Đã đến lúc Việt Nam đẩy mạnh cải cách theo CPTPP

Nguồn: Nguyễn Anh Dương, “Time for Vietnam to get cracking on CPTPP reforms”, East Asia Forum, 13/01/2022.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau nhiều năm thương thảo, Việt Nam đã khép lại đàm phán Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2015. Sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định, Việt Nam đã cùng với các thành viên khác hồi sinh lại hiệp định dưới tên gọi mới, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bản thân Việt Nam là thành viên thứ bảy phê chuẩn hiệp định này.

Thái độ nhiệt tình của Việt Nam đối với CPTPP chủ yếu là vì Việt Nam muốn thúc đẩy cải cách bằng cách gây áp lực từ bên ngoài lên các nhóm lợi ích trong nước, một cách tiếp cận mà Việt Nam đã áp dụng kể từ năm 1986. Quãng đường dài từ đàm phán đến phê chuẩn đã cho phép Việt Nam xây dựng năng lực thể chế trong một số lĩnh vực, bao gồm luồng dữ liệu, doanh nghiệp nhà nước và quyền sở hữu trí tuệ. Continue reading “Đã đến lúc Việt Nam đẩy mạnh cải cách theo CPTPP”

Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China and Taiwan bids catch CPTPP chair Japan off guard”, Nikkei Asia, 30/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau khi đảng đối lập chính của Đài Loan là Quốc Dân Đảng bầu Eric Chu làm lãnh đạo mới, Tập Cận Bình, với cương vị là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gửi điện mừng, kêu gọi hai đảng hợp tác để đạt được sự thống nhất quốc gia và “tiến hành sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Quốc.”

Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phản đối Đài Loan độc lập. Dựa trên “nền tảng chính trị chung” đó, hai bên, trong những năm qua, đã có những tương tác tích cực, ông Tập nói. Continue reading “Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP?”

Giải mã đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: China’s TPP bid follows carefully scripted 300-day plan”, Nikkei Asia, 23/09/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào tuần trước, việc Trung Quốc chính thức xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, trước đây gọi là TPP, đã khiến nhiều người bất ngờ, và được coi là một động thái đột ngột của chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhưng các tài liệu xin gia nhập đã được đệ trình dựa trên một kế hoạch được lên kịch bản cẩn thận bắt đầu từ hơn 300 ngày trước.

Dù một số người đã gạt bỏ khả năng Trung Quốc được gia nhập sớm do có nhiều rào cản mà Bắc Kinh sẽ phải vượt qua để đáp ứng các tiêu chí của TPP, nhưng nếu Trung Quốc được tham gia, họ sẽ làm thay đổi động lực của hiệp định thương mại này. Continue reading “Giải mã đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc”

Tiến trình mở rộng CPTPP: Sau Vương quốc Anh sẽ là ai?

Nguồn: Deborah Elms, “The CPTPP expands”, Asian Trade Center, 03/06/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership, CPTPP) đã chính thức chấp nhận việc Vương quốc Anh khởi động tiến trình gia nhập hiệp định.

Dù đây là lần đầu tiên thỏa thuận thương mại này được mở rộng kể từ khi nó có hiệu lực, trước đó đã từng có thành viên gia nhập trong quá trình đàm phán hiệp định. Vào năm 2006, CPTPP khởi đầu chỉ với bốn thành viên (Brunei, Chile, New Zealand và Singapore). Tính đến thời điểm đạt được thỏa thuận, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP) có 12 thành viên: 4 thành viên ban đầu cộng thêm Australia, Canada, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Peru, Mỹ và Việt Nam.

Bất ngờ bị suy yếu sau khi Mỹ quyết định rút khỏi hiệp định vào đầu năm 2017, TPP đã được chuyển đổi thành CPTPP, và gần hai năm sau đó, đã chính thức có hiệu lực đối với bảy thành viên. Continue reading “Tiến trình mở rộng CPTPP: Sau Vương quốc Anh sẽ là ai?”

Nội dung, tác động và triển vọng của Hiệp định CPTPP

Nguồn: Pradumna B.Rana & Ji Xianbai, “TPP’s Resurrection: Will it Be Finally Ratified”, RSIS Commentary, 17/11/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 11 tháng 11, bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC ở Việt Nam, 11 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương quyết định tiếp tục duy trì Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mặc dù Mỹ đã rút khỏi Hiệp định này chỉ 3 ngày sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Thỏa thuận được đổi tên thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để phản ánh sự đồng thuận mới giữa các thành viên sau 4 vòng đàm phán từ khi Mỹ rút khỏi Hiệp định. Liệu CPTPP có còn là một “thỏa thuận chất lượng cao” hay không? Và liệu lần này hiệp định có được phê chuẩn hay không? Continue reading “Nội dung, tác động và triển vọng của Hiệp định CPTPP”