28/05/2010: Khủng bố tấn công nhà thờ Hồi giáo Ahmadiyya ở Pakistan

Nguồn: Terrorists attack Ahmadiyya mosques in Pakistan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2010, khi buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu kết thúc tại Lahore, Pakistan, bảy kẻ khủng bố cầm súng, lựu đạn, và khoác áo có chứa bom tự sát đã xông vào hai nhà thờ Hồi giáo Ahmadiyya đông đúc và nổ súng, giết chết 94 nạn nhân và làm bị thương hơn 120 người khác. Hai vụ việc xảy ra chỉ cách nhau vài phút.

Tại Nhà thờ Hồi giáo Bait-ul-Noor ở Model Town – khu phố thượng lưu ở Lahore – mọi người đã chạy thục mạng khi ba tay súng xông vào với súng trường tấn công AK-47 và lựu đạn, nổ súng vào nhân viên an ninh cũng như những tín đồ đang hành lễ. Vụ xả súng kéo dài hơn một giờ khi những kẻ tấn công bắn vào đám đông đang kinh hoàng. 27 người đã thiệt mạng. Continue reading “28/05/2010: Khủng bố tấn công nhà thờ Hồi giáo Ahmadiyya ở Pakistan”

Tình hình cạnh tranh vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan

Nguồn: Sumit Ganguly, “What Would Brinkmanship Look Like in the Indo-Pacific?,” Foreign Policy, 10/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một bài viết gần đây đã phân tích tình hình cạnh tranh hạt nhân ở châu Á và những tác động răn đe sâu rộng của nó.

Trong những tuần gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã liên tục nhắc đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi quân đội của ông phải đối mặt với những thất bại đáng kể trên chiến trường Ukraine. Chính sách bên miệng hố chiến tranh của Nga chắc chắn có ảnh hưởng đến các cường quốc hạt nhân khác, kể cả những nước ở châu Á. Tại đây, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan từ lâu đã vướng vào một cuộc cạnh tranh hạt nhân ba bên, phát triển trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động – trong đó điều quan trọng nhất là sự trỗi dậy và quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc. Continue reading “Tình hình cạnh tranh vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan”

30/01/1948: Mohandas Gandhi bị ám sát

Nguồn: Gandhi assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, Mohandas Karamchand Gandhi, nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần của phong trào độc lập Ấn Độ, đã bị một người theo Ấn giáo cực đoan ám sát ở New Delhi.

Sinh ra là con trai của một quan chức Ấn Độ vào năm 1869, Gandhi có một người mẹ là tín đồ sùng đạo của phái Vishnu, và bà đã sớm cho con mình tiếp xúc với đạo Jain, một tôn giáo hà khắc của Ấn Độ chủ trương bất bạo động. Dù không phải là một sinh viên xuất sắc nhưng vào năm 1888, Gandhi đã được trao cơ hội để theo học luật ở Anh. Năm 1891, ông trở lại Ấn Độ, nhưng không tìm được vị trí công việc ổn định nên cuối cùng đã chấp nhận làm nhân viên hợp đồng một năm ở Nam Phi vào năm 1893. Continue reading “30/01/1948: Mohandas Gandhi bị ám sát”

15/08/1947: Ấn Độ và Pakistan giành độc lập

Nguồn: India and Pakistan win independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Đạo luật Ấn Độ Độc lập (Indian Independence Bill), chính thức tuyên đố nền độc lập của Ấn Độ và Pakistan dựa trên Đế chế Mogul trước đây, đã chính thức có hiệu lực kể từ nửa đêm. Thỏa thuận được chờ đợi từ lâu này đã kết thúc 200 năm cai trị của Anh; nhà lãnh đạo phong trào độc lập Mohandas Gandhi đã ca ngợi nó là “hành động cao quý nhất của Anh Quốc.”

Tuy nhiên, xung đột tôn giáo giữa những người theo đạo Hindu và đạo Hồi, vốn đã trì hoãn việc Anh trao quyền độc lập cho Ấn Độ sau Thế chiến II, đã sớm khiến cho sự phấn khởi của Gandhi phải lụi tàn. Ở phía bắc tỉnh Punjab, nơi có sự chia rẽ sâu sắc giữa một Ấn Độ do Hindu giáo thống trị và một Pakistan do Hồi giáo thống trị, hàng trăm người đã thiệt mạng chỉ trong vài ngày đầu sau khi đất nước được độc lập. Continue reading “15/08/1947: Ấn Độ và Pakistan giành độc lập”

Tương lai Afghanistan phụ thuộc vào hợp tác Mỹ – Pakistan

Nguồn:  Anne Patterson, Ali Jehangir Siddiqui, Syed Mohammad Ali, “Afghanistan’s Future Depends on the United State and Pakistan Working Together”, Foreign Policy, 16/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Theo một thỏa thuận được ký với Taliban hồi tháng 2 năm 2020, Hoa Kỳ đồng ý rút các lực lượng của mình khỏi Afghanistan trước tháng 5 năm nay. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố gắng tuân thủ thỏa thuận hòa bình này, nhưng phải đối mặt với một số thách thức khó khăn do tình trạng bạo lực vẫn ở mức cao và các cuộc đàm phán trong nội bộ Afghanistan đạt được rất ít tiến bộ.

Để việc rút quân của Mỹ khả thi hơn nhưng vẫn không hoàn toàn từ bỏ thỏa thuận Mỹ-Taliban, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đưa ra một kế hoạch hòa bình sửa đổi với công thức chia sẻ quyền lực tạm thời và đề xuất có sự tham gia của các nước chủ chốt trong khu vực. Diễn biến trong những tuần tới sẽ quyết định liệu chính quyền Biden có thể tuân thủ thời hạn rút quân hay không. Tuy nhiên, chúng ta thấy được rõ ràng là sau 20 năm không có chính phủ nào ở Afghanistan có thể thành công nếu không có sự tham gia của Taliban và không có tiến trình hòa bình nào ở Afghanistan có thể đi đến thắng lợi nếu không có sự ủng hộ đầy đủ từ Pakistan. Continue reading “Tương lai Afghanistan phụ thuộc vào hợp tác Mỹ – Pakistan”

Đằng sau sự hình thành các liên minh đối địch trong thế giới Hồi giáo

Nguồn: Jonathan Spyer, “Turkey, Pakistan, Malaysia and Qatar form troubling new alliance”, The Jerusalem Post, 27/05/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Nhà truyền giáo đạo Hồi dòng Salafi người Ấn Độ hiện đang bị truy nã Zakir Naik gần như không được biết đến ở phương Tây. Naik, người sáng lập Quỹ Nghiên cứu Hồi giáo hiện đặt trụ sở tại Mumbai, đang bị chính quyền Ấn Độ truy nã vì tội rửa tiền và sử dụng ngôn ngữ thù địch nhằm gây kích động.

Naik là một nhà truyền giáo đạo Hồi có tiếng ở quê hương mình. Ông được coi là người theo đạo Salafi có ảnh hưởng nhất ở Ấn Độ và là “tín đồ phúc âm Salafi hàng đầu thế giới”. Quan điểm của ông về các chủ đề như đồng tính luyến ái, bội giáo hay về người Do Thái đều có nhiều ảnh hưởng (hai loại “tội” đầu đáng chịu án tử hình còn người Do Thái thì theo ông đang “kiểm soát nước Mỹ”). Continue reading “Đằng sau sự hình thành các liên minh đối địch trong thế giới Hồi giáo”

Mặt trái của những dự án Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa

Nguồn: Chinese investment in Eurasia is not always smooth”, The Economist, 06/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Nếu có một nơi nào dọc theo Vành đai và Con đường được hưởng lợi từ sự hào phòng của Trung Quốc, thì đó chính là Pakistan. Đất nước này được coi là đồng minh duy nhất của Trung Quốc, một đối tác trên sườn Tây dễ bị tổn thương của nước này, và cũng là nhân tố giúp Trung Quốc cân bằng lại Ấn Độ. Trung Quốc đã trao cho các nhà khoa học Pakistan bí quyết và vật liệu để chế tạo bom nguyên tử. Hai nước từ lâu đã lũ lượt đưa ra những tuyên bố về một tình hữu nghị còn “cao hơn cả dãy Himalaya”. Vì vậy, mặc dù việc cấp vốn cho các dự án BRI ở khắp nơi đã chậm lại trong năm qua (xem biểu đồ), Pakistan dường như vẫn là nơi BRI cắm rễ một cách tự nhiên. Continue reading “Mặt trái của những dự án Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa”

Thế giới hôm nay: 16/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Phiến quân Houthi tại Yemen tuyên bố nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào hai cơ sở thuộc sở hữu Saudi Aramco, công ty dầu mỏ quốc doanh của Ả Rập Saudi. Các vụ tấn công đã làm gián đoạn hơn một nửa tổng năng lực sản xuất dầu của nước này, tương đương 6% sản lượng toàn cầu. Hai vụ tấn công này sẽ tạo bất ổn trên thị trường dầu mỏ và sẽ làm leo thang căng thẳng giữa Iran và Mỹ, nước đổ lỗi cho Tehran về các cuộc tấn công.

Lễ tang cựu tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe đã diễn ra tại sân vận động thể thao quốc gia Harare. Người tham dự chưa đầy một nửa khán đài; hầu hết người dân Zimbabwe quá bận rộn đối phó với tình trạng thiếu nhiên liệu và nước uống nên chẳng có thời giờ thương tiếc sự ra đi của ông. Kế hoạch chôn cất ban đầu dự kiến vào Chủ nhật đã bị hoãn lại vì gia đình ông Mugabe muốn lăng của ông phải được xây dựng xong từ trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/09/2019”

18/05/1974: Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ hạt nhân

Nguồn: India joins the nuclear club, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, tại sa mạc Rajasthan gần thành phố Pokhran, Ấn Độ đã kích nổ thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình, một quả bom phân hạch có sức công phá tương đương với quả bom nguyên tử mà Mỹ từng thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Vụ thử nghiệm diễn ra đúng vào ngày kỷ niệm Giác ngộ của Đức Phật, và Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã nhận được thông điệp “Đức Phật đã mỉm cười” từ các nhà khoa học tại địa điểm thử nghiệm sau khi vụ nổ thành công. Continue reading “18/05/1974: Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ hạt nhân”

Tại sao Kashmir là điểm nóng trong quan hệ Ấn Độ – Pakistan

Nguồn: Why Kashmir is the flashpoint for Indo-Pakistani confrontations”, The Economist, 01/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những ngày gần đây đã chứng kiến ​​một cuộc đối đầu nguy hiểm nhất giữa Pakistan và Ấn Độ trong hai thập niên qua. Một vụ đánh bom tự sát ở Kashmir (bởi một người Kashmir Ấn Độ), tiếp theo là các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng của các máy bay chiến đấu Ấn Độ và Pakistan, đã khiến hai cường quốc có vũ khí hạt nhân đứng trước bờ vực của một cuộc đối đầu thảm khốc. Tại sao Kashmir là điểm nóng giữa hai nước? Continue reading “Tại sao Kashmir là điểm nóng trong quan hệ Ấn Độ – Pakistan”

Trung Quốc: Cái gai của Ấn Độ ở Pakistan

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s China Problem in Pakistan”, Project Syndicate, 04/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Người ta chỉ có thể hy vọng rằng những căng thẳng mới nhất giữa Ấn Độ và Pakistan, vốm nổ ra sau một cuộc tấn công khủng bố vào tháng trước giết chết hơn 40 cảnh sát bán quân sự Ấn Độ và làm bị thương một số người khác ở quận Pulwama của bang Jammu và Kashmir, sẽ được giải quyết một cách hòa bình. Nhưng dù cuộc khủng hoảng đang diễn ra có kết thúc như thế nào đi nữa, cuộc xung đột giữa hai nước đã đưa ra ánh sáng một nhân tố thứ ba: Trung Quốc.

Vụ tấn công mới nhất ở Jammu và Kashmir, giáp biên giới Pakistan, đã đặt ra những câu hỏi mới về việc Trung Quốc tiếp tục bảo vệ tổ chức khủng bố Jaish-e-Mohammed (JeM) có trụ sở ở Pakistan. JeM đã nhanh chóng tuyên bố đứng đằng sau vụ đánh bom, được thực hiện bởi một kẻ đánh bom liều chết 21 tuổi, người đã kích nổ khoảng 300 kg RDX trong một cuộc tấn công vào một đoàn xe cảnh sát gồm 78 xe. Continue reading “Trung Quốc: Cái gai của Ấn Độ ở Pakistan”

Bài toán khó của Mỹ trong quan hệ với Pakistan

Nguồn: Richard N. Haass, “The Pakistan Conundrum?”, Project Syndicate, 12/01/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Harold Brown, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, được cho là đã mô tả cuộc chạy đua vũ trang giữa Hoa Kỳ và Liên Xô như sau: “Khi chúng ta phát triển vũ khí, họ cũng phát triển. Khi chúng ta dừng lại, họ vẫn tiếp tục.”

Dưới góc nhìn của chính phủ Mỹ, thực trạng mối quan hệ với Pakistan có sự tương đồng đáng kể. Khi chúng ta ủng hộ Pakistan, họ làm những việc chúng ta không muốn; và khi chúng ta trừng phạt Pakistan, họ vẫn làm những điều trái ý chúng ta.

Còn đối với Pakistan, quá khứ quan hệ song phương đa phần là câu chuyện của những phản bội lặp đi lặp lại, trong đó điển hình là việc Mỹ trở nên gần gũi với Pakistan rồi đột nhiên cắt viện trợ bất cứ lúc nào giới lãnh đạo nước này thấy cần thiết. Continue reading “Bài toán khó của Mỹ trong quan hệ với Pakistan”

20/02/1976: SEATO giải thể

Nguồn: SEATO disbands, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, sau 22 năm hoạt động, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) đã kết thúc hoạt động quân sự cuối cùng và lặng lẽ ngưng hoạt động. SEATO là một trong các tường thành của chính sách Chiến tranh Lạnh của Mỹ ở châu Á, nhưng chiến tranh Việt Nam đã gây tổn hại đến tính gắn kết của tổ chức này và đặt câu hỏi về tính hiệu quả của nó.

SEATO được thành lập vào năm 1954 trong một cuộc họp ở Manila dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles. Tám quốc gia – Mỹ, Pháp, Anh, Australia, New Zealand, Philippine, Thái Lan và Pakistan – đã cùng nhau tham gia vào tổ chức quốc phòng khu vực để “ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á.” Continue reading “20/02/1976: SEATO giải thể”

16/11/1988: Benazir Bhutto trở thành lãnh đạo Pakistan

Nguồn: Benazir Bhutto elected leader of Pakistan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, tại Pakistan, người dân đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử mở đầu tiên sau hơn một thập niên, và chọn ứng viên dân túy, Benazir Bhutto, con gái của cựu lãnh đạo Pakistan, Zulfikar Ali Bhutt, làm Thủ tướng. Bà là người phụ nữ đầu tiên trở thành lãnh đạo của một quốc gia Hồi giáo trong lịch sử hiện đại.

Sau khi Tướng Mohammed Zia-ul-Haq lên nắm quyền ở Pakistan trong một cuộc đảo chính quân sự vào năm 1977, Zulfikar Bhutto đã bị đưa ra xét xử và kết án tử hình vì cáo buộc đã ra lệnh cho một vụ ám sát vào năm 1974. Benazir Bhutto đã thường xuyên phải chịu đựng các cuộc bắt bớ tại nhà riêng trong bảy năm tiếp theo. Năm 1984, bà trốn sang Anh, nơi bà trở thành lãnh đạo đảng cũ của cha mình, Đảng Nhân dân Pakistan (PPP). Continue reading “16/11/1988: Benazir Bhutto trở thành lãnh đạo Pakistan”

Học thuyết quân sự ‘Cold Start’ của Ấn Độ là gì?

Nguồn:What is India’s “Cold Start” military doctrine”, The Economist, 31/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tại sao tổng tư lệnh quân đội Ấn Độ lại đang nói về các biện pháp răn đe sau nhiều năm chính thức bác bỏ?

Tháng 01/2017, Ấn Độ tổ chức kỷ niệm Ngày Cộng hòa lần thứ 68, với điểm nổi bật là một cuộc diễu hành công phu để thể hiện sức mạnh quân sự của mình (hình). Những người lính diễu binh và những chiếc xe tăng lăn dọc đường Rajpath, đường phố chính của các nghi lễ tại New Delhi, trong khi Tổng thống Ấn Độ, Pranab Mukherjee, và vị khách danh dự của năm nay, Hoàng tử Sheikh Mohammed bin Zayed al Nahyan của Abu Dhabi, đứng chứng kiến. Những chiếc máy bay tiêm kích gầm rú phía trên đầu.

Màn trình diễn thường niên năm nay đặc biệt nổi bật, diễn ra chỉ ba tuần sau khi Bipin Rawat, tổng tư lệnh quân đội mới của Ấn Độ, thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn về sự tồn tại của học thuyết quân sự “Cold Start” (tạm dịch, “Khởi đầu lạnh”) của nước này. Vậy học thuyết này là gì, và tại sao Tướng Rawat, người nhậm chức vào ngày 31/12/2016, lại công khai đề cập đến nó? Continue reading “Học thuyết quân sự ‘Cold Start’ của Ấn Độ là gì?”

23/02/1955: Hội đồng SEATO nhóm họp lần đầu tiên

Nguồn: First council meeting of SEATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, trong cuộc họp hội đồng đầu tiên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), Ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố Mỹ cam kết bảo vệ khu vực khỏi sự xâm lăng của cộng sản. Cuộc họp và sự tham gia của Mỹ vào SEATO đã trở thành cơ sở để nước này hoạt động tích cực hơn tại Việt Nam.

SEATO được thành lập tại Manila năm 1954, trong một cuộc họp mà Dulles đứng ra kêu gọi. Sau đó, Mỹ, Anh, Pháp, Úc, New Zealand, Thái Lan, Pakistan và Philippines trở thành các thành viên của tổ chức phòng thủ khu vực này. Mỹ thành lập SEATO chủ yếu là để phản ứng trước “tình hình đang xấu đi” tại Đông Nam Á. Continue reading “23/02/1955: Hội đồng SEATO nhóm họp lần đầu tiên”

27/12/2007: Benazir Bhutto bị ám sát

Nguồn: Pakistani politician Benazir Bhutto assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2007, bà Benazir Bhutto, cựu Thủ tướng Pakistan, đồng thời là nữ lãnh đạo dân cử đầu tiên tại một quốc gia Hồi giáo, đã bị ám sát ở tuổi 54 tại thành phố Rawalpindi, Pakistan. Là một nhân vật hay gây chia rẽ ở cả trong và ngoài nước, bà Bhutto đã dành 30 năm đấu tranh để tồn tại trong chính trường hỗn độn của Pakistan. Đối với nhiều người ủng hộ bà, Bhutto là hy vọng lớn nhất về một nhà lãnh đạo dân chủ và bình đẳng trong một quốc gia đã bị chia rẽ bởi tham nhũng chính trị và Hồi giáo cực đoan.

Sinh ra trong một gia đình địa chủ giàu có vào năm 1953, Bhutto đã lớn lên trong thế giới của giới tinh hoa chính trị Pakistan. Bà đã tốt nghiệp Đại học Harvard và Đại học Oxford. Năm 1967, Zulfikar Ali Bhutto, cha của Benazir Bhutto, trở thành người sáng lập một đảng dân túy – Đảng Nhân dân Pakistan (Pakistan Peoples Party, PPP). Ông cũng từng giữ chức Tổng thống và Thủ tướng trong giai đoạn 1971-1977, trước khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu của Tướng Mohammad Zia ul- Haq và bị buộc tội ra lệnh giết các đối thủ chính trị của mình. Continue reading “27/12/2007: Benazir Bhutto bị ám sát”

16/12/1971: Lực lượng Pakistan bị đánh bại ở Bangladesh

Nguồn: Pakistani forces defeated in Bangladesh, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1971, hai tuần sau khi Ấn Độ đưa quân vào Đông Pakistan để hỗ trợ cho phong trào độc lập tại đây, 90.000 quân Pakistan đã đầu hàng lực lượng Ấn Độ. Đông Pakistan sau đó tuyên bố trở thành nước Bangladesh độc lập.

Năm 1947, vào cuối thời kỳ cai trị của Anh ở tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Pakistan đã được tuyên bố thuộc về nước Pakistan ở phía tây, dù thực tế là hai khu vực này cách nhau hơn 1.000 dặm. Continue reading “16/12/1971: Lực lượng Pakistan bị đánh bại ở Bangladesh”

Tại sao Pakistan trở thành thánh địa khủng bố?

pak-ter

Nguồn: Brahma Chellaney, “The Pakistani Mecca of Terror”, Project Syndicate 13/10/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Gần bảy thập niên sau khi được thành lập như là nhà nước cộng hòa Hồi giáo đầu tiên của thời kỳ hậu thuộc địa, Pakistan đang ngấp nghé bên bờ vực thẳm. Nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, và các nguồn lực khan hiếm. Chính phủ thì không ổn định, không hiệu quả và gặp rắc rối với các khoản nợ. Quân đội – cùng với Cơ quan tình báo (Inter – Service Intelligence – ISI) khó kiểm soát (rogue) của mình, bao gồm mạng lưới điệp viên và cảnh sát mật của quốc gia này – được miễn trừ khỏi sự giám sát dân sự, tạo điều kiện cho lực lượng này duy trì và tăng cường các mối quan hệ của mình với khủng bố.

Một Pakistan được vũ trang hạt nhân bây giờ đang đứng trước nguy cơ trở thành một quốc gia thất bại. Nhưng thậm chí nếu nó không thất bại, mối quan hệ giữa các nhóm khủng bố và lực lượng quân đội đầy quyền lực của Pakistan làm gia tăng sự lo ngại về khủng bố hạt nhân – một mối nguy cực lớn khiến Hoa kỳ phải chuẩn bị một kế hoạch dự phòng sẵn sàng loại bỏ kho vũ khí hạt nhân đang tăng nhanh của quốc gia này nếu cần. Continue reading “Tại sao Pakistan trở thành thánh địa khủng bố?”

Vì sao Ấn Độ không thể tiếp tục nhẫn nhịn Pakistan?

ind-pak

Nguồn: Shashi Tharoor, “India Stops Turning the Other Cheek,” Project Syndicate, 11/10/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên rưỡi qua, Pakistan đã theo đuổi một chính sách chèn ép Ấn Độ mang tên “cái chết bằng ngàn vết cắt” – nhuốm máu đất nước này bằng các cuộc tấn công khủng bố liên miên, thay vì nỗ lực đối đầu quân sự công khai mà không thể giành phần thắng trước các lực lượng truyền thống ưu việt của Ấn Độ. Logic của chính sách này là Ấn Độ sẽ phản ứng một cách kiềm chế bởi Ấn Độ không có ý định chấm dứt các kế hoạch phát triển kinh tế đầy tham vọng, cũng như chính phủ nước này chưa sẵn sàng đối mặt với rủi ro chiến tranh hạt nhân.

Nhưng hình mẫu dễ đoán và lặp lại của quan hệ Ấn Độ-Pakistan đã bất ngờ bị phá vỡ hôm 29 tháng 9, khi Tổng Chỉ huy các Chiến dịch Quân sự (DGMO), Trung tướng Ranbir Singh, thông báo rằng lính đặc nhiệm Ấn Độ đã tiến hành các cuộc “tấn công phẫu thuật” (surgical strikes – các cuộc tấn công nhanh và chính xác – NBT) dọc Ranh giới Kiểm soát (LoC) ở Kashmir, đường biên giới quốc tế thực tế giữa hai nước. Continue reading “Vì sao Ấn Độ không thể tiếp tục nhẫn nhịn Pakistan?”