07/06/1692: Động đất phá hủy “thiên đường cướp biển” Jamaica

Nguồn: Earthquake destroys Jamaican pirate haven, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1692, một trận động đất lớn đã tàn phá thị trấn Port Royal khét tiếng ở Jamaica, giết chết hàng ngàn người. Các cơn chấn động cực mạnh, đi cùng với việc đất đá hóa lỏng và sóng thần do động đất, đã phá hủy toàn bộ thị trấn.

Port Royal nằm tại một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Jamaica, ở bến cảng đối diện với thủ đô Kingston ngày nay. Nhiều căn nhà nơi 6.500 cư dân sinh sống và làm việc đã được xây dựng ngay trên mặt nước. Vào thế kỷ 17, Port Royal được biết đến trên khắp Tân Thế giới là hang ổ của cướp biển, buôn lậu và các trò ăn chơi trác táng. Nó được mô tả là “thành phố xấu xa và tội lỗi nhất thế giới” và “một trong những vùng đất dâm dục nhất trong thế giới Kitô giáo.” Continue reading “07/06/1692: Động đất phá hủy “thiên đường cướp biển” Jamaica”

23/05/1701: Thuyền trưởng Kidd bị hành hình

Nguồn: Captain Kidd walks the plank, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1701, tại khu vực hành hình của London, chủ tàu vũ trang cá nhân người Anh William Kidd, thường được gọi là Thuyền trưởng Kidd, đã bị treo cổ vì tội cướp biển và giết người.

Sinh ra ở Strathclyde, Scotland, Kidd trở thành thuyền trưởng trước khi định cư ở New York năm 1690, nơi ông mua bất động sản và kết hôn. Nhiều lần ông được New York và các thuộc địa châu Mỹ khác thuê để bảo vệ bờ biển trước các tàu vũ trang của kẻ thù. Continue reading “23/05/1701: Thuyền trưởng Kidd bị hành hình”

Tại sao cướp biển Somalia đang quay trở lại?

Nguồn:Why Somali piracy is staging a comeback”, The Economist, 18/4/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau 5 năm gián đoạn, cướp biển đã bắt năm tàu ​​trong tháng vừa qua.

Từ 2008 đến 2011, vùng biển ngoài khơi Somalia là những con đường vận chuyển đường biển nguy hiểm nhất trên thế giới. Hơn 700 cuộc tấn công vào các con tàu diễn ra trong giai đoạn này. Vào đầu năm 2011, 758 thuyền viên đã bị cướp biển bắt giữ. Cướp biển đã gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vận tải biển và các chính phủ tới 7 tỷ USD vào năm 2012. Tuy nhiên, đột nhiên, việc cướp bóc bỗng dừng lại. Vụ cướp cuối cùng xảy ra đối với một tàu buôn là vào tháng 5/2012 và tình hình đó kéo dài cho đến bây giờ. Trong tháng vừa qua, đã có 5 vụ bị cướp biển được xác nhận trên Vịnh Aden, bắt đầu từ vụ bắt cóc một thủy thủ đoàn Sri Lanka của tàu chở dầu Aris 13 vào ngày 13/3 (sau đó họ đã được thả ra mà không bị đòi tiền chuộc). Sau 5 năm gián đoạn, nạn cướp biển dường như đã quay trở lại với vùng Sừng Châu Phi. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao cướp biển Somalia đang quay trở lại?”

Chống cướp biển, cướp có vũ trang ở CA-TBD: Những vấn đề đặt ra

Piracy

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Cùng với quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các lĩnh vực kinh tế biển quốc tế có sự phát triển nhanh chóng, đặc biệt là lĩnh vực vận tải biển với hệ thống tàu thuyền và lưu lượng vận tải hàng hóa ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn cho các lĩnh vực kinh tế biển quốc tế, đặc biệt là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (CÁ – TBD) đang gặp nhiều khó khăn do vấn nạn cướp biển và cướp có vũ trang cùng song hành phát triển.[1] Vậy thực trạng vấn nạn này ở khu vực như thế nào? Sự hợp tác giải quyết ra sao đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Thực trạng cướp biển, cướp có vũ trang ở khu vực CÁ – TBD

Vấn nạn cướp biển, cướp có vũ trang đã xuất hiện từ lâu gắn với quá trình phát triển của các lĩnh vực kinh tế biển như ngành hàng hải, vận tải biển… Hầu hết các vùng biển trên thế giới đều xuất hiện vấn nạn này. Continue reading “Chống cướp biển, cướp có vũ trang ở CA-TBD: Những vấn đề đặt ra”