14/04/1944: Nổ tàu hàng tại Bombay, Ấn Độ

Nguồn: Explosion on cargo ship rocks Bombay, India, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, tàu hàng Fort Stikine đã phát nổ tại bến cảng Bombay, Ấn Độ (nay là Mumbai), khiến 1.300 người thiệt mạng và 3.000 người khác bị thương. Do vụ việc xảy ra trong Thế chiến II, nên một số giả thuyết ban đầu cho rằng nguyên nhân là do sự phá hoại của Nhật Bản, nhưng thực tế, đây chỉ đơn giản là một tai nạn thảm khốc.

Fort Stikine là một tàu hơi nước nặng 8.000 tấn do Canada đóng. Ngày 24/2, con tàu khởi hành từ Birkenhead, Anh và đã dừng lại ở Karachi, Pakistan trước khi cập cảng Bombay. Trên tàu là hàng trăm kiện bông, vàng thỏi, và đáng chú ý nhất là 300 tấn trinitrotoluen, thường được gọi là TNT hoặc thuốc nổ. Điều khó hiểu là bông lại được lưu trữ ngay ở tầng bên dưới thuốc nổ, dù bông là vật cực kỳ dễ cháy. Continue reading “14/04/1944: Nổ tàu hàng tại Bombay, Ấn Độ”

31/12/1944: Hungary tuyên chiến với Đức

Nguồn: Hungary declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, chính phủ lâm thời Hungary đã chính thức tuyên chiến với Đức, chấm dứt sự hợp tác – đôi khi tự nguyện, đôi khi bị ép buộc – của nước này với phe Trục.

Miklos Horthy, vị nhiếp chính chủ trương chống cộng và nhà độc tài trên thực tế của Hungary, người từng hy vọng giữ cho đất nước của mình không tham chiến, đã phải miễn cưỡng liên kết Hungary với Hitler vào tháng 11/1940. Dù về mặt ý thức hệ, Hungary không phải là một quốc gia phát xít, nhưng nền chính trị nước này vẫn có nhiều phần tử cánh hữu cực đoan, đồng thời cũng có lịch sử bài Do Thái. Continue reading “31/12/1944: Hungary tuyên chiến với Đức”

04/06/1944: Tàu ngầm U-505 của Đức bị Mỹ bắt giữ

Nguồn: The U-505, a submarine from Hitler’s deadly fleet, is captured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, một trong những tàu ngầm chết người nhất của Adolf Hitler, U-505, đã bị bắt giữ khi nó đang trên đường trở về nước sau khi tuần tra Bờ biển Vàng của châu Phi. Con tàu này là tàu chiến địch đầu tiên bị Hải quân Mỹ bắt giữ trên biển cả kể từ Chiến tranh năm 1812. Continue reading “04/06/1944: Tàu ngầm U-505 của Đức bị Mỹ bắt giữ”

04/03/1944: Louis “Lepke” Buchalter bị xử tử

Nguồn: Louis “Lepke” Buchalter, the head of Murder, Inc., is executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Louis “Lepke” Buchalter, người đứng đầu Tập đoàn Sát nhân (Murder, Inc.), đã bị hành quyết tại nhà tù Sing Sing ở New York. Lepke là thủ lĩnh của tổ chức tội phạm lớn nhất nước Mỹ trong suốt những năm 1930, và đã kiếm được gần 50 triệu đô la mỗi năm từ các “doanh nghiệp” khác nhau của mình. Ngày tàn của Lepke đã đến khi một số thành viên trong đội sát thủ khét tiếng của hắn trở thành nhân chứng cho chính phủ. Continue reading “04/03/1944: Louis “Lepke” Buchalter bị xử tử”

27/12/1944: Mỹ tịch thu tài sản công ty Montgomery Ward

Nguồn: FDR seizes control of Montgomery Ward, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, trong lúc Thế chiến II đang diễn ra, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ra lệnh cho Bộ trưởng Chiến tranh tịch thu tài sản của Công ty Montgomery Ward vì công ty này từ chối tuân thủ thỏa thuận lao động.

Trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng đình công trong các ngành hỗ trợ chiến tranh quan trọng, Roosevelt đã thành lập Ủy ban Lao động Chiến tranh Quốc gia vào năm 1942. Ủy ban đã thương lượng các thỏa thuận giữa ban quản lý và công nhân để tránh việc ngừng sản xuất, vốn có thể làm tê liệt nỗ lực chiến tranh. Continue reading “27/12/1944: Mỹ tịch thu tài sản công ty Montgomery Ward”

21/07/1944: Hitler tuyên bố với người Đức “Tôi vẫn còn sống”

Nguồn: Hitler to Germany: “I’m still alive”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Adolf Hitler đã lên sóng phát thanh thông báo rằng nỗ lực ám sát ông đã thất bại và “mọi chuyện sẽ được giải quyết.”

Hitler đã sống sót sau một vụ nổ bom nhằm lấy đi mạng sống của ông. Ông đã bị thủng màng nhĩ, bỏng ở một vài chỗ, và có những vết thương nhỏ, nhưng không có gì có thể ngăn ông giành lại quyền kiểm soát chính phủ và truy sát những kẻ nổi loạn. Trên thực tế, cuộc đảo chính diễn ra song song với vụ ám sát Hitler đã bị dập tắt chỉ trong 11 tiếng rưỡi. Continue reading “21/07/1944: Hitler tuyên bố với người Đức “Tôi vẫn còn sống””

02/07/1944: Máy bay Mỹ ném bom Budapest

Nguồn: American bombers deluge Budapest, in more ways than one, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, như một phần trong chiến lược thả thủy lôi xuống sông Danube từ trên không của Anh và Mỹ, máy bay Mỹ cũng đã bắt đầu thả bom và truyền đơn xuống Budapest, vốn đang do Đức chiếm đóng.

Các nhà máy lọc dầu và kho dự trữ nhiên liệu của Hungary, vốn giữ vai trò quan trọng đối với cỗ máy chiến tranh của Đức, đã bị cuộc không kích của người Mỹ phá hủy. Không chỉ có bom đạn, các tờ rơi đe dọa “trừng phạt” những người chịu trách nhiệm đối với việc “trục xuất” người Hungary gốc Do Thái đến những  phòng hơi ngạt tại Auschwitz cũng được thả xuống Budapest. Chính phủ Mỹ muốn SS và Hitler biết họ đang bị theo dõi. Continue reading “02/07/1944: Máy bay Mỹ ném bom Budapest”

03/02/1944: Mỹ chiếm Quần đảo Marshall

Nguồn: U.S. troops capture the Marshall Islands, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, lính Mỹ đã đổ bộ và giành quyền kiểm soát quần đảo Marshall, nơi mà quân Nhật đã chiếm đóng từ rất lâu trước đó và sử dụng làm căn cứ cho các hoạt động quân sự của mình.

Marshalls, nằm về phía đông Quần đảo Caroline ở khu vực tây Thái Bình Dương, đã nằm trong tay Nhật kể từ Thế chiến I. Sau khi bị người Nhật chiếm đóng vào năm 1914, quần đảo trở thành một phần trong nhóm “Các đảo được ủy thác cho Nhật Bản” (Japanese Mandated Islands) theo quyết định của Hội Quốc Liên. Hiệp ước Versailles, kết thúc Thế chiến I, quy định một số hòn đảo trước đây do Đức kiểm soát – bao gồm Marshalls, Carolines và Marianas (ngoại trừ Guam) – sẽ được chuyển nhượng cho người Nhật, dù vẫn đặt dưới sự “giám sát” của Hội Quốc Liên. Continue reading “03/02/1944: Mỹ chiếm Quần đảo Marshall”

16/12/1944: Trận Bulge trong Thế chiến II

Nguồn: Battle of the Bulge begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân Đức đã mở cuộc tấn công lớn cuối cùng trong Thế chiến II, Chiến dịch Autumn Mist – hay còn gọi là cuộc Tấn công Ardennes hoặc Trận Bulge – một nỗ lực nhằm đẩy lui hàng ngũ Đồng Minh về phía tây, từ miền bắc nước Pháp đến tây bắc nước Bỉ. Sở dĩ có tên gọi này là vì quân Đức đã tạo ra một “chỗ phình” (bulge) xung quanh khu vực rừng Ardennes để tấn công tuyến phòng thủ của Mỹ. Đây cũng là trận đánh lớn nhất diễn ra ở mặt trận phía Tây.

Trong đợt tấn công đầu tiên, quân lực của Đức là 250.000 người, gồm 14 sư đoàn bộ binh được bảo vệ bởi 5 sư đoàn thiết giáp, chiến đấu chống lại chỉ 80.000 lính Mỹ. Trận đánh bắt đầu ngay từ sáng sớm, nhắm vào phần yếu nhất của phòng tuyến Đồng Minh – một đoạn rừng cây và đồi núi ít được bảo vệ dài 80 dặm (đơn giản thì quân Đồng Minh tin rằng Ardennes là nơi quá khó để vượt qua, và do đó, khó mà trở thành địa điểm cho một cuộc tấn công của người Đức). Đối đầu với lực lượng Mỹ mỏng manh và bị cô lập, cộng thêm việc sương mù dày đặc ngăn không cho phía Đồng Minh phát hiện bước tiến của Đức, quân Đức đã có thể đẩy lui kẻ thù. Continue reading “16/12/1944: Trận Bulge trong Thế chiến II”

14/09/1944: Mỹ phát động Chiến dịch Stalemate trong Thế chiến II

Nguồn: Americans launch Operation Stalemate—at extraordinary cost, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến số 1 của Mỹ đã đổ bộ lên Đảo Peleliu, một đảo thuộc Quần đảo Palau ở Thái Bình Dương, trong một phần của một chiến dịch lớn hơn nhằm hỗ trợ cho Tướng Douglas MacArthur, người đang chuẩn bị đổ quân vào Philippines. Cái giá mà người Mỹ phải trả cho trận đánh này là một trong những cái giá đắt nhất trong lịch sử.

Palau, một phần của Quần đảo Caroline, là một trong những quần đảo bị lấy khỏi tay Đức và trao cho Nhật, theo một điều khoản của Hiệp ước Versailles vào cuối Thế chiến I. Quân đội Mỹ vốn dĩ không quen thuộc với quần đảo này. Đô đốc William Halsey đã phản đối triển khai Chiến dịch Stalemate, trong đó gồm cả việc đưa quân Mỹ đánh vào Morotai ở Đông Ấn Hà Lan – bởi ông tin rằng MacArthur sẽ chỉ gặp phải kháng cự tối thiểu ở Philippines, nghĩa là chiến dịch này là không cần thiết, đặc biệt là khi tính đến những rủi ro có thể xảy ra. Continue reading “14/09/1944: Mỹ phát động Chiến dịch Stalemate trong Thế chiến II”

17/07/1944: Nổ lớn ở Cảng Chicago giết chết 332 người

Nguồn: An ammunition ship explodes in the Port Chicago disaster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, một tàu chở đạn đã phát nổ trong lúc đang chất hàng ở Cảng Chicago, California, giết chết 332 người. Khi ấy, chiến dịch quân sự của Mỹ trong Thế chiến II ở Thái Bình Dương đang diễn ra tích cực và người ta cho rằng quy trình kém cỏi và thiếu đào tạo chính là nguyên nhân dẫn đến thảm họa.

Nằm cách San Francisco khoảng 30 dặm về phía bắc, Cảng Chicago được phát triển thành một cơ sở đạn dược khi Kho đạn Hải quân tại Đảo Mare, California, không còn đủ khả năng để tự mình đảm nhiệm toàn bộ nỗ lực chiến tranh. Tính đến mùa hè năm 1944, việc mở rộng cơ sở vật chất ở Cảng Chicago đã cho phép hai tàu có thể cùng lúc bốc dỡ hàng hóa. Các đơn vị Hải quân được phân nhiệm vụ bốc dỡ đạn dược nguy hiểm thường là các đơn vị người Mỹ gốc Phi. Những nhóm này thường không được đào tạo về cách xử lý bom đạn. Ngoài ra, các tiêu chuẩn an toàn cũng đã bị ngó lơ để đáp ứng lịch trình dày đặc nhằm vận chuyển lượng đạn dược khổng lồ. Continue reading “17/07/1944: Nổ lớn ở Cảng Chicago giết chết 332 người”

28/02/1944: Hanna Reitsch đề xuất thành lập đội bay cảm tử với Hitler

Nguồn: Test pilot Reitsch pitches suicide squad to Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, khi đến thăm Adolf Hitler ở Berchtesgaden, Hanna Reitsch, nữ phi công bay thử nghiệm đầu tiên trên thế giới, đã gợi ý rằng Đức Quốc Xã nên thành lập một biệt đội bay tương tự như kamikaze (Thần Phong – đội máy bay đánh bom liều chết của Nhật). Tuy nhiên, Hitler không mấy nhiệt tình với ý tưởng này.

Reitsch sinh năm 1912 tại Hirschberg, Đức. Bà rời trường y (bà từng muốn trở thành một bác sĩ truyền giáo) để bắt đầu công việc bay toàn thời gian, và trở thành một phi công lái tàu lượn chuyên nghiệp – tàu lượn (glider) là loại máy bay không động cơ mà người Đức đã phát triển để trốn tránh các quy tắc nghiêm ngặt về việc chế tạo “máy bay chiến tranh” sau Thế chiến I. Ngoài việc tích lũy kinh nghiệm với tàu lượn, Reitsch còn là phi công đóng thế trong nhiều bộ phim. Continue reading “28/02/1944: Hanna Reitsch đề xuất thành lập đội bay cảm tử với Hitler”

10/10/1944: Tám trăm trẻ em chết vì khí ngạt tại trại Auschwitz

Nguồn: Eight hundred children are gassed to death at Auschwitz, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, 800 đứa trẻ người Gypsy (Di gan), trong đó có hơn một trăm cậu bé trong độ tuổi từ 9 đến 14, đã bị sát hại một cách có hệ thống.

Auschwitz thực ra là một nhóm các trại được đánh số I, II và III. Ngoài ra còn có 40 trại “vệ tinh” nhỏ hơn. Chính tại Auschwitz II, ở Birkenau, thành lập vào tháng 10/1941, lính SS đã tạo ra một khu hành quyết hết sức tinh vi và tàn bạo: 300 trại giam; bốn “phòng tắm” – trong đó các tù nhân sẽ bị giết bằng khí ngạt; nhiều hầm tử thi và lò hỏa táng. Hàng ngàn tù nhân còn bị đem làm vật thử nghiệm trong nhiều thí nghiệm y tế, được giám sát và thực hiện bởi bác sĩ của trại, Josef Mengele hay “Sứ giả Thần chết.” Continue reading “10/10/1944: Tám trăm trẻ em chết vì khí ngạt tại trại Auschwitz”

26/09/1944: Lính Đồng minh bị quân Đức tàn sát tại Arnhem

Nguồn: Allies slaughtered by Germans in Arnhem, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Chiến dịch Market Garden, một kế hoạch của quân Đồng minh nhằm đánh chiếm các cây cầu ở thị trấn Arnhem của Hà Lan đã thất bại, khiến cho hàng nghìn quân Anh và Ba Lan bị giết, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh.

Tướng Anh Bernard Montgomery đưa ra ý tưởng chiến dịch giành quyền kiểm soát các cây cầu bắc qua sông Rhine, từ Hà Lan sang Đức, như một chiến lược để tạo ra “một cuộc thọc sâu mạnh mẽ nhắm thẳng đến trái tim của nước Đức.” Kế hoạch này dường như đã bị xui xẻo ngay từ đầu. Nó được phát động vào ngày 17/09, khi lính dù đổ bộ xuống Arnhem. Dù đã cầm cự hết sức có thể để chờ quân tiếp viện, cuối cùng họ vẫn buộc phải đầu hàng. Continue reading “26/09/1944: Lính Đồng minh bị quân Đức tàn sát tại Arnhem”

11/06/1944: Lực lượng Đồng minh hội quân tại Normandy

Nguồn: D-Day landing forces converge, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, năm ngày sau cuộc đổ bộ D-Day, năm nhóm đổ bộ của quân Đồng minh, gồm khoảng 330.000 quân, đã tập hợp tại Normandy để hiệp thành một mặt trận vững chắc duy nhất trên khắp khu vực tây bắc nước Pháp.

Ngày 06/06, sau một năm liên minh Anh-Mỹ bí mật lên kế hoạch tỉ mỉ, chiến dịch quân sự trên biển, trên không và trên bộ lớn nhất trong lịch sử đã bắt đầu trên bờ biển Pháp tại Normandy. Lực lượng đổ bộ của quân Đồng Minh gồm 3 triệu người, 13.000 máy bay, 1.200 tàu chiến, 2.700 tàu buôn và 2.500 tàu trung chuyển. Continue reading “11/06/1944: Lực lượng Đồng minh hội quân tại Normandy”

26/12/1944: Patton giải cứu quân Đồng minh ở Bastogne

Nguồn: Patton relieves Bastogne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Tướng George S. Patton đã sử dụng một chiến lược táo bạo để giải cứu các lính Đồng minh đang bị bao vây ở Bastogne, Bỉ, trong Trận Bulge khốc liệt.

Chiếm Bastogne là mục tiêu quan trọng nhất của Đức trong Trận Bulge, một cuộc tấn công xuyên qua rừng Ardennes. Chiếm được Bastogne sẽ kiểm soát được ngã ba đường tại một khu vực vốn gồ ghề và ít đường đi; nó sẽ mở ra một cửa ngõ giá trị giúp quân Đức xâm nhập xa hơn về phía bắc. Continue reading “26/12/1944: Patton giải cứu quân Đồng minh ở Bastogne”

01/10/1944: Thử nghiệm trên người đồng tính tại Buchenwald

Nguồn: Experiments begin on homosexuals at Buchenwald, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, thử nghiệm y tế đầu tiên trong số hai cuộc thử nghiệm liên quan đến thiến sinh dục đã được thực hiện trên nhóm người đồng tính tại trại tập trung Buchenwald, gần Weimar, Đức.

Buchenwald là một trong những trại tập trung đầu tiên được thành lập bởi chế độ Đức Quốc Xã. Được xây dựng vào năm 1937, nó được xem là phần bổ sung cho khu trại phía bắc (Sachsenhausen) và phía nam (Dachau), và là nơi giam giữ các lao động nô lệ, những người bị buộc phải làm việc trong các nhà máy sản xuất đạn địa phương 24 giờ một ngày, theo các ca kéo dài 12 giờ. Dù không hẳn là một trại tử thần, bởi nó chẳng có buồng khí ngạt nào, tuy nhiên mỗi tháng ở đây vẫn có hàng trăm tù nhân thiệt mạng, do suy dinh dưỡng, bị đánh đập, bệnh tật, hay bị hành quyết. Continue reading “01/10/1944: Thử nghiệm trên người đồng tính tại Buchenwald”

11/07/1944: Âm mưu ám sát Hitler

Nguồn: Hitler is paid a visit by his would-be assassin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Bá tước Claus von Stauffenberg, một sĩ quan quân đội Đức, vận chuyển một quả bom đến trụ sở của Adolf Hitler, ở Berchtesgaden, Bavaria, với ý định ám sát Hitler.

Khi chiến sự dần quay lưng lại với Đức, và sự tàn bạo trong những mệnh lệnh của Hitler ngày một tăng cao, ngày càng nhiều người Đức – kể cả trong và ngoài quân đội – bắt đầu âm mưu ám sát thủ lĩnh của họ. Vì quần chúng nhiều khả năng sẽ không chịu lật đổ người đàn ông mà họ đã chấp nhận đặt vào tay cuộc sống và tương lai của mình, nên những người gần gũi hơn với Hitler, các sĩ quan Đức, đã tìm cách hạ bệ ông ta. Chủ mưu vụ ám sát này là Claus von Stauffenberg, người mới được thăng cấp đại tá kiêm chỉ huy trưởng lực lượng dự bị, cho phép ông tiếp cận tổng hành dinh của Hitler tại Berchtesgaden và Rastenburg. Continue reading “11/07/1944: Âm mưu ám sát Hitler”

06/07/1944: Cháy Rạp xiếc Hartford

Nguồn: The Hartford Circus Fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, tại Hartford, Connecticut, một đám cháy bùng phát trong túp lều lớn nhất của Rạp xiếc Ringling Bros. and Barnum & Bailey Circus đã khiến 167 người chết và 682 người khác bị thương. Hai phần ba trong số những người thiệt mạng là trẻ em. Nguyên nhân của thảm kịch đã không được được xác định, chỉ biết rằng đám cháy đã lan ra với tốc độ đáng kinh ngạc, “chạy đua” trên những tấm bạt của lều xiếc. Trước khi 8.000 khán giả bên trong túp lều lớn nhất có thể kịp phản ứng, rất nhiều mảnh vải bị cháy bắt đầu rơi xuống từ trên cao, và một vụ giẫm đạp lên nhau để tìm lối thoát bắt đầu. Continue reading “06/07/1944: Cháy Rạp xiếc Hartford”

12/06/1944: John F. Kennedy nhận huân chương hải quân

Nguồn: John F. Kennedy receives medals, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1944, Trung úy John F. Kennedy được trao huân chương cao nhất của Hải quân vì những hành động dũng cảm của ông với tư cách là một hoa tiêu tàu pháo trong Thế chiến II. Vị tổng thống tương lai cũng nhận được Huân chương Trái tim Tím (Purple Heart) vì bị thương trong các trận chiến.

Khi còn trẻ, Kennedy đã rất muốn gia nhập Hải quân nhưng ban đầu đã bị từ chối vì các vấn đề sức khỏe mãn tính, đặc biệt là chấn thương lưng mà ông gặp phải trong quá trình chơi bóng bầu dục khi theo học tại Harvard. Tuy nhiên, vào năm 1941, người cha có quan hệ chính trị của ông đã sử dụng ảnh hưởng của mình để đưa ông vào quân ngũ. Năm 1942, Kennedy tình nguyện làm nhiệm vụ trên tàu PT (ngư lôi cơ giới) ở Thái Bình Dương. Continue reading “12/06/1944: John F. Kennedy nhận huân chương hải quân”