‘Đá ngầm’ dọc Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc

Nguồn:China is making substantial investment in ports and pipelines worldwide”, The Economist, 06/02/2020

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi nói về Con đường tơ lụa trên biển, ta không thể không đề cập đến các chuyến thám hiểm của đô đốc Trịnh Hòa. Đô đốc “thái giám” Trịnh Hòa, một người Hồi giáo trong triều đình nhà Minh, đã dẫn đầu bảy cuộc thám hiểm vào đầu thế kỷ 15 với một hạm đội lớn gồm những chiếc thuyền buồm còn được gọi là “thuyền châu báu”. Luận điệu chính thức nói rằng ông đi nước ngoài để làm sứ giả hòa bình, mang theo châu báu để tặng các quốc vương và tù trưởng ông gặp trải dài từ Đông Nam Á cho đến Đông Phi. Ông đã mang về cống nạp cho hoàng đế nhiều vật phẩm quý như một con hươu cao cổ. Bản chất hòa bình trong các chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa được tô vẽ rất nhiều –  vì hạm đội được trang bị vũ khí đầy đủ và vẫn có một số cuộc đụng độ xảy ra. Tuy nhiên, ít câu chuyện nào cho thấy rõ sự kết hợp giữa sức mạnh cứng và các lợi ích thể hiện mối quan hệ triều cống của Trung Quốc với những quốc gia khác như câu chuyện này. Những người man di vẫn đáng để thiết lập quan hệ nếu họ chấp nhận ưu thế văn hóa, quân sự của Trung Quốc và sẵn sàng đồng hóa theo tư tưởng của Trung Quốc. Continue reading “‘Đá ngầm’ dọc Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc”

Mặt trái của những dự án Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa

Nguồn: Chinese investment in Eurasia is not always smooth”, The Economist, 06/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Nếu có một nơi nào dọc theo Vành đai và Con đường được hưởng lợi từ sự hào phòng của Trung Quốc, thì đó chính là Pakistan. Đất nước này được coi là đồng minh duy nhất của Trung Quốc, một đối tác trên sườn Tây dễ bị tổn thương của nước này, và cũng là nhân tố giúp Trung Quốc cân bằng lại Ấn Độ. Trung Quốc đã trao cho các nhà khoa học Pakistan bí quyết và vật liệu để chế tạo bom nguyên tử. Hai nước từ lâu đã lũ lượt đưa ra những tuyên bố về một tình hữu nghị còn “cao hơn cả dãy Himalaya”. Vì vậy, mặc dù việc cấp vốn cho các dự án BRI ở khắp nơi đã chậm lại trong năm qua (xem biểu đồ), Pakistan dường như vẫn là nơi BRI cắm rễ một cách tự nhiên. Continue reading “Mặt trái của những dự án Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa”

Tham vọng địa chính trị đằng sau Sáng kiến Vành đai và Con đường

Nguồn: China’s flagship foreign policy aims to put itself at the centre of the world once again”, The Economist, 06/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Ở biên giới Trung Quốc với Kazakhstan, một thành phố Con đường tơ lụa mới đã mọc lên với tốc độ nhanh đến mức Google Earth còn chưa kịp bắt đầu ghi lại những tòa nhà cao tầng hiện đang nổi bồng bềnh trên màn sương mùa đông của thảo nguyên. Nơi từng là một thị trấn biên giới khó khăn giờ đang có 200.000 người sinh sống, với màn hình video ngoài trời khổng lồ chiếu những đoạn phim tung hô con đường tơ lụa mới, cùng các nhà hàng phục vụ sashimi và rượu vang châu Âu. Khorgos đã trở thành cửa ngõ của Trung Quốc nối với Trung Á và Châu Âu. Continue reading “Tham vọng địa chính trị đằng sau Sáng kiến Vành đai và Con đường”