian Allies”, Project Syndicate, 20/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Các nhà ngoại giao Mỹ thích mô tả các đồng minh của mình bằng những lời khen có cánh. Vì vậy, thế giới cần lưu ý mỗi khi họ không làm vậy – chẳng hạn như khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, tại một hội nghị về an ninh châu Á gần đây tại Washington DC, đã giận dữ chỉ trích Hàn Quốc một cách công khai vì những lời lẽ xúc phạm Nhật Bản dường như vô tận của nước này. Theo bà Sherman, lập trường của Hàn Quốc, vốn được thể hiện trong yêu cầu buộc Nhật Bản phải xin lỗi một lần nữa vì đã ép nhiều phụ nữ Hàn làm nô lệ tình dục cho Quân đội Hoàng gia Nhật trong suốt Thế chiến II, chỉ dẫn đến “bế tắc chứ không phải tiến triển”. Continue reading “Những đồng minh châu Á hay cãi vã của Mỹ”