30/01/1972: “Chủ nhật Đẫm máu” ở Bắc Ireland

Nguồn: “Bloody Sunday” in Northern Ireland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, tại Londonderry, Bắc Ireland, 13 người biểu tình không vũ trang đã bị lính dù của Quân đội Anh bắn chết trong một sự kiện được gọi là “Chủ nhật Đẫm máu” (Bloody Sunday). Những người biểu tình, tất cả đều là người Công giáo miền Bắc, đã tuần hành để phản đối chính sách của Anh về việc giam giữ những người Ireland bị tình nghi ủng hộ chủ nghĩa dân tộc. Giới chức Anh đã ra lệnh cấm biểu tình và gửi quân đến trấn áp những người vẫn tiếp tục tham dự biểu tình. Binh sĩ đã xả súng bừa bãi vào đám đông, khiến 13 người chết và 17 người bị thương.

“Chủ nhật Đẫm máu” đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới đối với cuộc khủng hoảng ở Bắc Ireland và gây ra làn sóng biểu tình trên khắp Ireland. Tại Dublin, thủ đô Cộng hòa Ireland, các công dân Ireland phẫn nộ đã đốt Đại sứ quán Anh vào ngày 02/02. Continue reading “30/01/1972: “Chủ nhật Đẫm máu” ở Bắc Ireland”

Tác động của Brexit lên vấn đề địa vị Bắc Ireland

Nguồn: Chris Patten, “The Return of the Irish Question”, Project Syndicate, 23/02/2018.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm trước, sau nhiều tháng đàm phán đầy khó khăn, lãnh đạo của hai nhóm chính trị lớn nhất tại Bắc Ireland – một bên là những người Cộng hòa và những người dân tộc chủ nghĩa theo Thiên Chúa giáo (ủng hộ độc lập); một bên là những người theo đạo Tin lành (ủng hộ hợp nhất với Anh) – đã ký Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành (Good Friday), kết thúc 30 năm bạo lực và đổ máu. Giờ đây, thỏa thuận đó – và mối quan hệ hữu hảo, tôn trọng lẫn nhau mà nó tạo ra – đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Thỏa thuận Good Friday được ký bởi hai vị Thủ tướng của Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland – Tony Blair và Bertie Ahern – cùng với sự giúp đỡ của Thượng nghị sĩ Mỹ George Mitchell. (Một khối lượng lớn công việc chuẩn bị cũng được thực hiện bởi người tiền nhiệm của Blair – John Major). Thỏa thuận này được xây dựng dựa trên quan điểm miễn là tất cả mọi người đều đồng ý rằng những thay đổi về địa vị hiến định của Bắc Ireland chỉ có thể được quyết định bởi một lựa chọn dân chủ tự do, người dân có thể quyết định sự trung thành của mình đối với bản sắc mà họ chọn: Anh, Ireland, hoặc thậm chí là cả hai. Continue reading “Tác động của Brexit lên vấn đề địa vị Bắc Ireland”