14/10/1066: William Chinh phạt thắng trận Hastings

Nguồn: The Battle of Hastings, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1066, Vua Harold II của Anh đã bị quân Norman của William Chinh phạt (William the Conqueror) đánh bại trong Trận Hastings diễn ra tại Đồi Senlac, cách Hastings khoảng bảy dặm. Cuối trận chiến đẫm máu kéo dài cả ngày này, Harold đã thiệt mạng – theo truyền thuyết, ông bị một mũi tên bắn vào mắt – còn lực lượng của ông thì bị tiêu diệt hoàn toàn. Ông là vị vua Anglo-Saxon cuối cùng của nước Anh.

Chỉ hơn hai tuần trước đó, William, Công tước xứ Normandy, đã xâm lược nước Anh và tuyên bố mình có quyền thừa kế ngai vàng. Năm 1051, William được cho là đã đến Anh để thăm người anh họ của mình là Edward Sám hối (Edward the Confessor), vị vua Anh không có con nối dõi. Theo các nhà sử học Norman, Edward đã hứa để William trở thành người thừa kế của mình. Continue reading “14/10/1066: William Chinh phạt thắng trận Hastings”

14/10/1944: “Cáo Sa mạc” tự sát

Nguồn: “The Desert Fox” commits suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, vị tướng người Đức Erwin Rommel, biệt danh là “Cáo Sa mạc” (Desert Fox) được lệnh phải lựa chọn: hoặc bị xét xử trong một phiên tòa công khai vì tội phản quốc, với cáo buộc là đồng phạm trong âm mưu ám sát Adolf Hitler; hoặc phải uống cyanide. Ông đã chọn cách thứ hai.

Rommel sinh năm 1891 tại Wurttenberg, Đức, là con trai của một giáo viên. Dù gia đình không có truyền thống quân nhân, Đế chế Đức mới thống nhất đã biến một sự nghiệp quân sự thành lựa chọn hợp thời, và chàng Rommel trẻ tuổi đã trở thành một sĩ quan. Trong Thế chiến I, ông đã cho thấy mình là một nhà lãnh đạo bẩm sinh với lòng can đảm hiếm thấy, tham gia chiến đấu ở Pháp, Romania và Ý. Sau chiến tranh, ông theo đuổi sự nghiệp giảng dạy trong các học viện quân sự Đức, trở thành tác giả cuốn giáo trình, Infantry Attacks (Tấn công Bộ binh), được đánh giá cao. Continue reading “14/10/1944: “Cáo Sa mạc” tự sát”

14/10/1964: Martin Luther King, Jr. giành Nobel Hòa bình

Nguồn: King wins Nobel Peace Prize, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, nhà lãnh đạo dân quyền người Mỹ gốc Phi, Tiến sĩ Martin Luther King, Jr., đã được trao Giải Nobel Hoà bình vì hành động phản kháng bất bạo động của ông đối với nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Ở tuổi 35, vị mục sư sinh ra ở Georgia là người trẻ nhất từng được nhận giải thưởng này.

Martin Luther King, Jr. sinh ra ở Atlanta vào năm 1929, là con trai của một mục sư Tin Lành. Ông sở hữu bằng tiến sĩ thần học, và vào năm 1955, đã tổ chức thành công đợt biểu tình lớn đầu tiên của phong trào dân quyền: Cuộc Tẩy chay Xe buýt Montgomery (Montgomery Bus Boycott). Chịu ảnh hưởng bởi Mohandas Gandhi, King chủ trương bất tuân dân sự bằng bất bạo động để phản đối nạn phân biệt chủng tộc. Những cuộc biểu tình ôn hòa mà ông lãnh đạo ở miền Nam Hoa Kỳ thường bị đáp trả bằng bạo lực, nhưng King và những người ủng hộ ông vẫn kiên trì, và phong trào bất bạo động của họ đã đạt được bước tiến. Continue reading “14/10/1964: Martin Luther King, Jr. giành Nobel Hòa bình”